VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
2. Đổi mới hệ thống sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp
2.1. Đổi mới công ty lâm nghiệp
Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng Đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp.
a) Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh, tổng số các lâm trường quốc doanh là 256 lâm trường đã được sắp xếp theo các mô hình: 148 lâm trường chuyển thành Công ty TNHH MTV lâm nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu, cổ phần hóa 03 công ty; chuyển 91 lâm trường thành Ban quản lý rừng phòng hộ; giải thể 14 lâm trường.
b) Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng Đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp; có 136 công ty lâm nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp, đổi mới và đến 30/6/2019, tình hình sắp xếp như sau: Chuyển thành Công ty TNHHMTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: 03/03 công ty (đạt 100%, tại Quảng Bình, Kon Tum, Đắk Nông); Chuyển thành Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích: 59/60 công ty (đạt 98,33%, tại 18 tỉnh); Cổ phần hóa 09/30 công ty (đạt 30%, trong đó có 7 công ty thuộc Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam, 2 Công ty ở Tuyên Quang và Bình Dương); Chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên 08/22 công ty (đạt 34,78%, Đắk Lắk 6 công ty và Bắc Giang 2 công ty); Chuyển thành Ban quản lý rừng 05/05 công ty (đạt 100%, tại Sơn La, Yên Bái, Đắk Lắk, Đắk Nông, Nghệ An); Giải thể 09/16 công ty (đạt 56,25%, tại Thái Nguyên 1 công ty, Đắk Nông 6 công ty, Bình Thuận 1 công ty, Bắc Giang 1 công ty).
Nhìn chung, sau khi sắp xếp các công ty lâm nghiệp: về cơ bản đất đai được rà soát, xác định ranh giới; công tác quản lý đất, bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực; công ty cổ phần có chuyển biến, chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, minh bạch về tài chính, đất đai, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư, tăng doanh thu và lợi nhuận; khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên đã thu hút được một số nhà đầu tư có năng lực về quản trị, vốn, khoa học công nghệ, tổ chức kinh doanh theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; năng lực quản trị của doanh nghiệp được cải thiện.
2.2. Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản
Năng lực chế biến gỗ, lâm sản có sự tăng trưởng nhanh về quy mô, số lượng, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thu hút ngày càng nhiều đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân. Năm 2006, Việt Nam có khoảng 1.200 doanh nghiệp chế biến gỗ hoạt động, đến 2019, cả nước có khoảng 5.424 doanh
nghiệp22 chế biến gỗ và lâm sản, trong có 966 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 6,3 tỷ USD23. Đến năm 2019, có
khoảng trên 300 làng nghề gỗ đang hoạt động với hàng chục nghìn hộ gia đình tham gia sản xuất đồ gỗ. Giá trị thương mại gỗ và lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa ước đạt gần 15 tỷ USD năm 2019. Các doanh nghiệp đã và đang chú trọng đầu tư nhiều thiết bị hiện đại, sản xuất được nhiều sản phẩm phức tạp. Điều này đã giúp các doanh nghiệp sản xuất được nhiều mặt hàng cao cấp, có chất lượng, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và thế giới. Số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản cũng có sự gia tăng cao, đến nay có khoảng hơn 500.000 lao động, trong đó lao động được đào tạo, làm việc ổn định chiếm 55-60%. Ngoài ra, còn thu hút hàng triệu lao động ở khu vực nông thôn miền núi trong lĩnh vực trồng rừng, cung cấp nguyên liệu.