Mối quan hệ giữa điều kiện đầu tƣ kinhdoanh dƣới hình thức giấy phép

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức giấy phép (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 28)

Quyền tự do kinh doanh có thể được hiểu là khả năng hành động, khả năng được lựa chọn và quyết định, một cách có ý thức của cá nhân hay doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến và trong hoạt động kinh doanh29. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam và đa phần các quốc gia trên thế giới đều theo xu hướng công nhận quyền tự do trong kinh doanh của mọi tổ chức, cá nhân và khẳng định quyền tự do kinh doanh vẫn phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.30 Theo đó, từ lâu quyền tự do kinh doanh đã được thừa nhận rộng rãi trong các văn bản pháp luật quốc tế, điển hình như Điều 25 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966. Ở góc độ pháp luật quốc gia, pháp luật của nhiều quốc gia cũng ghi nhận quyền tự do kinh doanh. Ví dụ như tại Đoạn 2 Điều 4 Hiến pháp 1947 của Italia khẳng định “mỗi công dân có nghĩa vụ, tùy theo năng lực và sự lựa chọn của cá nhân, tiến hành một hoạt động hoặc thực hiện một chức năng để

đóng góp cho cơ sở vật chất và sự tiến bộ tinh thần của xã hội”. Điều 22 của Hiến

pháp Poland 1997 quy định: “Các giới hạn quyền tự do thực hiện hoạt động kinh tế chỉ có thể được áp dụng bởi luật và chỉ có thể vì các lý do công cộng quan trọng.

Riêng ở Việt Nam, Hiến pháp 1992 lần đầu tiên đã hiến định nguyên tắc bảo vệ quyền tự do kinh doanh của công dân. Đến Hiến pháp 2013, quyền tự do kinh doanh được quy định tại Điều 33, theo đó “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” Đây là một bước tiến quan

29

Mai Hồng Quỳ (2012), Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam, NXB Lao động, tr.54

30

Lê Quang Quân (2017), Quy định pháp luật về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.10

trọng khi đồng thời khẳng định quyền tự do kinh doanh của mọi người (mọi tổ chức, cá nhân) đồng thời cũng khẳng định quyền tự do kinh doanh phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Cụ thể hoá quy định về quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp 2013, LDN 2014 và LĐT 2014 khẳng định “doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong

những ngành, nghề mà luật không cấm” và “Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt

động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”. LDN năm

2014 và LĐT năm 2014 đã được xây dựng với cách tiếp cận về quyền tự do kinh doanh theo hướng đơn giản hóa điều kiện, thủ tục cấp phép, dỡ bỏ hàng loạt hạn chế, bất cập của quy định cũ, mở rộng các nhóm quyền tự quyết của doanh nghiệp. Một điểm nổi bật là hướng tiếp cận mới liệt kê một số ngành nghề cấm kinh doanh, ngoài các ngành nghề này, mọi chủ thể đều có quyền kinh doanh. Ngoài ra, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì cần phải thống kê rõ ràng, minh bạch trong cùng một danh mục để các chủ thể biết và tuân thủ.

Tiếp thu tinh thần của Hiến pháp 2013, LDN 2014 và LĐT 2014, LDN 2020 và LĐT 2020 tiếp tục khẳng định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh, đầu tư ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Việc tự do kinh doanh này được thể hiện qua việc họ có toàn quyền tự chủ trong việc kinh doanh, toàn quyền lực chọn về hình thức cũng như ngành, nghề liên quan và cả những vấn đề khác liên quan như địa bàn, quy mô kinh doanh.

Như vậy, quyền tự do kinh tế nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng không thể là các quyền tự do tuyệt đối.31 Nó phải được đặt trong mối quan hệ với các quyền khác và được giới hạn trong một khuôn khổ nhất định nhằm cân bằng với các lợi ích khác. Và pháp luật là khuôn khổ, là giới hạn tốt nhất để điều tiết mối quan hệ này.

Nếu xem quyền tự do kinh doanh gắn liền với lợi ích kinh tế thì điều kiện đầu tư kinh doanh nói chung và điều kiện đầu tư kinh doanh dưới hình thức giấy phép

nói riêng, được xác định mục tiêu vì “lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,

an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”32 đại diện cho lợi ích công cộng được Nhà nước quan tâm và bảo vệ, thì có thể thấy, điều kiện đầu tư kinh

31

Phan Huy Hồng, Nguyễn Thanh Tú (2012), Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật liên minh Châu Âu và Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, tr.153 – 154

32

doanh chính là khuôn khổ, tạo nên giới hạn nhằm cân bằng lợi ích kinh tế và lợi ích công cộng. Đây là nền tảng cần thiết để một nền kinh tế xã hội phát triển có định hướng và bền vững.

Một tổ chức, cá nhân vi phạm các điều kiện đầu tư kinh doanh dưới hình thức giấy phép sẽ không được phép tiến hành đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực và nếu vẫn tiếp tục tiến hành hoạt động thì có thể bị chế tài của pháp luật. Điều này là cần thiết bởi Nhà nước ban hành pháp luật nên có quyền dùng quyền lực Nhà nước nhằm đảm bảo tính thực thi, nghiêm minh của pháp luật.

Như vậy, điều kiện đầu tư kinh doanh dưới hình thức giấy phép là vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với công tác quản lý kinh tế của Nhà nước.

Qua những phân tích nêu trên, có thể thấy ít nhất về tư tưởng lập pháp, điều kiện kinh doanh nói chung và giấy phép kinh doanh nói riêng không nhằm mục đích hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp mà chỉ nhằm bảo vệ các lợi ích công cộng mà Nhà nước quan tâm. Chúng là hai mặt của vấn đề song song tồn tại. Mặc dù điều kiện đầu tư kinh doanh dưới hình thức giấy phép được xem là một hạn chế của quyền tự do kinh doanh nhưng chúng lại không đối nghịch nhau mà còn bổ trợ cho nhau. Tự do kinh doanh càng phát triển thì các điều kiện kinh doanh sẽ được cải tiến đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của các quan hệ xã hội. Ngược lại, điều kiện kinh doanh giúp xác định ranh giới và là cơ sở của quyền tự do kinh doanh được thực hiện. Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh được phát triển, điều kiện đầu tư kinh doanh dưới hình thức giấy phép càng phải được chú trọng. Vấn đề xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dưới hình thức giấy phép là vấn đề đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho quyền tự do kinh doanh phát triển. Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dưới hình thức giấy phép càng hoàn thiện thì quyền tự do kinh doanh càng phát triển.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh theo hình thức giấy phép (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)