26 Bản án dân sự sơ thẩm số 61/2019/DSST ngày 28/11/2019 của TAND thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định chi phí cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
chức năng bị mất, bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Theo quy định tại BLDS năm 2015 và hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Chi phí hợp lý cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm:…các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
35
Theo tác giả hướng dẫn trên còn mang tính liệt kê, chưa khắc phục được những tồn tại, hạn chế từ thực tiễn tại tỉnh Bình Thuận nói riêng và ở Việt Nam nói chung như chưa bao quát hết các trường hợp phải khắc phục do chức năng bị mất, bị giảm sút. Thực tiễn cho thấy chức năng bị mất, bị giảm sút rất đa dạng, nhiều trường hợp không đơn thuần chỉ là các chức năng vận động để lắp chân, tay, răng giả mà là mất chức năng liên quan đến các cơ quan như hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa… Trong khi đó tại hướng dẫn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS năm 2015 trong dự thảo (năm 2021) Nghị quyết hướng dẫn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vẫn giữ nguyên quy định trên là chưa hợp lý, gây khó khăn cho việc áp dụng. Do vậy, tác giả kiến nghị nhà làm luật cần có những quy định rõ ràng, bao quát các chi phí phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút làm căn cứ áp dụng trong thực tiễn. Cụ thể:
“ 1.1. Chi phí hợp lý cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Các chi phí hợp lý phục vụ cho việc hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng thể chất, tâm lý hoặc đa chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có) (Ví dụ: việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ; máy trợ thính, chạy thận nhân tạo, mở thông dạ dày …).
Cần có những hướng dẫn, quy định cụ thể để khắc phục những bất cập trong việc xác định chi phí hợp lý khi khắc phục thẩm mỹ của người bị thiệt hại về sức khỏe. Trong thực tiễn, có những trường hợp bị hại không thể điều trị khắc phục được tổn hại sức khỏe (ví dụ: vì vết bỏng nặng và trên diện rộng nặng), do vậy không có cơ sở để yêu cầu bồi thường chi phí khắc phục thẩm mỹ, không có hóa đơn, chứng từ, mà chỉ có thể yêu cầu mức bồi thường thiệt hại về chi phí khám chữa bệnh. Vì vậy, theo tác giả cần bổ sung thiếu sót này bằng việc quy định nâng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người bị thiệt hại lên so với trường hợp xâm phạm sức khỏe bình thường (hiện tại mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần nếu không thỏa thuận được tối đa không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định).
Ngoài ra, hướng dẫn “...các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có)” dù vẫn mang tính liệt kê cụ thể nhưng lại thiếu quy định về cơ sở y tế điều trị là cơ sở y tế như thế nào, điều kiện được công nhận để bồi thường. Thực tế nhiều trường hợp, người bị thiệt hại đi phục hồi chức năng tại cơ sơ y tế rất hiện đại, chi
36
phí theo đó rất lớn nhưng pháp luật mới chỉ hướng dẫn chung về chi phí hợp lý tại khoản 4, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP là “chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí”, tuy nhiên thực tiễn có nhiều trường hợp tại địa phương không đủ điều kiện để điều trị phục hồi chức năng mà phải điều tra tại cơ sở khác, hoặc phải điều trị ở nước ngoài. Do vậy, hướng dẫn trên cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Cụ thể:
“Các khoản chi phí hợp lý … là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí. Trường hợp do tích chất, mức độ thiệt hại mà tại địa phương không đủ điều kiện để điều trị phục hồi chức năng mà phải điều tra tại địa phương khác hoặc phải điều trị ở nước ngoài thì phải phù hợp với mức giá trung bình trong nước tại thời điểm điều trị”.
