PHỎNG VẤN SÂU (PVS6)

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG đa PHƯƠNG TIỆN TRONG SÁNG tạo tác PHẨM PHÓNG sự TRÊN báo điện tử NAM TRUNG bộ (Trang 128 - 132)

- Khó khăn: phải có sự đầu tư thiết bị, phải biết làm chủ thiết bị, làm

3. Theo anh/chị, hiện đang có những vấn đề gì đặt ra đối với báo chí địa phương trong xu thế TTĐPT?.

PHỎNG VẤN SÂU (PVS6)

Sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự trên BĐT Nam Trung Bộ

Kính thưa quý anh/chị!

Tôi là Hồ Văn Nỷ, học viên của lớp Thạc sỹ báo chí học của Viện Đào tạo báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự trên BĐT Nam Trung Bộ”. Kính mong quý Anh/chị dành ít thời gian quý báu, hỗ trợ, giúp đỡ cho tôi hoàn thành nội dung phỏng vấn sâu.

Tôi cam kết những thông tin mà ông (bà) cung cấp mang tính khuyết danh và chỉ phục vụ nghiên cứu đề tài.

Câu hỏi phỏng vấn dành cho Biên tập viên :

1. Anh/chị cho biết quy trình tác nghiệp sử dụng đa phương tiệntrong sáng tạo tác phẩm phóng sự trên BĐT như thế nào ? trong sáng tạo tác phẩm phóng sự trên BĐT như thế nào ?

Hiện nay, quy trình tác nghiệp sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự trên BĐT có nhiều đổi mới hơn so với trước đây làm báo in vì chỉ cần có internet, PV có thể truy cập vào phần mềm CMS tòa soạn điện tử để xử lý tin, bài, ảnh mọi lúc, mọi nơi. Về quy trình hiện nay của BĐT Bình Thuận, PV đăng ký đề tài hoặc có phát hiện đề tài nóng, xã hội quan tâm thì gọi điện hoặc viết email báo cáo gửi lãnh đạo phòng Tòa soạn-BĐT để tổng hợp xây dựng đề cương, kế hoạch hằng ngày, tuần hoặc tháng tuyên truyền trên BĐT trình Ban biên tập chỉ đạo cho ý kiến. Sau đó, tùy vào từng nội dung, chủ đề PV sẽ quyết định triển khai sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự hay không (Vì có những đề tài rất khó thực hiện đa phương tiện). Khi đã chọn được đề tài sử dụng đa phương tiện, PV xây dựng kịch bản, đi cơ sở, hiện trường để khai thác, thu thập thông tin từ

các nguồn để đảm bảo hoạt động của BĐT theo đúng quy định của Nhà nước và kế hoạch đã được duyệt, quay hình, thu âm, thậm chí cần có sự xuất hiện của người dẫn chương trình để thể hiện tính trung thực, khách quan, tạo sự sinh động trong sáng tạo tác phẩm.

Bên cạnh đó, để sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự đòi hỏi cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng, hiểu ý nhau trong quá trình tác nhiệp, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, chẳng hạn, PV chuẩn bị trang thiết bị như phương tiện để vận chuyển máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm để tác nghiệp; người dẫn chương trình, xuất hiện hình tại hiện trường để phỏng vấn, thu hình. Mặt khắc PV thực hiện đề tài đòi hỏi phải trình độ tư duy tổng hợp vừa kết hợp tư duy in và báo hình, nắm vững nhiều kiến thức về lý luận chính trị, luật pháp, kỹ năng chuyên môn để tác nghiệp như: Vừa thu thập thông tin để viết tin, bài, vừa chụp ảnh, thu âm, làm video clip, thậm chí phải biết dựng phim thô để gửi về cho KT phòng Tòa soạn-BĐT để xử lý dựng video, lồng audio kịp thời để đưa thông tin kịp thời lên tòa soạn CMS Báo Bình Thuận điện tử. Sau đó, lãnh đạo Phòng Tòa soạn-BĐT kiểm tra, biên tập nội dung và hình thức, tiếp theo, nếu như tác phẩm đạt yêu cầu thì trình Tổng biên tập xuất bản lên BĐT.

