Về thời hạn có hiệu lực của giấy phép

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức giấy phép (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 96)

3.2.1. Quy định của pháp luật

Thời hạn có hiệu lực của giấp phép kinh doanh được hiểu là khoảng thời gian từ ngày chủ thể kinh doanh được cơ quan Nhà nước cấp phép cho hoạt động kinh doanh có yêu cầu giấy phép đến ngày giấp phép này hết hiệu lực, chủ thể kinh doanh nếu muốn tiếp tục hoạt động phải gia hạn hoặc đề nghị cấp phép lại.

Qua nghiên cứu quy định pháp luật về thời hạn của giấy phép, thời hạn của giấy phép có một số đặc điểm cụ thể như sau:

Thứ nhất, thời hạn có hiệu lực của giấy phép kinh doanh theo pháp luật hiện

hành rất đa dạng, cụ thể như sau:

(i) Giấy phép có thời hạn ngắn, ví dụ như Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm chỉ có giá trị từng chuyến (hiệu lực một lần) hoặc theo thời kỳ nhưng không quá 24 tháng. Hoặc Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu chất phóng xạ sử dụng trong y học hạt nhân, ứng dụng đánh dấu đồng vị phóng xạ có thời hạn 12 tháng và được cấp cho nhiều chuyến hàng. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và chất phóng xạ khác có thời hạn 06 tháng và được cấp cho từng chuyến hàng.91

(ii) Giấy phép có thời hạn trung bình: Phần lớn giấy phép kinh doanh có thời hạn trung bình 3 năm, 5 năm hoặc 10 năm, ví dụ như Giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ có thời hạn 05 năm.92

(iii) Giấy phép có thời hạn dài, ví dụ Giấy phép hoạt động điện lực đối với Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc

91

Khoản 1 Điều 25 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN

92

phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có thời hạn 20 năm.93

(iv) Một số ít giấy phép kinh doanh không quy định thời hạn hiệu lực như Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Thứ hai, thời hạn có hiệu lực của giấy phép không phải là nội dung bắt buộc

thể hiện trên giấy phép. Theo khoản 5, Điều 7 LĐT 2020 quy định thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có). Với chú thích “nếu có” đồng nghĩa với thời hạn có hiệu lực của giấy phép không phải lúc nào cũng có và đương nhiên nếu không có thì không thể ghi nhận trên giấy phép.

Thứ ba, hình thức quy định thời hạn của giấy phép không đồng nhất. Nhiều

văn bản pháp luật quy định giấy phép kinh doanh và điều kiện cấp phép (đồng thời là điều kiện đầu tư kinh doanh) tại Nghị định, Luật cho đúng với yêu cầu của LĐT nhưng lại tách quy định về thời hạn có hiệu lực, cơ chế quản lý sau cấp phép, trình tự, thủ tục sang Thông tư. Ví dụ như Giấy phép hoạt động điện lực:

(i) Tên giấy phép - hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh thì quy định tại Luật Điện lực 2004;

(ii) Điều kiện cấp phép thì quy định sang Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP và Nghị định 17/2020/NĐ-CP);

(iii) Trình tự, thủ tục, thời hạn, cơ chế quản lý sau cấp phép lại quy định tại Thông tư 21/2020/TT-BCT

3.2.2. Một số vướng mắc, bất cập

Thứ nhất, phần lớn giấy phép kinh doanh đều có thời hạn nhưng căn cứ để định lượng ra thời hạn này thì chưa được nhắc đến. Nhiều giấy phép yêu cầu chi phí đầu tư ban đầu cho cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị rất lớn nhưng thời hạn giấy phép chỉ có 3 năm, 5 năm trong khi điều kiện, trình tự, thủ tục gia hạn hoặc cấp lại thì thực hiện như như cấp phép mới (như Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã phân tích). Điều này không chỉ tăng chi phí tuân thủ pháp luật mà còn đẩy chủ thể kinh doanh đối mặt với rủi ro pháp lý do giấy phép không được gia hạn hay cấp lại (điều kiện cấp phép đã thay đổi hay

93

chỉ đơn giản là cơ quan cấp phép cần lấy ý kiến của cơ quan khác dẫn đến kéo dài thời gian cấp phép).

Thứ hai, quy định giấy phép kinh doanh và điều kiện cấp phép (đồng thời là

điều kiện đầu tư kinh doanh) tại Nghị định, Luật cho đúng với yêu cầu của LĐT nhưng lại tách quy định về thời hạn có hiệu lực, cơ chế quản lý sau cấp phép, trình tự, thủ tục sang Thông tư là chưa hợp lý. Cách quy định nêu trên rất dễ dẫn đến nhầm lẫn là giấy phép không có thời hạn.

