Bản án số 08/2018/DSST ngày 27/04/2018 của TAND huyện T, tỉnh Bình Thuận.

Một phần của tài liệu Xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 39)

33

ông đưa ra số tiền yêu cầu bồi thường chi phí cho lắp đặt làm lại răng với giá 5.000.000đ x 4 cái là 20.000.000đ là không phù hợp với chi phí thực tế. Để có cơ sở giải quyết vụ án được chính xác, Tòa án tiến hành xác minh tại Bệnh viện Tuy Phong thì chi phí toàn bộ để làm răng giả là 6.000.000đ/4 cái. Đã buộc ông Ngô Văn N và Ngô Văn T phải có trách nhiệm liên đối bồi thường cho ông Nguyễn Văn M toàn bộ chi phí điều trị, chi phí lắp đặt răng giả và các khoản chi phí hợp lý khác với số tiền là: 7.860.000đ (Bảy triệu tám trăm sáu mươi ngàn đồng). Bác một phần yêu cầu: Đòi bồi thường thiệt hại về sức khỏe (phần giá trị chênh lệch chi phí lắp đặt răng giả 20.000.000đ - 6.000.000đ = 14.000.000đ) của ông Nguyễn Văn M đối với ông Ngô Văn N và ông Ngô Văn T.

Hay vụ26 bà Nguyễn Thị Xuân P yêu cầu ông Đinh Hoàn T và ông Nguyễn Hữu B phải liên đới bồi thường toàn bộ thiệt hại về sức khỏe cho bà Phượng trong vụ tai nạn giao thông nói trên là 148.860.000 đồng, trong đó có khoản: Tiền chi phí

lắp chân giả: 65.000.000 đồng.

HĐXX đã nhận định: Bà P yêu cầu số tiền là 65.000.000 (sáu mươi năm

triệu) đồng chi phí lắp chân giả nhưng bà P chưa lắp nên chưa cung cấp được các

hoá đơn chứng từ hợp lệ, nên chưa có căn cứ để chấp nhận khoản bồi thường thường này. Vì vậy, Hội đồng xét xử tách phần yêu cầu bồi thường chi phí lắp chân giả ra để giải quyết bằng vụ án dân sự khác.

Nhận xét: Qua hai vụ án trên cho thấy, việc xác định chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại còn có sự chưa thống nhất. Trong vụ án đầu tiên thì Tòa án đã chủ động xác minh mức chi hợp lý về thay thế răng giả của nguyên đơn, trong vụ án thứ hai thì tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường mà để nguyên đơn khởi kiện trong vụ án khác khi có hóa đơn, chứng từ thay thế chân giả.

Ngoài ra, việc xác định chi phí BTTH do sức khỏe bị xâm phạm đã được quy định khả chi tiết trong BLDS 2015, nhưng với trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe dẫn đến mất các chức năng sinh lý của một người bình thường mà phải thay thế bằng răng giả, tay giả, chân giả... thì pháp luật hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê đơn thuần chứ chưa dự liệu được hết tất cả những tình huống có thể phát sinh

Một phần của tài liệu Xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)