2. Việc sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sựtrên BĐT có những thuận lợi, khó khăn gì đến hoạt động tác nghiệp ? trên BĐT có những thuận lợi, khó khăn gì đến hoạt động tác nghiệp ?

Với sự phát triển của công nghệ, KT truyền thông hiện đại, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh nên các cơ quan báo Đảng cơ bản được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ tác nghiệp, cùng với sự linh hoạt điều phối, phân công, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng sử dụng internet, kỹ năng tác nghiệp cho PV làm báo in dần dần chuyển sang làm BĐT, bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự trên BĐT qua đó, đem lại sự tương tác chặt chẽ giữa các cơ quan báo chí với công chúng.

Nếu như trước đây, PV chỉ cần biết chụp ảnh, chuyên về viết tin, bài cho báo in, quay phim cho truyền hình hoặc chỉ chuyên biên tập cho phát thanh thì hiện nay, mô hình chuyên biệt hoá như vậy không còn thích ứng trong môi trường truyền thông số, sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự nữa, nhờ đó đã có được một số PV có tác phong tác nghiệp đa năng.

Về khó khăn do PV trước đây của các cơ quan báo Đảng chủ yếu được đào tạo trong các trường Đại học về lĩnh vực, tư duy báo in, ít được đào tạo bài bản về đa phương tiện. Trình độ ứng dụng CNTT của PV, KT viên còn hạn chế nên khi tiếp cận các phần mềm đồ họa để xử lý ảnh, dựng phim, sáng tạo các tác phẩm đa phương tiện dạng MegaStory, Longform sâu sắc, chưa đạt chất lượng như công chúng mong đợi.

Trang thiết bị, công nghệ còn thiếu, chưa đồng bộ, nhân sự làm báo có kỹ năng đa phương tiện còn ít, chưa đủ trình độ để hoàn tất các công đoạn trong quá trình sáng tạo tác phẩm đa phương tiện hoàn chỉnh, bao gồm lấy tư liệu viết tin, bài, chụp ảnh, ghi âm, quay phim, dựng phim... nên chưa tạo nên những tác phẩm đặc sắc dạng longform, MegaStory đây cũng là một trở ngại đáng lưu tâm.

3. Theo anh/chị, hiện đang có những vấn đề gì đặt ra đối với báo chíđịa phương trong xu thế TTĐPT?. địa phương trong xu thế TTĐPT?.

Trong bối cảnh báo chí - truyền thông liên tục vận động, truyền thông

số phát triển mạnh mẽ như hiện nay đã đặt ra không ít thách thức cho một cơ quan báo Đảng địa phương. Xu hướng báo chí - truyền thông cũng như thói quen và phương thức tiếp nhận thông tin của công chúng luôn thay đổi. Có thời điểm, báo in là loại hình báo chí ưa thích của độc giả bởi tính phổ cập cao, dễ lưu trữ, dễ theo dõi; cũng có những thời điểm, báo phát thanh, truyền hình với ưu điểm hình ảnh, âm thanh sống động, thông tin nhanh đã thu hút

lượng lớn khán giả. Và bây giờ, với lợi thế nhanh, có thể gắn kèm các phương tiện nghe nhìn, khả năng tương tác 2 chiều giữa tòa soạn và bạn đọc cao, BĐT đang dần “lên ngôi”. Do đó cần phải xây dựng phương án KT, giám sát KT vận hành nhằm đảm bảo BĐT hoạt động liên tục, đáp ứng thông tin kịp thời, nhanh nhạy. Báo Đảng địa phương cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ làm báo hiện đại, trang thiết bị tác nghiệp đồng bộ, cấu hình cao để tiệm cận với các báo trung ương và các báo khác trên thế giới. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, sử dụng CNTT hiệu quả, thích ứng với công nghệ, truyền thông số để vận hành BĐT. PV cần phải thường xuyên tự nâng cao trình độ, tham gia tích cực các khóa đào tạo để có tư duy, tác phong làm báo đa phương tiện. Rà soát các tính năng hoặc nâng cấp phần mềm tòa soạn điện tử CMS để phục vụ quản lý, biên tập, xử lý tác phẩm phóng sự đa phương tiện chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG đa PHƯƠNG TIỆN TRONG SÁNG tạo tác PHẨM PHÓNG sự TRÊN báo điện tử NAM TRUNG bộ (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w