Phát triển Lâm nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 64)

V. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

2. Nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp

2.1. Phát triển Lâm nghiệp bền vững

2.1.1. Sự cần thiết

- Phát triển bền vững là xu thế tất yếu và yêu cầu bắt buộc đối với mọi ngành, lĩnh vực; Lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù gắn với với tài nguyên thiên nhiên như đất đai, rừng,…càng phải thực hiện phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường;

- Thực hiện chủ trương phát triển bền vững của Đảng, Nhà nước đã được xác định trong các văn kiện như: Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2030; Dự thảo báo cáo Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2020-2025; Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện

Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đến năm 2030;

- Ngành lâm nghiệp đang thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 từ năm 2016 theo Quyết định số 886/QĐ- TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ; đến nay đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên, còn một số bất cập, hạn chế. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng thời duy trì, phát huy các thành quả đã đạt được, phát triển lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc, sâu rộng với kinh tế quốc tế; đóng góp ngày càng tăng cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước; cần thiết phải tiếp tục xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển lâm

nghiệp bền vững giai đoạn 2021-202548 và Chương trình phát triển lâm nghiệp

bền vững giai đoạn 2026 – 2030.

- Đối với rừng đặc dụng, phòng hộ

+ Đa dạng sinh học của Việt Nam có ý nghĩa to lớn, có tầm quan trọng toàn cầu và khu vực, có giá trị về bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và văn hóa xã hội; góp phần đảm bảo an ninh lương thực và an ninh môi trường. Du lịch sinh thái đang trở nên phổ biến hơn, khuyến khích giáo dục về bảo vệ thiên nhiên và mang lại lợi ích cho người dân địa phương;

+ Việt Nam có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh với hệ thống sông suối dầy khắp cả nước; có bờ biển dài hơn 3.260 km; khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho phát triển cây trồng nhưng cũng chịu nhiều rủi ro thiên tai, là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu,…do đó nhu cầu về phát triển RPH, bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh môi trường để phát triển bền vững là rất lớn;

+ Việt Nam là thành viên của nhiều công ước và cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học như CBD, RAMSAR, CITES,... và tham gia các Công ước, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu như Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD), ứng phó với BĐKH (UNFCCC)...;

+ Hệ thống RPH, RĐD ở Việt Nam đã hình thành trên toàn quốc. Tuy nhiên, 2 hệ thống này hầu như được quản lý và hoạt động độc lập, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, trong khi chức năng của 2 hệ thống này rất tương đồng nên hiệu quả thấp, lãng phí tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực. Do đó, cần thiết xem xét việc xây dựng một mạng lưới rừng bảo vệ thống nhất, góp phần khắc phục các tồn tại, hạn chế hiện nay là: Hệ thống RPH cần phát triển để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, chắn sóng, chống cát bay, bảo vệ đồng ruộng, các khu công nghiệp, giảm thiểu tác hại do thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Hệ thống RĐD chưa tương xứng với nhu cầu, nguy cơ mất sự đa dạng sinh học lớn. Việc đánh giá giá trị nguồn gen, khai thác sử dụng nguồn gen cho lai tạo giống cây trồng lâm nghiệp còn rất hạn chế; cơ sở hạ tầng phục vụ bảo tồn và khai thác, phát triển ngồn gen cây lâm nghiệp còn bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

2.1.2. Mục tiêu

Phát huy lợi thế khí hậu, đất đai; hài hoà các chuẩn mực quốc tế; phát triển bền vững ngành lâm nghiệp, trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc, sâu rộng; bảo vệ môi trường sinh thái; ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai; tạo việc làm, thu nhập cho người dân làm nghề rừng, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi, gắn với xây dựng nông thôn mới; góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Phát triển hệ thống RĐD, RPH nhằm bảo tồn lâu dài, bền vững tài nguyên ĐDSH, nguồn gen cây rừng, đáp ứng yêu cầu duy trì cân bằng sinh thái và phát triển lâm nghiệp bền vững. Đánh giá, tư liệu hóa tài nguyên ĐDSH phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và cung cấp nguồn vật liệu cho lai tạo giống, phát triển rừng trồng, tạo sản phẩm mới, thương hiệu mới; nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế. Phát triển hệ thống RĐD, RPH nhằm nâng cao chất lượng rừng, tăng hiệu năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, chắn sóng, chống cát bay, giảm thiểu tác hại do thiên tai; cải thiện môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chỉ tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị SXLN: 5 - 5,5%/năm - Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định khoảng 42 - 43%;

