Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 48 - 50)

VIII. ĐÁNH GIÁ CHUNG

4. Bài học kinh nghiệm

Qua giai đoạn 2006 – 2020 thực hiện chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp, với những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân như đã nêu trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, Chiến lược đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc với sự vào

cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, thông qua các chương trình đề án quan trọng cấp quốc gia, vì vậy đã đạt được nhiều kết quả tốt, tỷ lệ che phủ rừng tăng, nhận thức về lâm nghiệp của người dân không ngừng được nâng cao. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã thể chế hoá kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lâm nghiệp, tạo khung pháp lý để các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp.

Hai là, rừng và đất rừng là tư liệu sản xuất cốt lõi của ngành lâm nghiệp, vì

vậy: công tác giao đất gắn với giao rừng đối với diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng cần được coi trọng và tiếp tục rà soát, bảo đảm thống nhất ranh giới trên bản đồ và trên thực địa; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; bảo đảm rừng có chủ thực sự và xác định rõ quyền và lợi ích lâu dài của người sử dụng đất và các chủ rừng, hướng tới ổn định lâm phận quốc gia; phát huy tiền năng, lợi thế của rừng, xây dựng các chính sách tạo nguồn thu cho bảo vệ, phát triển rừng như chính sách chi trả DVMTR, nhất là trong bối cảnh BĐKH ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ba là, nhu cầu nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến là rất lớn,

trong khi phát triển rừng kinh doanh gỗ lớn đòi hỏi các điều kiện khắt khe như đất đai và loài cây phù hợp, nhu cầu vốn dài ngày, kỹ thuật phức tạp,.. Cần có các giải pháp đặc thù phù hợp thực tế và đủ hấp dẫn để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

Bốn là tiếp tục đổi mới tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo hướng: Phát triển

lâm nghiệp theo chuỗi giá trị; khuyến khích phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa chủ rừng với doanh nghiệp chế biến và thương mại lâm sản.

Năm là việc nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiến bộ, nhất là về

giống, về kỹ thuật trồng rừng thâm canh, cung cấp các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao; lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng loại rừng đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng. cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao trong sản xuất lâm nghiệp, như sản xuất giống, trồng, chăm sóc rừng, giám sát tài nguyên rừng , quản lý sâu bệnh hại và lửa rừng; phát huy vai trò của KH&CN như một nhân tố quan trọng trong nâng cao năng suất, hiệu quả SXKD lâm nghiệp.

Sáu là vận dụng một cách tích cực và khéo léo cơ chế kinh tế thị trường để

tổ chức thực hiện chiến lược, khai thông mở rộng thị trường, chủ động tham gia các hiệp định thương mại và phát triển bền vững trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng; phù hợp với xu thế toàn cầu về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu là rất quan trọng để tạo sự đồng thuận và huy động được các nguồn lực của xã hội và cộng đồng quốc tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

Bảy là công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của toàn xã hội

về vai trò và tầm quan trọng của rừng, về giá trị của ĐDSH và ý nghĩa của công tác bảo tồn các nguồn gen quý hiếm; thay đổi tập quán sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật hoang dã; bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng và các giá trị DVMTR đối với sự phát triển bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng và an ninh môi trường của đất nước; nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và nhân dân về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của các bên liên quan đối với công tác bảo vệ rừng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tám là việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược với các chỉ tiêu cụ

thể cần bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp xu thế phát triển và khả năng các nguồn lực, vừa thể hiện khát vọng vươn lên, tạo động lực để phấn đấu vừa có tính khả thi để không phải điều chỉnh nhiều trong quá trình thực hiện.

Phần thứ hai

NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w