Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 41 - 43)

VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

8. Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược

8.1. Nhu cầu vốn thực hiện chiến lược

Tổng nhu cầu vốn toàn giai đoạn 2006 - 2020 cho Chiến lược là 106.759,06 tỷ đồng, trong đó: nhu cầu từ 2006 - 2010 là 33.885,34 tỷ đồng, từ 2011 - 2020 là 72.873,72 tỷ đồng.

8.2. Kết quả huy động vốn

Kết quả huy động nguồn tài chính cho ngành lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1. Kết quả huy động nguồn tài chính cho ngành lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

Ngân sách nhà nước Dịch Thu Vốn TT Năm Tổng Tổng số Trung Địa Khoa vụ tiền ODA khác

ương phương học MTR TRTT

Ngân sách nhà nước Dịch Thu Vốn TT Năm Tổng Tổng số Trung Địa Khoa vụ tiền ODA khác

ương phương học MTR TRTT 1 2006 6.421 1.171 1.050 107 14 0 0 1.198 4.052 2 2007 6.815 1.197 1.124 54 19 0 0 1.018 4.600 3 2008 7.453 1.251 1.130 100 21 0 0 1.116 5.086 4 2009 7.019 1.488 1.390 78 20 0 0 755 4.776 5 2010 7.527 1.813 1.733 55 25 0 0 758 4.956 Tổng 2006- 35.236 6.921 6.427 394 100 0 0 4.845 23.470 2010 6 2011 4.185 889 715 153 21 283 0 583 2.430 7 2012 6.142 1.453 1.210 218 25 1.184 0 710 2.795 8 2013 6.921 1.750 1.526 205 19 1.096 0 861 3.214 9 2014 8.684 1.760 1.526 213 21 1.335 262 1.107 4.220 10 2015 10.134 2.188 1.902 264 22 1.328 347 1.327 4.944 Tổng 2011- 36.066 8.040 6.879 1.053 108 5.226 609 4.588 17.603 2015 11 2016 10.308 2.422 1.989 410 23 1.285 334 1.300 4.967 12 2017 11.197 1.602 1.165 407 30 1.709 373 698 6.815 13 2018 12.247 1.841 1.421 389 31 2.938 320 857 6.291 14 2019 9.887 1.695 1.544 116 35 2.801 317 124 4.950 15 2020 10.697 1.960 1.808 120 32 2.800 31 106 5.800 Tổng 2016- 54.336 9.520 7.927 1.442 151 11.533 1.375 3.085 28.823 2020 Tổng cộng 125.638 24.481 21.233 2.889 359 16.759 1.984 12.518 69.896 2006-2020

(Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp)

Tổng nguồn tài chính huy động thực hiện Chiến lược giai đoạn 2006 - 2020 là 125.638 tỷ đồng, đạt 118% so với nhu cầu vốn dự kiến ban đầu. Trong giai đoạn 2006 – 2010, các nguồn vốn huy động thực hiện chiến lược đạt tỷ lệ 100%. Giai đoạn 2011 – 2020 nguồn tài chính huy động thực tế cao hơn nguồn vốn dự kiến trong chiến lược do từ năm 2010 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, theo hướng nâng mức hỗ trợ hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng:

- Giai đoạn 2011-2015, triển khai Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng, định mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tăng so với giai đoạn 2006-2010, cụ thể:

+ Khoán quản lý bảo vệ rừng: Tăng từ 100.000 đồng/ha/năm (năm 2006) lên bình quân 200.000 đồng/ha/năm (Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 20/9/2010).

+ Trồng rừng phòng hộ đặc dụng: tăng từ 6-10 triệu đồng/ha (Quyết định số 164/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008) lên tối đa 15 triệu đồng (Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 20/9/2010).

+ Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn: tăng từ 3 triệu (Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007) lên 4,5 triệu đồng/ha (Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011).

+ Hỗ trợ trồng rừng gỗ nhỏ: tăng từ 2 triệu (Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007) lên 3 triệu đồng/ha (Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011).

+ Ngoài ra một số định mức hỗ trợ về hỗ trợ cây giống, khuyến lâm, đầu tư vườn giống, đường lâm nghiệp, hỗ trợ chi phí vận chuyển chế biến gỗ, cũng tăng so với giai đoạn trước.

- Giai đoạn 2016-2020, triển khai Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, tiếp tục tăng định mức đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng theo các chính sách, cụ thể:

+ Khoán quản lý bảo vệ rừng: Tăng lên bình quân 300.000 đồng/ha/năm (Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016); đối với các xã tại khu vực I, II lên 400.000 đồng/ha (Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015); khu vực ven biển gấp 1,5 lần mức khoán bình quân (Nghị định 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016).

+ Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: tăng lên 30 triệu đồng (Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016); theo dự toán được duyệt (Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015).

+ Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn: tăng lên 8 triệu đồng/ha (Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016).

+ Hỗ trợ trồng rừng gỗ nhỏ: tăng lên 5 triệu đồng/ha (Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016).

+ Ngoài ra một số định mức hỗ trợ về khoanh nuôi tái sinh rừng; cây giống, khuyến lâm, đầu tư vườn giống, đường lâm nghiệp, hỗ trợ chi phí vận chuyển chế biến gỗ, cũng tăng so với giai đoạn trước.

Nguồn tài chính huy động chưa bao gồm vốn tín dụng: Theo số liệu của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam30, đến 31/12/2019, dư nợ cho vay ngành lâm

nghiệp của các tổ chức tín dụng đạt 100.476 tỷ đồng, tăng 17,53% so với 31/12/2018, trong đó: (i) dư nợ cho vay trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đạt 17.341 tỷ đồng, chiếm 17,26% tổng dư nợ cho vay ngành lâm nghiệp; (ii) dư nợ cho vay phục vụ thu mua, tiêu thụ, chế biến, bảo quản lâm sản đạt 74.105 tỷ đồng, chiếm 73,75% tổng dư nợ cho vay ngành lâm nghiệp. Dư nợ cho vay theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP đạt gần 348 tỷ đồng, tăng 63,9% so với cuối năm 2018 với 7.927 khách hàng còn dư nợ.

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w