VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
4. Công tác quy hoạch, kế hoạch và giám sát
- Rà soát quy hoạch 3 loại rừng và xác định lâm phận quốc gia: Theo định
hướng Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội khóa XIII về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015), Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016 của Quốc hội khóa XIII về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2016-2020, tổng diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp đến năm 2020 là 16,245 triệu ha, trong đó: đất RPH 4,618 triệu ha, đất RĐD 2,359 triệu ha, đất RSX 9,268 triệu ha. Tổng hợp kết quả phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng của các địa phương giai đoạn 2006-2010 có 16.247.492 ha diện tích đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp, cơ bản thống nhất với số liệu quy hoạch đất lâm nghiệp cả nước được
Quốc hội thông qua27.
- Công tác lập quy hoạch giai đoạn 2006-2020: đã có những chuyển biến
tích cực gắn với định hướng phát triển chung của ngành lâm nghiệp cũng như của địa phương. Việc điều chỉnh quy hoạch cơ bản phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế lâm nghiệp cũng như công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học trong giai đoạn này.
- Công tác thống kê, kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng: thực
hiện Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016” theo
Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư
số 12/2014/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 24/01/2014; Quyết định số 1157/QĐ-
BNN-TCLN ngày 26/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Ngoài ra, Bộ
NN&PTNT đã tổ chức thực hiện điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng 5 năm và hàng năm. Kết quả các dự án đã xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng trên cả nước, phục vụ công tác theo dõi, giám sát tài nguyên rừng và quản lý, phát triển lâm nghiệp.
- Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá gắn với lập kế hoạch lâm nghiệp:
Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp (FORMIS) đã thiết lập được một hệ thống nền cho phép xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng trong cả nước tích hợp với kết quả chương trình tổng điều tra, kiểm kê rừng và các dữ liệu cập nhật diễn biến rừng, dữ liệu tiềm năng về REDD+, dữ liệu giống cây trồng lâm nghiệp, dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng,… Hệ thống Giám sát và theo dõi diễn biến rừng (FMS) do Dự án Trường Sơn Xanh hỗ trợ, cho phép kết nối tự động tới công cụ phát hiện thay đổi rừng từ ảnh vệ tinh đồng thời gửi tới Kiểm Lâm và các chủ rừng lớn trên địa bàn mỗi tỉnh. Hệ thống FMS đã tích hợp dữ liệu về tài nguyên rừng, ranh giới, quy hoạch 3 loại rừng, hiện trạng rừng; có thể xem diễn biến rừng một cách trực quan và dễ dàng.
27 Báo cáo số 243 /BC-CP Tổng kết thực hiện Dự án “Trồng mới 5 triệu ha rừng” và Kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 ngày 26 tháng 10 năm 2011
- Triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu về giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020: Triển khai thực hiện
Chương trình, Tổng cục Lâm nghiệp đã tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu theo d i, giám sát, đánh giá các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình và chỉ tiêu thực hiện của ngành Lâm nghiệp, hệ thống được thiết lập để tổng hợp, báo cáo từ cấp huyện, tỉnh đến cấp trung ương, cho phép quản lý, tra cứu, tổng hợp, truy xuất các dữ liệu báo cáo theo yêu cầu, gắn cơ sở dữ liệu công tác thống kê ngành lâm nghiệp; các chỉ tiêu báo cáo định kỳ của ngành.
- Theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp 5 năm: Để
theo d i, giám sát, đánh giá các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Bộ chỉ số theo d i, đánh giá thực hiện Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1621/QĐ-BNN-KH ngày 10/7/2012) với 161 chỉ số, trong đó, ngành Lâm nghiệp có 21 chỉ số; Giai đoạn 2016-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Bộ chỉ số gồm 81 chỉ số, trong đó lĩnh vực Lâm nghiệp, có 14 chỉ số.
- Ngoài ra, ngành lâm nghiệp triển khai các tiêu chí đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 theo Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược PTLN 2006-2020 trong giai đoạn 2006-2010 được thực hiện theo Bộ chỉ số gồm 72 chỉ tiêu được phát triển trên cơ sở Bộ chỉ số giám sát ngành Lâm nghiệp do Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP) xây dựng từ năm 2004 trong Hệ thống thông tin giám sát ngành Lâm nghiệp (FOMIS) với 36 chỉ tiêu. Báo cáo về ngành Lâm nghiệp năm 2006 với hệ thống chỉ tiêu nêu trên được xem là Báo cáo cơ sở để theo dõi, giám sát việc thực hiện Chiến lược PTLN 2006-2020; trong đó các chỉ tiêu được phân thành 4 nhóm: i) Mục tiêu tổng quát có 4 chỉ tiêu; ii) các mục tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường có 13 chỉ tiêu; iii) Các chỉ tiêu thực hiện theo các chương trình có 47 chỉ tiêu; và iv) các chỉ tiêu đầu vào gồm 8 chỉ tiêu; trong 72 chỉ tiêu có 15 chỉ tiêu tại thời điểm đó chưa có số liệu được gọi là “chỉ tiêu
tương lai”28. Năm 2010, Bộ NN&PTNT với sự hỗ trợ của FSSP đã xây dựng
“Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010” nhằm phân tích sự thay đổi của
ngành lâm nghiệp trong 5 năm đầu thực hiện chiến lược và đưa ra các khuyến nghị. Theo dự kiến, “Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010” là báo cáo tiến độ thứ nhất để đánh giá kết quả thực hiện chiến lược PTLN 2006-2020, tiếp
theo sẽ là báo cáo thứ 2 vào năm 2015 và báo cáo thứ 3 năm 202029. Tuy nhiên,
từ năm 2010 trở về sau, việc giám sát, đánh giá các hoạt động của ngành lâm
28 Bộ NN-PTNT, FSSP. Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2020. 12-2010
nghiệp không được tiếp tục thực hiện một cách đầy đủ và có hệ thống với bộ chỉ tiêu đã thiết lập mà theo mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình, kế hoạch trong từng giai đoạn như đã nêu trên.