V. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Phương hướng phát triển
1.2. Quản lý, bảo vệ rừng
Bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên và quản lý rừng tự nhiên theo các phương án QLRBV gắn với bảo tồn ĐDSH và các DVMTR; hạn chế tối đa chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác ngoài lâm nghiệp; khai thác hợp lý các diện tích đất rừng chưa sử dụng, hoặc đang sử dụng kém hiệu quả; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thực sự thuộc mọi thành phần kinh tế; đảm bảo đủ các điều kiện để tổ chức quản lý bảo vệ rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
Đẩy mạnh QLRBV gắn kết giữa bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của các bên liên quan như Nhà nước, khu vực tư nhân, chủ rừng trong quản lý rừng; đẩy mạnh CCR; tiếp tục hoàn thiện các chính sách và hướng dẫn kỹ thuật về QLRBV và CCR, có những chính sách cụ thể về quyền sở hữu hoặc sử dụng đất và về chính sách thuế; có hướng dẫn riêng cho các nhóm đối tượng có tính đặc thù khác nhau như cá nhân, hộ, nhóm hộ, cộng đồng,..; tăng cường nâng cao năng lực cho các bên liên quan về QLRBV và CCR.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật lâm nghiệp, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách lâm nghiệp hiệu lực, hiệu quả; chỉ đạo, hướng dẫn thực thi Luật
Lâm nghiệp 2017 theo hướng đồng bộ, hài hòa với các bộ luật liên quan khác như Luật đất đai, Luật đa dạng sinh học, Luật bảo vệ môi trường; đẩy mạnh ứng
dụng KHCN (IT, viễn thám, trí tuệ nhân tạo - Artificial Intelligence, dữ liệu lớn
- Big data,..) trong QLRBV.