Bản án số 07/19/HS-PT ngày 25/02/19 của TAND tỉnh Bình Thuận.

Một phần của tài liệu Xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 34)

28

cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tòa phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Lê Văn P và giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp tương tự nhưng không được chấp nhận yêu cầu chi phí phục hồi chức năng bị giảm sút vì không có tài liệu xác thực. Nội dung này được minh họa trong thực tiễn thông qua các vụ án cụ thể sau đây21: Nội dung: Ngày 14/11/2018 Đinh Hoàn T điều khiển xe mô tô biển số 86B7-323.65 chở phía sau Nguyễn Hữu B (B là chủ sở hữu xe mô tô 86B7- 323.65) điều khiển xe vượt đèn đỏ với tộ độ cao nên tông trực diện vào xe của bà P gây ra tai nạn giao thông. Hậu quả của vụ tai nạn: Làm cẳng chân trái của bà P bị gãy hở 1/3 dưới hai

xương cẳng chân trái, tắc động mạnh chày trước- sau cẳng chân trái, phải điều trị bằng cách cắt bỏ hai xương cẳng chân trái để mỏm cụt 1/3 giữa chân trái. Tỷ lệ tổn thương cơ thể là 45%. Bà P yêu cầu ông Đinh Hoàn T và ông Nguyễn Hữu B phải

liên đới bồi thường toàn bộ thiệt hại về sức khỏe cho bà P là 148.860.000 đồng, trong đó có khoản thay thế một phần chức năng vận động đã mất, cụ thể các khoản như sau: Tiền chi phí lắp chân giả: 65.000.000 đồng. Hội đồng xét xử nhận định: Số tiền là 65.000.000 (sáu mươi năm triệu) đồng chi phí lắp chân giả nhưng bà P chưa lắp nên chưa cung cấp được các hoá đơn chứng từ hợp lệ, chưa có căn cứ để chấp nhận khoản bồi thường thường này. Do vậy, HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Xuân P. Buộc ông Đinh Hoàn T và Nguyễn Hữu B phải liên đới bồi thường cho bà Nguyễn Thị Xuân P với tổng số tiền là 82.583.962đ, không chấp nhận chi phí bồi thường về chân giả là 65.000.000đ.

Kết quả khảo sát các bản án của một số Tòa án địa phương cho thấy đa số các bản án đã tính toán các khoản chi phí được bồi thường khá chi tiết, đảm bảo được quyền lợi của các bên đương sự. Có thể thấy rằng việc liệt kê cụ thể các khoản chi phí được bồi thường với các hóa đơn, chứng từ cụ thể cho người có sức khỏe bị xâm phạm như vụ án trên thì bị cáo (người gây thiệt hại) đã nhận thức rõ mức bồi thường theo đúng qui định của pháp luật, vụ án không bị kéo dài, đảm bảo tốt quyền lợi cho các bên chủ thể. Ngoài ra, đối với một số khoản không có hóa đơn như tiền xe đi lại... Tòa án đã vận dụng linh hoạt, theo mức hợp lý của địa phương để yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường là phù hợp với thực tiễn, bảo vệ được quyền lợi của người bị thiệt hại22. Nội dung: Do có mâu thuẫn từ trước, khoảng 07h00 ngày

Một phần của tài liệu Xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)