PHỎNG VẤN SÂU (PVS5)

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG đa PHƯƠNG TIỆN TRONG SÁNG tạo tác PHẨM PHÓNG sự TRÊN báo điện tử NAM TRUNG bộ (Trang 123 - 128)

- Khó khăn: phải có sự đầu tư thiết bị, phải biết làm chủ thiết bị, làm

3. Theo anh/chị, hiện đang có những vấn đề gì đặt ra đối với báo chí địa phương trong xu thế TTĐPT?.

PHỎNG VẤN SÂU (PVS5)

Sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự trên BĐT Nam Trung Bộ

Kính thưa quý anh/chị!

Tôi là Hồ Văn Nỷ, học viên của lớp Thạc sỹ báo chí học của Viện Đào tạo báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự trên BĐT Nam Trung Bộ”. Kính mong quý Anh/chị dành ít thời gian quý báu, hỗ trợ, giúp đỡ cho tôi hoàn thành nội dung phỏng vấn sâu.

Tôi cam kết những thông tin mà anh/chị cung cấp mang tính khuyết danh và chỉ phục vụ nghiên cứu đề tài.

Câu hỏi phỏng vấn dành cho Biên tập viên: Anh/chị cho biết quy trình tác nghiệp sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự trên BĐT như thế nào ?

Trong quy trình sáng tạo tác phẩm phóng sự trên BĐT, các bước tiến hành phụ thuộc nhiều vào những yếu tố thực tế, đề tài, con người, KT thiết kế các giao diện, các phần mềm quản lý và xuất bản thông tin trên mạng. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến quy trình sáng tạo tác phẩm. Để hoàn thành một tác phẩm phóng sự trên BĐT, gồm các bước sau:

- Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế: Đây là khâu đầu tiên trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí. Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế nếu được coi trọng sẽ giúp PV có thêm thông tin, tài liệu, giúp cho việc chọn đề tài thuyết phục hơn. Thực tế đời sống luôn biến động hàng ngày hàng giờ, việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tế chính là quá trình PV thu thập thông tin cần thiết cho việc quyết định có chọn hay không chọn đề tài đó. Nó cũng khác

với quá trình tìm hiểu, thu thập và khai thác thông tin từ thực tế để hoàn thành tác phẩm sau này.

- Chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm: Đề tài phóng sự là yêu cầu quan trọng trước khi PV ra hiện trường tác nghiệp. Đề tài là những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thực, rất đa dạng và phong phú, không phụ thuộc vào phạm vi giới hạn rộng hay hẹp của vấn đề, sự kiện mà thường mang tính khách quan. Chủ đề là vấn đề đã được PV lựa chọn để thực hiện tác phẩm và được giới hạn trong một phạm vi nhất định. Tư tưởng chủ đề là nội dung được PV xác định cách thức thể hiện tư tưởng, quan điểm, cách nhìn nhận của PV về vấn đề đó. Tư tưởng chủ đề thể hiện rõ lập trường, sự nhận thức và những phán xét của PV về một vấn đề nào đó. Cách bộc lộ tư tưởng chủ đề của một tác phẩm chính là sự bộc lộ thái độ, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề của PV. PV xác định đề tài, chủ đề và tư tưởng chủ đề của tác phẩm để quyết định hướng khai thác và thu thập thông tin liên quan, cần thiết cho tác phẩm, bám sát với chủ đề tác phẩm. Đây là khâu thứ hai quan trọng, nó giúp PV xác định và giới hạn vấn đề để triển khai các bước tiếp theo. Nếu việc tìm hiểu thực tế được tiến hành tốt, có hiệu quả thì việc xác định đề tài chủ đề, tư tưởng chủ đề sẽ bảo đảm chính xác và hiệu quả.

- Thu thập thông tin, tổng hợp tư liệu, liên hệ với những người liên quan để phỏng vấn, ghi âm hoặc tiến hành quay phim tại thực địa, thẩm định thông tin liên quan (sử dụng các phương pháp khai thác và thu thập thông tin báo chí).

- Xem lại và xử lý các dữ liệu đã thu thập được (lựa chọn).

- Chuẩn định dạng các file văn bản, âm thanh, hình ảnh. Đối với phóng sự thời sự, việc dẫn hiện trường của PV là việc làm thường xuyên và ngày càng phổ biến. PV xuất hiện trong khuôn hình làm tăng độ tin cậy của công chúng đối với thông tin được nêu ra.

- Lựa chọn hình thức thể hiện tác phẩm hiệu quả nhất có thể và tiến hành thể hiện tác phẩm (lưu ý, việc sử dụng hình ảnh đồ họa rất có giá trị với các phóng sự về đề tài kinh tế, tài chính. Những con số, tốc độ tăng trưởng sẽ trở nên dễ nhớ, dễ hiểu đối với khán giả hơn nếu được mô tả bằng biểu đồ).

