Khoả n1 Điều 590 BLDS năm 2015.

Một phần của tài liệu Xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 33)

18 Tiểu mục 1 Mục II, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

26

Y học: Sản xuất cung cấp các dụng cụ chỉnh hình, thay thế như mắt kính, tai nghe, xe lăn, máy phát âm (thường để khắc phục tình trạng tàn tật)...

Ngôn ngữ trị liệu. Hoạt động trị liệu. Vận động trị liệu.

Các yếu tố chi phối đến việc xác định chi phí phục hồi chức năng bị mất, hoặc bị giảm sút: Mức độ thiệt hại của người bị xâm phạm sức khỏe: Nhiều trường hợp người bị thiệt hại bị mất một phần cơ thể như mất một mắt, một chân, một tay, phải cắt bỏ cơ quan nội tạng, bị bệnh thần kinh do não bị tổn thương, bị tàn tạ biến dạng như những người bị thiệt hại bị tạt axít vào mặt, vào người, mất khả năng thực hiện chức năng bình thường của con người… Theo đó, người bị thiệt hại hầu như bị tàn phế, không còn khả năng tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi giải trí, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhiều người bị thiệt hại là trẻ em, phụ nữ hoạt động ở các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật… Những tổn hại nêu trên đều gây ra những đau đớn về thân thể và tâm hồn cho những người bị thiệt hại, sự đau đớn về thể xác còn kéo theo sự đau đớn, buồn chán, phiền muộn, lo lắng, ức chế, thay đổi bản chất, suy giảm niềm tin trong cuộc sống, đó chính là những tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Đối với những trường hợp này rõ ràng chi phí để bồi thường sẽ cao hơn rất nhiều so với trường hợp thông thường. Điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương: Thực tế cho thấy tùy thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội của từng địa phương mà ảnh hưởng đến việc xác định các chi phí thiệt hại. Ví dụ: Chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… ở mỗi địa phương khác nhau, địa phương các phát triển thì chi phí trên càng lớn. Do vậy việc xác định chi phí cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra còn phải tính đến hoàn cảnh gia đình (là con độc nhất, là lao động - chính), điều kiện kinh tế, độ tuổi, vị trí, khả năng của người bị thiệt hại và người phải bồi thường; tác hại của vết thương trên cơ thể, là người chưa thành niên, chưa có gia đình mà bị gây thương tích xấu xí diện mạo thì phải quyết định một khoản tiền cho thỏa đáng. Sự thỏa thuận giữa người bị thiệt hại và chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định chi phí cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm chức năng bị mất, bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Thực tiễn xét xử liên quan đến xác định chi phí cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại về sức khỏe cho thấy giai đoạn từ năm 2016 đến 2020 của TAND cho thấy các Tòa án nhân dân đã vận dụng các quy định

27

của BLDS năm 2015 và văn bản hướng dẫn là Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để giải quyết đạt kết quả tốt các yêu cầu liên quan đến cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại về sức khỏe. Cụ thể19: Ngày 05/8/2017, Trương Công L cầm rựa chém một nhát trúng vào chân trái của anh Chu Đ H, dùng tay vả liên tiếp nhiều cái vào hai tai của anh H, khiến một bên tai bị chảy máu. Lúc này, những người có mặt tại đó can ngăn thì L mới bỏ về nhà, còn H được đưa đến Bệnh viện đa khoa M sau đó chuyển đến Bệnh viện A, Tp. P điều trị vết thương. Tại Bản kết luận giám định pháp y kết luận thương tích của Chu Đ H như sau: Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT là 4,8%. Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên thiệt hại là 19%. Ngày 07/11/2017, Trương Công L đã tác động bà Nguyễn Thị Kim A là mẹ ruột của L bồi thường cho anh H 5.000.000 triệu đồng. Anh H đã nhận số tiền này, đồng thời không yêu cầu bồi thường 10.000.000đ tiền mua máy trợ thính để hỗ trợ khả năng nghe. Tại phiên tòa thì HĐXX xử phạt: Trương Công L 03 (ba) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt tạm giam 19/9/2017. Buộc bị cáo L bồi thường cho H số tiền còn lại là 10.000.000đ. Nhận xét: Bị cáo L là người có năng lực trách nhiệm hình sự và thực hiện hành vi với lỗi cố ý, gây ra thương tích nêu trên cho anh H, trong đó có tác động dẫn đến tai của anh H bị tổn thưởng, suy giảm khả năng nghe cần phải hỗ trợ máy trợ thính. Do vậy, anh H có yêu cầu bồi thường chi phí mua máy trợ thính là 10.000.000đ, có hóa đơn chứng từ xét thấy là hợp lý, cần được chấp nhận. Hoặc vụ việc20. Vào khoảng 15 giờ ngày 22/02/2018, giữa Ngô Thanh H bị Lê Văn P cầm cục gạch sẵn trên tay ném trúng mặt gây thương tích. Căn cứ Kết luận giám định pháp y về thương tích số 229/2018/TgT ngày 22/5/2018 của Trung tâm Pháp y tỉnh Bình Thuận kết luận: Ngô Thanh H bị mất răng 1.1; 1.2; 4.1; 4.2; 4.3; mẻ răng 1.3; 1.4. xếp tỷ lệ thương tích 22%. Anh H yêu cầu Lê Văn P bồi thường tiền chi phí chữa trị vết thương và tiền thẩm mỹ răng là 86.200.000 đồng. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 169/2018/HS-ST ngày 27 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết đã xử phạt bị cáo Lê Văn P 02 năm 06 tháng tù về tội cố ý gây thương tích, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án; trên cơ sở hóa đơn, chứng từ buộc P bồi thường tiền chi phí chữa trị vết thương và tiền thẩm mỹ răng là 86.200.000 đồng cho anh H. Ngày 11 tháng 12 năm 2018, bị cáo Lê Văn P kháng

Một phần của tài liệu Xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)