- Trồng rừng sản xuất khoảng 340.000 ha/năm vào năm 2030, trong đó chủ yếu là trồng tái canh;

- Khai thác rừng: khoảng 45 triệu m3/năm vào 2025, trên 62 triệu m3/năm vào năm 2030; Đến năm 2025 giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 1,5 lần và đến năm 2030 tăng 2 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020;

- Đến năm 2025 có 70% và đến năm 2030 có 90% diện tích rừng do chủ rừng là tổ chức quản lý có phương án và thực hiện QLRBV;

- Đến 2025 có 0,5 triệu ha và năm 2030 có 1 triệu ha rừng được cấp chứng chỉ QLRBV;

- Thu DVMTR: 3.500 tỷ đồng/năm vào năm 2025 và 4.000 tỷ đồng/năm vào năm 2030;

- Xuất khẩu: 18-20 tỷ USD vào năm 2025; đạt 23-25 tỷ USD vào năm 2030; tăng 5%/năm sau năm 2030; tăng tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm được chế biến sâu, thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao.

- Đối với hệ thống RĐD, RPH giai đoạn 2021 – 2030:

+ Quản lý rừng bền vững đối với diện tích RPH, RĐD hiện có; + Bảo tồn và bảo vệ RTN là RPH miền núi 3 triệu ha;

+ Bảo tồn và bảo vệ RPH ven biển 0,3 triệu ha

+ Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 4.000-6.000 ha/năm; + Phục hồi RPH, RĐD 150.000 ha

+ 100% diện tích rừng được xây dựng phương án QLRBV.

2.1.3. Nội dung

a) Tiếp tục rà soát, bổ sung, xây dựng mới các Đề án, dự án đang triển khai thực hiện:

- Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030 (Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ);

- Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (Quyết định số 1288/QĐ- TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ);

- Đề án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Bắc giai

đoạn 2021-203049;

- Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu

giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 203050.

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện một số Đề án, dự án mới:

49 Đang xây dựng

50 Đang chuẩn bị xây dựng để tiếp tục Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/1/2015 và QĐ 770/QĐ-TTg ngày 23/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ

- Đề án phát triển giống cây lâm nghiệp (trên cơ sở Quyết định 703/QĐ- TTg ngày 28/5/2020 phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030);

- Đề án phát triển vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản theo chuỗi giá trị;

- Đề án phát triển lâm sản ngoài gỗ: phát triển LSNG và dược liệu đặc thù của các vùng miền theo hướng thâm canh, bền vững, giá trị gia tăng cao, tối ưu hóa hệ thống sản xuất và chuỗi giá trị; nhất là các sản phẩm truyền thống: Quế, Hồi, Sở, nhựa thông, Song mây, tre trúc,... góp phần cải thiện sinh kế, tạo nguồn thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số;

- Đề án phát triển các dịch vụ hệ sinh thái rừng: Nâng cao hiệu quả và mở rộng các dịch vụ đang thực hiện; nghiên cứu phát triển các dịch vụ tiềm năng

như dịch vụ hấp thụ là lưu giữ CO2 của rừng, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, bảo

vệ đất đai,… phát triển thị trường trong nước và quốc tế; tạo nguồn thu chủ động và ổn định để BV&PTR theo hướng xã hội hóa, nâng cao giá trị tổng hợp của rừng và vị thế ngành lâm nghiệp trong bối cảnh phát triển bền vững, ứng phó với BĐKH và hội nhập quốc tế.

- Đề án phát triển trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn;

- Phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;

- Tăng cường năng lực cho các chủ rừng về QLRBV đáp ứng yêu cầu phát triển LN bền vững.

Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng:

- Rà soát, bổ sung Đề án tăng cường năng lực quản lý hệ thống khu bảo tồn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 626/QĐ-TTg ngày 10/5/2017) nhằm quản lý, phát triển bền vững hệ thống RĐD, nâng cao giá trị ĐDSH;

- Thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn các loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa tuyệt chủng;

- Tiếp tục rà soát, bổ sung Đề án Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây lâm nghiệp; Phát triển, sử dụng hợp lý giá trị ĐDSH, nguồn gen cây rừng theo 3 nhóm chính: (1) Các loài cây rừng quý hiếm, bị đe doạ tuyệt chủng; (2) Các loài cây rừng bản địa có giá trị kinh tế cao phục vụ trồng rừng; (3) Các loài cây lâm sản ngoài gỗ nguy cấp, quý hiếm có giá trị kinh tế;

