PHỎNG VẤN SÂU (PVSPV8)

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG đa PHƯƠNG TIỆN TRONG SÁNG tạo tác PHẨM PHÓNG sự TRÊN báo điện tử NAM TRUNG bộ (Trang 135 - 140)

- Khó khăn: phải có sự đầu tư thiết bị, phải biết làm chủ thiết bị, làm

4. Để nâng cao chất lượng sáng tạo các tác phẩm phóng sự có sử dụng đa phương tiện trên BĐT PV cần phải làm gì ?

PHỎNG VẤN SÂU (PVSPV8)

Sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự trên BĐT Nam Trung Bộ

Kính thưa quý ông/bà !

Tôi là Hồ Văn Nỷ, học viên của lớp Thạc sỹ báo chí học của Viện Đào tạo báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự trên BĐT Nam Trung Bộ”. Kính mong quý ông/bà dành ít thời gian quý báu, hỗ trợ, giúp đỡ cho tôi hoàn thành nội dung phỏng vấn sâu.

Tôi cam kết những thông tin mà ông (bà) cung cấp mang tính khuyết danh và chỉ phục vụ nghiên cứu, không công bố trên báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.

Câu hỏi phỏng vấn dành cho PV :

1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị KT, đội ngũ PV ảnhhưởng như thế nào đối với việc sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo hưởng như thế nào đối với việc sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự trên BĐT ?

Trong thời đại công nghệ số, báo chí phải dùng công nghệ nhiều hơn và điều PV cần học chính là công nghệ. Công nghệ mới cũng tạo ra những giá trị mới hơn cho báo và cho độc giả. công nghệ mới để làm việc cũ của mỗi người tốt hơn. Chẳng hạn: công nghệ AI sẽ giúp PV đọc hàng triệu bản tin mỗi ngày và tổng hợp theo chủ đề, giúp PV viết các tin chuẩn mực theo đơn đặt hàng; công nghệ Big Data giúp PV phân tích hàng triệu trang tin trong quá khứ, tìm ra xu thế của hàng chục năm qua, để dự đoán tương lai…

PV không chỉ sử dụng cây bút mà còn sử dụng nhiều phương tiện khác để thực hiện truyền thông. Các cơ quan báo chí phải xây dựng được tòa soạn hội

tụ và cơ quan báo chí đa phương tiện để trong môi trường làm việc ngày càng hiện đại, báo chí vươn tới những khả năng có thể tích hợp được các nguồn thông tin một cách hữu hiệu nhất. Và quan trọng nhất là báo chí phải vượt trội được mạng xã hội về độ tin cậy, sự chính xác trong việc đưa tin.

2. PV cần có kỹ năng gì để sử dụng đa phương tiện trong sáng tạotác phẩm phóng sự trên BĐT ? tác phẩm phóng sự trên BĐT ?

Khi làm việc trong môi trường truyền thông số, các PV sẽ phải làm việc “đa năng” hơn và phải đối mặt với hình thức hội tụ đa phương tiện, dù bản tin đó chỉ là một mẩu tin của kênh truyền hình, hay báo điện tử hoặc tờ báo in. PV tác nghiệp trong môi trường này phải chuẩn bị những bản tin đó một cách đa dạng hơn để có thể đăng tải trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Như vậy, muốn làm tốt nội dung, PV, biên tập viên của tòa soạn phải là PV “đa năng”, vừa có kỹ năng viết bài, vừa biết sử dụng các thiết bị KT báo chí đa phương tiện.

Ví dụ: đối với PV ảnh, ngoài việc cung cấp phóng sự ảnh, họ còn có thể phỏng vấn, ghi âm, quay phim, biên tập âm thanh, hình ảnh video và thậm chí cả thiết kế đồ họa, flash... đây cũng là yêu cầu đối với PV viết bài, PV quay phim. Có người cho rằng, bản thân một PV phải là một “cơ quan” cung cấp sản phẩm TTĐPT cho công chúng, nhờ biết ứng dụng các trang thiết bị KT hiện đại và công nghệ.

3. PV có những khó khăn gì trong quá trình sáng tạo tác phẩmphóng sự trên BĐT ? phóng sự trên BĐT ?

Một trong những thách thức lớn nhất của các cơ quan báo Đảng hiện nay là khả năng làm chủ công nghệ của các PV chưa thật sự tinh nhuệ. Nhìn từ đời sống truyền thông của Việt Nam có thể thấy, vẫn chưa nhiều PV sử dụng thành thạo công nghệ mới, như sử dụng các ứng dụng của máy tính bảng, điện thoại thông minh… vào hoạt động tác nghiệp. Do đó, cơ quan báo chí cần

phải xây dựng được đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và có trình độ, thế mạnh về CNTT để phục vụ tốt nhất cho tòa soạn.

4. Để nâng cao chất lượng sáng tạo các tác phẩm phóng sự có sử dụng đaphương tiện trên BĐT PV cần phải làm gì ? phương tiện trên BĐT PV cần phải làm gì ?