Thứ ba, tồn tại mâu thuẫn về mục đích giữa cơ chế quản lý sau cấp phép và

thời hạn của giấy phép. Theo đó, cơ chế quản lý sau cấp phép là hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước đối với chủ thể kinh doanh sau khi được cấp giấy phép kinh doanh. Nội dung này thường được quy định trong phần trách nhiệm của cơ quan cấp phép hoặc đôi khi quy định riêng trong thủ tục cấp phép. Ví dụ Giấy phép hoạt động điện lực quy định cơ chế quản lý sau cấp phép trong phần trách nhiệm của cơ quan cấp phép tại Điều 13 Thông tư 21/2020/TT-BCT. Sở dĩ tác giả nhận định tồn tại mâu thuẫn về mục đích giữa cơ chế quản lý sau cấp phép và thời hạn của giấy phép là vì nếu cơ quan quản lý Nhà nước đã có các hoạt động kiểm tra, giám sát mang tính định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá chủ thể kinh doanh có còn phù hợp hay đáp ứng được điều kiện cấp phép hay không thì việc quy định thời hạn giấy phép là không cần thiết đối với mục tiêu đảm bảo lợi ích công cộng. Nếu chủ thể kinh doanh còn đáp ứng các điều kiện theo quy định thì cứ tiếp tục kinh doanh, không đáp ứng, vi phạm hoặc không hoạt động nữa thì thu hồi giấy phép.

Thứ tư, thời hạn giấy phép có thể bị chấm dứt trước thời điểm giấy phép bị

hết hạn. Theo đó, giấy phép có thể bị hết hiệu lực do bị thu hồi. Ví dụ như trường hợp Giấy phép kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động, doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây: a) Chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động theo đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại; b) Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản; c) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này; d) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép; đ) Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; e) Doanh nghiệp cho thuê lại có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa

chữa nội dung giấy phép đã được cấp hoặc sử dụng giấy phép giả.94 Hoặc trường hợp Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng bị thu hồi giấy phép khi xảy ra một trong các trường hợp sau: a) Không triển khai cung cấp dịch vụ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp phép mà không có lý do chính đáng; b) Bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật có liên quan; c) Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đã hết hạn; d) Không nộp đầy đủ phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số trong 12 tháng; đ) Không khắc phục được các điều kiện tạm đình chỉ quy định tại khoản 1 Điều 17 sau thời hạn tạm dừng ấn định bởi cơ quan nhà nước; e) Doanh nghiệp không muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ.95 Qua hai ví dụ trên có thể thấy rằng, ngoài việc giấy phép kinh doanh không được cấp lại hoặc không được gia hạn, thu hồi giấy phép là trường hợp chấm dứt hiệu lực giấy phép đặc biêt và cần thiết khi chủ thể kinh doanh không muốn tiếp tục kinh doanh hoặc có những vi phạm nghiêm trọng.

Thứ năm, khi giấy phép hết hạn hoặc bị chấm dứt thời hạn do thu hồi, không

cấp lại hoặc không được gia hạn, doanh nghiệp phải thực hiện một số trách nhieemjphaps lý nhất định. Theo đó, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không gia hạn hoặc không cấp lại hoặc thu hồi giấy phép, doanh nghiệp cho thuê lại thực hiện thanh lý toàn bộ các hợp đồng cho thuê lại lao động đang thực hiện, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại và bên thuê lại theo quy định của pháp luật lao động, đồng thời đăng công khai nội dung chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động trên ít nhất một báo điện tử được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.96

3.2.3. Một số kiến nghị

Trên cơ sở phân tích các bất cập trong quy định của pháp luật, tác giả kiến nghị: thống nhất hình thức quy định thời hạn có hiệu lực của giấy phép theo đúng yêu cầu của LĐT, chấm dứt tình trạng quy định rải rác mỗi văn bản quy định một phần nội dung của giấy phép. Để làm được việc này, Chính phủ chỉ đạo các Bộ rà soát lại văn bản quy phạm pháp luật quy định về giấy phép, yêu cầu chấm dứt tình

94 Khoản 1 Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP 95 Điều 18 Nghị định 130/2018/NĐ-CP 96 Điều 29 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP

trạng quy định rải rác mỗi văn bản quy định một phần nội dung của giấy phép, đồng thời yêu cầu các Bộ báo cáo và tham mưu cho Chính phủ chuyển các quy định hợp lý về Nghị định, Luật, thống nhất kết cấu văn bản, toàn bộ nội dung ngành, nghề yêu cầu giấy phép, điều kiện cấp phép, trình tự, thủ tục, thời hạn và cơ chế quản lý sau cấp phép phải được quy định cùng một văn bản quy phạm pháp luật, thuận tiện cho việc tra cứu, tìm hiểu của người dân và doanh nghiệp.

Kết luận Chƣơng 3

Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về quy trình cấp giấy phép, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, hồ sơ cấp phép đa dạng tùy thuộc vào đặc thù của từng loại giấy

phép. Tuy nhiên, nhìn chung hồ sơ cấp phép có thể phân thành bốn loại cụ thể như sau: Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép kinh doanh; Hồ sơ đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi giấy phép kinh doanh; Hồ sơ cấp lại do hết hạn (gia hạn); Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh do bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy dưới hình thức khác.