Cần có quy định bổ sung nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người bị xâm hại sức khỏe nặng mà các chức năng cơ thể họ không thể khôi phục, dấn đến họ mất khả năng lạo động, không có thu nhập và thực tế trước khi bị xâm phạm họ đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
37
Kết luận chương 2
Thông qua chương 2 của luận văn tác giả đã phân tích làm rõ các nội dung liên quan đến xác định chi phí cho việc phục hồi chức năng bị mất hoặc bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, theo đó: Khi một người có chức năng bị mất, hoặc bị giảm sút do sức khỏe bị xâm phạm thì người đó phải bỏ ra các chi phí để phục hồi chức năng. Các chi phí này là các chi phí thực tế, cần thiết cho người bị thiệt hại khôi phục lại chức năng bị mất, bị giảm sút như chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để thay thế, hỗ trợ một phần chức năng của cơ thể bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích, làm rõ thực tiễn xét xử các vụ án liên quan đến xác định chi phí phục hồi chức năng bị mất hoặc bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm với những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn xét xử tại TAND hai cấp tỉnh Bình Thuận, cũng như một số Tòa án khác trong cả nước mà một phần nguyên nhân xuất phát từ quy định của pháp luật như: hướng dẫn các chi phí cho việc phục hồi chức năng bị mất hoặc bị giảm sút còn mang tính liệt kê, chưa khắc phục được những tồn tại, hạn chế từ thực tiễn tại tỉnh Bình Thuận nói riêng và ở Việt Nam nói chung, chưa có hướng dẫn cụ thể trường hợp vết thương lớn, không khắc phục được tổn hại sức khỏe (ví dụ: vì vết bỏng nặng và trên diện rộng nặng) nên không có cơ sở để yêu cầu bồi thường chi phí khắc phục thẩm mỹ, không có hóa đơn, chứng từ, hoặc có trường hợp tại địa phương không đủ điều kiện để điều trị phục hồi chức năng mà phải điều tra tại cơ sở khác, hoặc phải điều trị ở nước ngoài thì xử lý thế nào. Trên cơ sở đó, luận văn kiến nghị hoàn thiện một số quy định của pháp luật về xác định chi phí cho việc phục hồi chức năng bị mất hoặc bị giảm sú cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo các nội dung trên nhằm mục đích bảo đảm áp dụng đúng trên thực tiễn ở tỉnh Bình Thuận nói riêng và trong phạm vi Việt Nam nói chung.
38
KẾT LUẬN
Xác định các chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm luôn là nội dung rất phức tạp, xác định không đúng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị xâm phạm, cũng như trách nhiệm phải bồi thường của người có nghĩa vụ. So với hệ thống pháp luật dân sự cũ thì BLDS năm 2015 đã có nhiều quy định mới về bồi thường thiệt hại cho sức khỏe bị xâm phạm, trong đó có nội dung xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm như: BLDS năm 2015 đã quy định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại khi chỉ cần xác định “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”, bổ sung thêm 2 nguyên tắc bồi thường thiệt hại là khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra và bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình; bổ sung thêm quy định “Thiệt hại khác do luật quy định” nhằm bao quát các loại thiệt hại khác của người bị xâm phạm, tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần; sử dụng cụm từ “Người chịu trách nhiệm bồi thường” thay cho cụm từ “Người xâm phạm sức khỏe của người khác”, bởi vì thực tế không phải mọi trường hợp người xâm phạm sức khỏe của người khác đều phải chịu trách nhiệm bồi thường… đã góp phần bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người bị xâm hại sức khỏe, là cơ sở pháp lý chặt chẽ để cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là tòa án giải quyết vụ án, vụ việc một cách toàn diện, đúng pháp luật, xác định chính xác các chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm. Mặc dù vậy, sau khi BLDS năm 2015 được ban hành mới cho đến nay, văn bản hướng dẫn mới về lĩnh vực bồi thường thiệt hại cho sức khỏe bị xâm phạm, cũng như hướng dẫn về xác định chi phí được bồi thường cho người có sức khỏe bị xâm phạm vẫn còn đang dự thảo ban hành. Do vậy, đây là nội dung luôn được quan tâm, chú trọng trong thực tiễn giải quyết các vụ án liên quan đến bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Thông qua 02 chương của luận văn, tác giả đã lần lượt làm rõ nhiệm vụ của luận văn đặt ra.
Tại chương 1 của luận văn tác giả đã phân tích làm rõ các nội dung liên quan đến xác định chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như quy định của pháp luật về chi phí cho việc cứu chữa, bồi
39
dưỡng cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, thực tiễn áp dụng pháp luật về chi phí cho việc cứu chữa; bồi dưỡng cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, từ đó luận văn kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chi phí cho việc cứu chữa; bồi dưỡng cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án, tranh chấp liên quan đến đến nội dung này.
Tại chương 2 của luận văn tác giả đã phân tích làm rõ các nội dung liên quan đến xác định chi phí cho việc phụ hồi chức năng bị mất hoặc bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như quy định của pháp luật về xác định chi phí cho việc phụ hồi chức năng bị mất hoặc bị giảm sú cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó luận văn kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định chi phí cho việc phụ hồi chức năng bị mất hoặc bị giảm sút cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án, tranh chấp liên quan đến nội dung này.
Tuy nhiên, luận văn được nghiên cứu trong bối cảnh BLDS năm 2015 có nhiều quy định mới liên quan đến xác định trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng, trong đó có trách nhiệm bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm, cũng như việc xác định chi phí được bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm; trong khi Nghị quyết hướng dẫn chưa được ban hành mới, một số quy định chưa được rõ ràng. Do vậy không tránh khỏi những sai sót. Tác giả luận văn kính mong được các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn./