Khoả n1 Điều 590 BLDS năm 20.

Một phần của tài liệu Xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 31)

24

ngữ trị liệu có thể giúp khôi phục khả năng giao tiếp bằng cách hỗ trợ người bệnh sử dụng tay để thực hiện thủ ngữ, tập viết và hình thành khả năng nhận dạng chữ nổi cho người khiếm thị. Hoạt động trị liệu: Hoạt động trị liệu giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, khôi phục khả năng vận động, khôi phục thể chất, giúp xương khớp chắc khỏe, phòng ngừa tái phát. Thông thường hoạt động trị liệu sẽ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và thực hiện ở bệnh viện trong thời gian đầu. Sau đó bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện bên ngoài cộng đồng hoặc ở nhà. Vận động trị liệu: Được áp dụng cho những trường hợp chấn thương xương khớp, cột sống, gãy xương, chèn ép tủy sống hoặc/và rễ thần kinh làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh. Thông thường vận động trị liệu sẽ được áp dụng sau phẫu thuật hoặc trong quá trình điều trị nội khoa. Để phục hồi chức năng vận động, người bệnh sẽ được áp dụng những bài tập nắn chỉnh xương khớp bằng máy móc chuyên dụng hoặc bằng tay, bài tập kích thích khả năng vận động (đi bộ, bài tập kéo giãn…) để phòng ngừa teo cơ, bại liệt, tàn phế và phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân.

2.2.2. Quy định của pháp luật về xác định chi phí cho việc phục hồi chức năng bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm năng bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Bên cạnh việc chức năng bị mất do bị xâm phạm sức khỏe thì thực tế người bị xâm phạm sức khỏe có thể bị dẫn đến chức năng bị giảm sút. Đó là tình trạng thiếu hụt, bất thường về tâm lý, sinh lý, giải phẫu hoặc chức năng nào đó của cơ thể nhưng chưa đến mức bị mất chức năng. Nói cách khác, đây là bất kì sự hạn chế hay thiếu hụt, giảm sút chức năng của cơ thể gây nên bởi khiếm khuyết. Ví dụ: Giảm khả năng đi của người bị gãy chân do bị tại nạn giao thông, giảm khả năng vận động nửa người, giảm khả năng nói, đục thủy tinh thể gây hạn chế khả năng nhìn. Chức năng bị giảm sút khác với chức năng bị mất ở góc độ hồi phục, nếu được điều trị, phục hồi chức năng thì chức năng bị giảm sút có thể khôi phục lại gần với mức độ trước khi bị tổn thương. Trong khi đó chức năng bị mất thì gần như không thể khôi phục lại như ban đầu được. Việc phân loại chức năng bị giảm sút của người có sức khỏe bị xâm phạm tương tự như việc chức năng bị mất. Và giải pháp để hạn chế, khắc phục một phần thiệt hại về thể chất, tinh thần đó là việc phục hồi chức năng, trong đó mục đích, các kỹ thuật phục hồi chức năng tương tự như việc phục hồi chức năng bị mất của người có sức khỏe bị xâm phạm nhưng với mức độ nhẹ hơn. Chức năng bị giảm sút của cơ thể có thể biểu hiện như sau: Khó khăn về vận động, khó khăn về nhìn, khó khăn về nghe – nói, khó khăn về học…. Trong thực tế thường gặp những những tổn hại khiến chức năng bị giảm sút như: Ví dụ: Cắt hai

25

phần ba dạ dày, cắt ba phần tư dạ dày, cơ thể suy nhược hoặc suy nhược nhẹ; tai nghe kém (Ví dụ: Sẹo thủng màng nhĩ hay sẹo xơ dính màng nhĩ làm giảm sức nghe). Mất vận động ngôn ngữ kiểu Broca mức độ nhẹ, vừa, nặng, rất nặng, đại tiểu tiện không tự chủ không thường xuyên, khó đại tiểu tiện, bí đại tiểu tiện, hội chứng tiền đình (trung ương, ngoại vi), mất một phần đốt ngón tay, đốt ngón chân, gãy xương đòn can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác, tháo một khớp khuỷu, cụt một cẳng tay, cụt (mất) năm ngón tay của một bàn tay, cụt một cẳng chân, sẹo ở các vùng da hở khác gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sẹo một bên chi dưới, gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp, tùy theo mức độ ảnh hưởng...

*Các chi phí phục hồi chức năng bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức

khỏe bị xâm phạm:

Khi bị các tổn hại cho sức khỏe nêu trên, người bị thiệt hại thông thường phải bỏ ra các chi phí để phục hồi sức khỏe như mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ một phần chức năng của cơ thể bị giảm sút của người bị thiệt hại. Đây là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của việc suy giảm chức năng của các bộ phận trên cơ thể, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí. Đây phải là chi phí thực chi và có các chứng từ chứng minh việc chi đó như các hoá đơn, phiếu khám chữa bệnh.... và căn cứ vào điều kiện kinh tế của người gây ra thiệt hại để xác định được mức bồi thường hợp lý. Pháp luật quy định17 Chi phí hợp lý cho việc phục hồi...chức năng bị

mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại…”, cụ thể hóa quy định này, nghị quyết 03/2006 NQ/HĐTP đã xác định.18 Chi phí hợp lý cho việc... phục hồi chức năng bị

mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm:…và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có)”.

Tương tự như các chi phí phục hồi chức năng bị mất thì chi phí phục hồi chức năng bị giảm sút được xác định tương ứng với các kỹ thuật phục hồi chức năng mà người bị xâm phạm điều trị như:

Một phần của tài liệu Xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)