Thứ hai, quy định pháp luật về hồ sơ cấp phép đã có nhiều cải tiến nhằm đơn

giản hóa thủ tục hành chính và thuận tiện cho các chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, quy định pháp luật về hồ sơ cấp phép vẫn còn tồn tại một số bất cập, nhất là các vấn đề liên quan đến cách thức quy định chưa thống nhất, trường hợp giấy phép mất do bị trộm, cắp, bị hỏa hoạn, thiên tai. Để khắc phục bất cập, cần rà soát lại những quy định về hồ sơ cấp phép, đảm bảo đủ các nội dung gồm cấp mới, cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại do bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy dưới hình thức khác, cấp lại do hết hạn.

Thứ ba, trình tự cấp phép là các bước chủ thể kinh doanh cần thực hiện để được cấp giấy phép kinh doanh, kèm theo đó là thời hạn để chủ thể đề nghị cấp phép hoàn thiện hồ sơ và cơ quan quản lý Nhà nước phản hồi và xử lý hồ sơ. Quy định pháp luật về trình tự cấp phép vẫn còn một số bất cập, làm lãng phí thời gian của cơ quan Nhà nước và người dân. Để hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự cấp phép cần rà soát lại trình tự cấp phép, thiết kế thời hạn cho cơ quan Nhà nước xử lý hồ sơ phù hợp với khối lượng công việc thực hiện.

Thứ tư, thời hạn của giấy phép đa dạng, bao gồm giấy phép có thời hạn ngắn,

giấy phép có thời hạn trung bình và giấy phép có thời hạn dài. Hiện tại vẫn chưa có cơ sở khoa học nào làm căn cứ để xác định thời hạn của giấy phép. Do đó, để hoàn thiện quy định pháp luật về thời hạn có hiệu lực của giấy phép, cần ban hành các tiêu chí cụ thể để xác định thời hạn giấy phép trên cơ sở khoa học. Bên cạnh đó, cần thống nhất hình thức quy định thời hạn có hiệu lực của giấy phép theo đúng yêu cầu của LĐT, chấm dứt tình trạng quy định rải rác mỗi văn bản quy định một phần nội dung của giấy phép.

KẾT LUẬN

Điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức giấy giấy phép hay giấy phép kinh doanh là một trong những công cụ quản lý nền kinh tế hữu hiệu được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong đó, vai trò của giấy phép kinh doanh là bảo vệ các lợi ích công cộng trước những rủi ro mang tính chất phòng ngừa cao, gây hậu quả nghiêm trọng mà chi phí khắc phục rất lớn hoặc không khắc phục được, vai trò của cơ quan Nhà nước là chủ thể quản lý kinh tế - xã hội thực hiện hoạt động tiền kiểm đối với chủ thể kinh doanh nhằm đảm bảo họ đã thỏa mãn các điều kiện theo yêu cầu của pháp luật và xác nhận, chấp thuận bằng văn bản. Đây là tiền đề vô vùng quan trọng để nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo hài hòa các lợi ích về kinh tế, xã hội, con người.

Giai đoạn hậu gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế giới WTO đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua hàng loạt các cuộc cải cách, mà điển hình là cải cách trong pháp luật về điều kiện kinh doanh nói chung và giấy phép kinh doanh nói riêng, qua đó đã cắt giảm một phần rất lớn các điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, “trả quyền tự do kinh doanh” cho người dân ở rất nhiều ngành, nghề.

Nhìn chung, quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dưới hình thức giấy phép đã có nhiều cải tiến theo hướng hoàn thiện, góp phần bảo vệ lợi ích công cộng trong một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Điều đó được thể hiện qua quy định về điều kiện và thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh; Quy định về quy trình cấp giấy phép kinh doanh.

Tuy nhiên, pháp luật về điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, khiếm khuyết. Từ tính hợp lý trong việc xác định các ngành, nghề thực sự cần áp dụng giấy phép kinh doanh, các điều kiện cấp phép có đảm bảo cho mục tiêu “vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” và hàng loạt các nội dung rất cụ thể khác như hồ sơ, trình tự, thẩm quyền cấp phép, thời hạn giấy phép,… thậm chí cả hình thức quy định, triển khai nội dung của văn bản quy phạm pháp luật về giấy phép kinh doanh sao cho hợp lý, rõ ràng, thuận tiện cho tra cứu và tìm hiểu cũng là vấn đề cần lưu tâm. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh và quyền tự do kinh doanh của người dân đã được Hiến pháp công nhận.

Với mong muốn hệ thống pháp luật của nước nhà ngày càng hoàn thiện hơn, môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ngày càng thuận lợi và trên hết quyền tự do kinh doanh của người dân được đảm bảo trong điều kiện hài hòa với các lợi ích

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức giấy phép (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)