- Quản lý, phát triển bền vững hệ thống RPH, nâng cao hiệu năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, chắn sóng, chống cát bay, giảm thiểu tác hại do thiên tai; bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển; cải thiện môi trường ở các khu công nghiệp và khu đô thị, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu;

- Tiếp tục Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến 2030 (đang chuẩn bị để tiếp tục Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/1/2015 và QĐ 770/QĐ-TTg ngày 23/6/2019);

- Nâng cao năng lực hệ thống RĐD, RPH: cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị BVR và theo dõi, giám sát tài nguyên rừng; năng lực hệ thống Ban quản lý RPH, RĐD,... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QLRBV bảo tồn tài nguyên ĐDSH và nguồn gen cây rừng, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.

2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp2.2.1. Sự cần thiết 2.2.1. Sự cần thiết

Việc ứng dụng máy móc vào sản xuất lâm nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu: Hiện có tới 70% khối lượng công việc được làm bằng thủ công, áp dụng cơ giới hóa chỉ mới được thực hiện ở các khâu chặt hạ, vận chuyển, chế biến còn nhiều khâu sản xuất quan trọng chiếm tỷ lệ khối lượng công việc lớn như đào hố, trồng, chăm sóc, chữa cháy, vận xuất và bốc xếp thì tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa thấp khoảng 2-5%.

- Khâu trồng, chăm sóc và phát triển rừng: mặc dù tốn nhiều công sức lao động nhưng tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa chỉ đạt 3%; các công việc như cuốc hố trồng cây, đóng bầu ươm cây giống, trồng cây đều làm bằng tay;

- Tỷ lệ chữa cháy rừng bằng máy chỉ đạt 2%. Chữa cháy rừng hiện nay chủ yếu là dùng cành lá để dập lửa, chỉ một số rất ít các vườn quốc gia, trung tâm chữa cháy rừng được trang bị một số thiết bị nhưng số lượng còn hạn chế và không đạt hiệu quả như mong đợi. Khâu phun thuốc trừ sâu bệnh hại cây lâm nghiệp hầu như không sử dụng thiết bị máy móc;

- Năng lực CBLS còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường, chủ yếu là sản phẩm thô, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp, chủng loại chưa phong phú; chất lượng nguyên liệu và sản phẩm chế biến còn thấp; chưa tạo được sự găn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ; trình độ cơ giới hóa còn rất thấp; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu áp dụng máy móc trong sản xuất; chính sách đối với CBLS chưa đồng bộ, tổ chức thực hiện chưa hiệu quả.

2.2.2. Mục tiêu

Đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ tại các vùng sản xuất lâm nghiệp hàng hóa tập trung. Đến năm 2030 phương thức sản xuất lâm nghiệp được thay đổi căn bản từ sản xuất thủ công sang cơ giới hóa đồng bộ tất cả các khâu ở các vùng trồng rừng tập trung quy mô lớn, từ các khâu làm đất, giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng, khai thác vận chuyển gỗ đạt trên 30%; phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam; phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế

giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới.

Xây dựng ngành công nghiệp chế biến gỗ hiện đại trong khu vực và toàn cầu, gắn với xây dựng các khu công nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp lớn; phát triển công nghiệp phụ trợ để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Đầu tư các nhà máy chế biến gỗ có công nghệ tiên tiến với công suất phù hợp với từng vùng nguyên liệu rừng trồng; áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa để giảm chi phí lao động, tiết kiệm và tận dụng nguyên liệu đưa vào chế biến, đồng thời tạo ra độ đồng đều và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khuyến khích các dự án sử dụng phế phụ phẩm từ chế biến gỗ, sản xuất keo dán gỗ và phụ kiện cho công nghiệp chế biến gỗ.

2.2.3. Nội dung

- Phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp, tổ chức sản xuất lâm nghiệp: tổ chức lại vùng sản xuất tập trung theo định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực phù hợp với lợi thế của từng vùng gắn với cơ giới hóa đồng bộ và kết nối với khu CBLS và dịch vụ thương mại; đẩy mạnh đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu áp dụng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất lâm nghiệp; phát triển các cụm liên kết chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu rừng trồng theo vùng sinh thái;

- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w