PV cần được đào tạo nhiều kỹ năng, có thể làm việc với các phương tiện khác nhau như: In ấn, trực tuyến, phát sóng video và nhiếp ảnh. Các PV phải tìm hiểu và sử dụng công nghệ số để đưa tin, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của độc giả. Mỗi thành viên của tòa soạn không phải là những cá nhân chuyên biệt mà phải làm việc theo nhóm. PV trong xu thế truyền thông hội tụ cần sẵn sàng để tạo ra các nội dung phù hợp với điện thoại thông minh, máy tính bảng; biết quay, xử lý, đưa video lên mạng; biết ghi âm và chỉnh sửa các file âm thanh đưa lên mạng internet.

Thứ nhất, báo chí thời kỳ hội nhập rất cần những người làm báo đa năng, nhanh nhạy và thích ứng nhanh với công việc đa dạng. Trong xu thế phát triển báo chí thời đại số, bên cạnh những trợ lực để báo chí phát triển, thì việc đào tạo đội ngũ làm báo phải giỏi nghề, đa năng, “bút sắc, lòng trong, tâm sáng” là yếu tố then chốt nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của báo chí trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

Xu hướng làm báo hiện nay đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với PV. Lao động báo chí là lao động mang tính đặc thù, vì vậy, đòi hỏi PV phải có năng lực thực sự, trước hết là phải có tư duy độc lập, sáng tạo, phải biết phân tích đầy đủ bản chất của sự vật, hiện tượng khi muốn thông tin, phản ánh… Đồng thời, PV phải am hiểu sâu sắc về lý luận Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đam mê nghề nghiệp, sáng tạo. PV Việt Nam đồng thời là nhà chính trị, người chiến sĩ hoạt động trên lĩnh

vực tư tưởng – văn hóa của Đảng. Chính vì thế, nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng, PV khó có thể hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống lại những quan điểm thù địch, sai trái trong bối cảnh kẻ thù đang ráo riết “diễn biến hòa bình” với nhiều phương cách, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp như hiện nay.

Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, đặc biệt mạng xã hội, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí truyền thống và MXH; giữa các cơ quan báo chí và giữa các loại hình báo chí với nhau. Điều đó, đòi hỏi các cơ quan báo chí phải làm chủ KT, công nghệ làm báo hiện đại – báo chí đa phương tiện. Các PV phải “tích hợp” thêm nhiều “phương tiện” với những cách thức thể hiện khác nhau, phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của PV phải được thể hiện ở tất cả các khâu trong quá trình thực hiện một tác phẩm báo chí: Từ thu thập tư liệu, xử lý thông tin, giao tiếp với nguồn tin, sử dụng các phương tiện KT trợ giúp cho đến việc hoàn thiện tác phẩm báo chí… PV được giao nhiệm vụ gì thì phải thành thạo các kỹ năng có liên quan để hoàn thành nhiệm vụ đó: Có thể là kỹ năng của PV, của biên tập viên hoặc là người quản lý tòa soạn… Và, khi sản phẩm báo chí đến với công chúng, họ có thể đánh giá chính xác PV là người có tay nghề cao hay không? Có chuyên nghiệp không?

Trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của kinh tế tri thức hiện nay. Trình độ của công chúng không ngừng được nâng cao, vì vậy, PV cần phải liên tục trau dồi, tích lũy kiến thức văn hóa – xã hội để trở thành người có tầm hiểu biết rộng lớn. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thể hiện ở chỗ PV phải là chuyên gia trong lĩnh vực mà mình theo dõi và phản ánh. PV kinh tế phải có

chuyên môn sâu về kinh tế, PV môi trường phải là chuyên gia về môi trường, PV thể thao phải có kiến thức sâu sắc về thể thao… Những yếu tố nói trên đòi hỏi PV hiện đại phải được đào tạo hết sức bài bản, kỹ lưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và liên tục được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng để theo kịp yêu cầu của thực tiễn.

Có thể nói, PV phải làm chủ KT, phương tiện để xử lý công việc ở mọi lúc, mọi nơi, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là có thông tin hấp dẫn độc giả, vì vậy, người làm báo cần hội đủ 3 yếu tố: Ý tưởng, nhanh nhạy và có tri thức toàn diện (kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau). Để không bị đào thải, các PV cần lăn lộn với nghề, giỏi nghề từ thực tiễn, không ngừng trau dồi, tích lũy kiến thức văn hóa – xã hội để trở thành người có tầm hiểu biết rộng. Có như vậy, sản phẩm báo chí mới đủ độ sâu sắc để thuyết phục được công chúng.

Thứ ba, phải thông thạo ngoại ngữ, tin học. Dù được đào tạo chuyên sâu về bất cứ lĩnh vực nào thì PV cũng phải trang bị cho mình ít nhất một ngoại ngữ để tự tin trong tác nghiệp. Đồng thời, có trình độ tin học phù hợp. Ngoài ra, KT – Công nghệ là yếu tố quan trọng trong báo chí đa phương tiện.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG đa PHƯƠNG TIỆN TRONG SÁNG tạo tác PHẨM PHÓNG sự TRÊN báo điện tử NAM TRUNG bộ (Trang 135 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w