Quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức giấy phép (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 44)

Tương ứng với mỗi giấy phép kinh doanh, các văn bản pháp luật chuyên ngành hoặc Nghị định hướng dẫn sẽ có những quy định cụ thể về điều kiện cấp phép. Đây là nội dung quan trọng nhất của một giấy phép kinh doanh, chủ thể kinh doanh căn cứ vào đó để xác định các nội dung cần chuẩn bị và cơ quan Nhà nước căn cứ theo đó để xem xét và ra quyết định cấp phép.

Mặc dù ở mỗi lĩnh vực, ngành, nghề, mỗi giấy phép đều có những đặc thù, yêu cầu riêng về điều kiện cấp phép nhưng về cơ bản, có thể phân thành các nhóm điều kiện (không phải tất cả các loại giấy phép đều yêu cầu có đủ các điều kiện này):

Thứ nhất, điều kiện tài chính. Hiện nay, điều kiện về vốn không còn là một

loại giấy phép mà được quy định như một trong số các điều kiện cấp phép. Theo đó, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ tối thiểu, vốn pháp định hoặc ký quỹ và được giám sát của cơ quan Nhà nước. Điều kiện về tài chính được pháp luật quy định nhằm đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ bồi hoàn khi xảy ra sự cố hoặc có hành vi vi phạm từ phía cung cấp dịch vụ. Qua khảo sát quy định pháp luật hiện hành, điều kiện về tài chính là điều kiện bắt buộc đối với giấy phép trong một số ngành, nghề tiêu biểu như sau:

(i) Nhóm ngành nghề kinh doanh dịch vụ lữ hành: Kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.36 Tương ứng, giấy phép trong ngành nghề kinh doanh dịch vụ lữ hành là Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Theo đó, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có điều kiện về ký quỹ tại ngân hàng là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng37; Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành có điều kiện ký quỹ là: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; 100.000.000 (một trăm triệu) đồng đối với trường hợp kinh doanh dịch

36

Điều 30 Luật Du lịch 2017

37

vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài; 100.000.000 (một trăm triệu) đồng đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.38 Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.39

(ii) Ngành, nghề kinh doanh dịch vụ bưu chính: Kinh doanh dịch vụ bưu chính được quy định tại Luật Bưu chính 2010 và Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 hướng dẫn Luật Bưu chính. Theo đó, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là giấy phép bưu chính) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp.40

Đối với Giấy phép hoạt động bưu chính, pháp luật yêu cầu doanh nghiệp phải ký quỹ. Cụ thể, đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam; Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.41

(iii) Ngoài ra, pháp luật cũng quy định điều kiện tài chính đối với nhóm ngành, nghề liên quan đến lao động. Nhóm ngành, nghề này bao gồm kinh doanh dịch vụ: việc làm, cho thuê lại lao động, đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài. Các ngành, nghề này tác động đến lợi ích công cộng thông qua việc trung gian giữa người có nhu cầu sử dụng lao động và người lao động. Theo đó, pháp luật quy định đối với Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính (sau đây viết tắt là ngân hàng).42 Đối với Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, pháp luật yêu cầu doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 1.000.000.000 đồng (một tỷ Việt Nam đồng) tại

38

Khoản 2 Điều 14, Nghị định 168/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP

39

Khoản 3 Điều 14, Nghị định 168/2017/NĐ-CP

40

Khoản 1 Điều 21 Luật Bưu chính 2010

41

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 47/2011/NĐ-CP

42

Khoản 2 Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn Khoản 3 Điều 37 và Điều 39 Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được sử dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 22 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.43

Đối với Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, pháp luật bắt buộc doanh nghiệp thực hiện ký quỹ theo mức quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ). Tiền ký quỹ được sử dụng vào mục đích thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê lại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.44 Mức tiền ký quỹ là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).45

(iv) Bên cạnh đó, ngành, nghề cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cũng bắt buộc phải đáp ứng về điều kiện tài chính. Giấy phép kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được quy định chi tiết tại Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Theo quy định tại khoản 2, Điều 13 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP, chủ thể được coi là đáp ứng điều kiện tài chính nếu đáp ứng được hai điều kiện cụ thể như sau: Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam không dưới 05 (năm) tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ do lỗi của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và thanh toán chi phí tiếp nhận và duy trì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép; Nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số đầy đủ (trong trường hợp cấp lại giấy phép).

(v) Đặc biệt, điều kiện tài chính là yêu cầu bắt buộc đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực ngân hàng. Nhóm này bao gồm các ngành, nghề liên quan đến trung

43 Điều 10, Nghị định 38/2020/NĐ-CP 44 Điều 15, Nghị định 145/2020/NĐ-CP 45 Khoản 2 Điều 21. Nghị định 145/2020/NĐ-CP

gian thanh toán như ngân hàng, tín dụng, ngoại hối, vàng, in tiền, đúc tiền. Các ngành, nghề được quy định cụ thể tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Theo đó, điều kiện tài chính để đáp ứng điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là phải có vốn điều lệ tối thiểu 50 tỷ đồng.46 Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện về tài chính như sau: Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế). Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.47 Theo quan điểm tác giả, việc quy định điều kiện tài chính đối với nhóm ngành này là hợp lý. Các hoạt động liên quan đến tín dụng, tiền, vàng đòi hỏi phải có sự sàng lọc về năng lực tài chính nhằm đảm bảo các chủ thể có đủ điều kiện tham gia thị trường. Lợi ích công cộng trong nhóm ngành, nghề này thể hiện ở việc quyền lợi của các doanh nghiệp, người gửi tiền, người mua bán, trao đổi vàng có thể bị ảnh hưởng nếu chủ thể kinh doanh không đủ năng lực tài chính, có hành vi vụ lợi hoặc gian lận. Nhìn rộng hơn, các ngành, nghề này có tác động đến cả nền tài chính của quốc gia. Do đó, việc pháp luật quy định điều kiện tài chính đối với nhóm ngành, nghề này là hợp lý

Thứ hai, điều kiện về phương án kinh doanh: Cơ quan Nhà nước yêu cầu khi

nộp hồ sơ cấp Giấy phép, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh cụ thể. Phương án kinh doanh của doanh nghiệp phải nêu rõ hình thức cung ứng dịch vụ, sản xuất và tính khả thi của phương án kinh doanh. Phương án kinh doanh yêu cầu bắt buộc với một số ngành, nghề cụ thể như sau:

(i) Ngành nghề kinh doanh dịch vụ bưu chính. Theo đó, trường hợp cấp Giấy phép bưu chính, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh nêu rõ phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác; Phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế - xã hội của phương án thông qua các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí, số lượng lao động, thuế nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong 03 năm tới kể từ năm đề nghị cấp phép.48

46

Điểm c, khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP

47

Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP

48

(ii) Ngành nghề kinh doanh dịch vụ viễn thông. Kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định tại Luật Viễn thông 2009 và Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 hướng dẫn Luật Viễn Thông. Doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.49 Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.50 Theo quy định pháp luật, chủ thể đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông nội bộ phải có kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Dự báo và phân tích thị trường; phương án kinh doanh; doanh thu; tổng kinh phí đầu tư và phân bổ kinh phí cho từng năm; hình thức đầu tư, phương án huy động vốn; nhân lực.51

(iii) Nhóm ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận tải. Theo đó, trường hợp cấp giấy phép liên quan đến hàng không, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển với các nội dung cụ thể: Đánh giá nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường; Đánh giá thực tiễn và mức độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên thị trường; Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không, chiến lược phát triển đội tàu bay và kế hoạch phát triển kinh doanh của 05 năm đầu kể từ ngày khai thác.52 Bên cạnh đó, đối với trường hợp vận tải hàng hóa nguy hiểm, pháp luật bắt buộc doanh nghiệp phải có phương án tổ chức vận chuyển, hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển, biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng hoá nguy hiểm và phương án ứng phó sự cố tràn dầu (áp dụng đối với trường hợp vận tải xăng dầu trên đường thủy nội địa)”53; Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố trong vận tải hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm; Phương án làm sạch phương tiện và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận tải theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.54

(iv) Nhóm ngành nghề kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình có trả tiền. Nhóm ngành nghề này được điều chỉnh bởi Luật Báo chí và Nghị định

49

Khoản 23 Điều 3 Luật Viễn thông 2009

50

Khoản 1 Điều 34 Luật Viễn thông 2009

51

Điểm đ, khoản 1 Điều 23 Nghị định 23/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, khoản 5, Điều 1 Nghị định số 81/2016/NĐ-CP

52

Điều 9 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 89/2019/NĐ-CP

53

Điểm đ, khoản 1, Điều 17 Nghị định 42/2020/NĐ-CP

54

06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Theo đó, điều kiện để được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền là phải có các phương án: Bố trí nguồn nhân lực; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật; dự báo và phân tích thị trường dịch vụ; kế hoạch kinh doanh và giá cước dịch vụ, dự toán chi phí đầu tư và chi phí hoạt động ít nhất trong 2 (hai) năm đầu tiên; văn bản chứng minh vốn điều lệ hoặc văn bản giá trị tương đương đáp ứng yêu cầu triển khai cung cấp dịch vụ theo dự toán; Có phương án cung cấp dịch vụ phù hợp với quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình, quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình và các quy hoạch khác trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử.55

(v) Ngành, nghề kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán. Theo đó, doanh nghiệp kinh doạnh dịch vụ trung gian thanh toán phải có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại Điều lệ hoạt động của tổ chức, trong đó tối thiểu phải có các nội dung: Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép; cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp; quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình cung ứng dịch vụ.56

Thứ ba, điều kiện về nhân sự: Chủ thể xin cấp giấy phép phải đáp ứng điều

kiện về nhân sự theo quy định. Điều kiện nhân sự thường liên quan đến chứng chỉ, bằng cấp của người đứng đầu hoặc người phụ trách chuyên môn nghiệp vụ. Pháp luật quy định điều kiện nhân sự đối với một số ngành nghề cụ thể như sau:

(i) Ngành nghề kinh doanh dịch vụ việc làm. Theo đó, đối với Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp phải có phải đảm bảo số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài57

và người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức giấy phép (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)