- Duyệt và xuất bản (bao gồm duyệt nội dung và KT). tác phẩm báo chí là sản phẩm cá nhân sáng tạo ban đầu của PV, nhưng sau khi hoàn thành sẽ được biên tập cho phù hợp với chủ đề, tôn chỉ mục đích... của tờ báo. Vì thế mà không thể bỏ qua khâu duyệt bài. Sản phẩm báo chí xuất hiện trước công chúng luôn có bàn tay biên tập.

- Lắng nghe thông tin phản hồi qua các kênh khác nhau. Sau khi phát sóng, tác phẩm báo chí sẽ nhận được các thông tin phản hồi của người đọc, người nghe, người xem.

2. Việc sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sựtrên BĐT có những thuận lợi, khó khăn gì đến hoạt động tác nghiệp ? trên BĐT có những thuận lợi, khó khăn gì đến hoạt động tác nghiệp ?

Ðể có những tác phẩm phóng sự báo chí trên BĐT chất lượng cao đòi hỏi mỗi người làm báo phải tự rèn luyện, học hỏi, đam mê và tâm huyết với nghề. Ðồng thời phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương, cơ sở và chủ động, nhạy bén tìm ra những vấn đề xã hội đang quan tâm. Các thể loại báo chí nói chung, phóng sự nói riêng trên BĐT phải mang tính phát hiện, phản ánh được những vấn đề thời sự ở một thời điểm nào đó. Đối với cơ quan Báo Đảng địa phương, trước đây chỉ tác nghiệp ở một loại hình báo chí nhất định, nên nhiều PV còn gặp khó khăn khi sử dung đa phương tiện trong sáng tạo các tác phẩm. Trong xu hướng công nghệ số hiện nay, đa phương tiện là việc sử dụng nhiều loại phương tiện để thực hiện một sản phẩm báo chí không riêng gì thể loại phóng sự. Với việc phát triển vượt bậc của công nghệ, phần cứng và phần mềm, các PV hiện đại ngày càng tích hợp thêm nhiều “phương tiện” mới với những cách thức thể hiện khác nhau.

Do đó, yếu tố có ý nghĩa quan trọng vẫn là việc PV đó phải làm chủ được KT, phương tiện để xử lý công việc ở mọi lúc, mọi nơi. Muốn đạt được điều này, PV cần giỏi sử dụng máy tính, các phần mềm chuyên xử lý ngôn ngữ đa phương tiện để sáng tạo, sản xuất sản phẩm báo chí.

Vì vậy khi viết thể loại phóng sự trên BĐT sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo, người làm báo bên cạnh việc rèn kỹ năng khai thác sử dụng thành tựu khoa học-công nghệ, còn cần tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nâng cao vốn sống, hiểu biết, vốn nghề, xác định tâm thế dấn thân. Bên cạnh cập nhật kiến thức làm báo của thời đại công nghệ số, thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, viết về lĩnh vực gì thì phải nắm chắc lĩnh vực đó. Một PV không chỉ cần thành thạo kỹ năng viết tin, bài, chụp ảnh còn phải biết quay video clip về cùng một sự kiện, bảo đảm rằng sản phẩm của mình có thể được sử dụng cho cả báo in, BĐT, báo hình và phát thanh. Phương tiện tác nghiệp giờ không còn là cuốn sổ với cây bút hay máy tính xách tay. Thay vào đó, nhiều khi, PV cần phải biết sử dụng chiếc điện thoại thông minh như một “tòa soạn thu nhỏ”.

3. Theo anh/chị, hiện đang có những vấn đề gì đặt ra đối với báochí địa phương trong xu thế TTĐPT?. chí địa phương trong xu thế TTĐPT?.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, truyền thông số, nền báo chí - truyền thông Việt Nam đã có bước chuyển mình và phát triển ngày càng mạnh mẽ qua từng thời kỳ. Các cơ quan báo Đảng địa phương cũng không nằm ngoài dòng chảy ấy-vừa xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân; vừa đổi mới toàn diện để bắt kịp các xu hướng của báo chí hiện đại, đáp ứng nhu cầu của độc giả.

Với sự thay đổi liên tục của các xu hướng báo chí - truyền thông hiện đại đặt ra những thách thức lớn cho những người làm báo. Tuy nhiên, đối mặt với những thách thức đó, Báo Đảng địa phương cũng phải liên tục “làm mới”

mình với việc thay đổi chiến lược nội dung, đa dạng các hình thức chuyển tải thông tin tới bạn đọc.

Hệ thống các Báo Đảng địa phương đã phối hợp với các đơn vị xây dựng phần mềm điều hành tòa soạn, sắp xếp, thiết kế để các trang báo in, giao diện BĐT bắt mắt, tiện ích hơn cho độc giả; vừa bắt nhịp với xu hướng báo chí - Truyền thông hiện đại, các Báo Đảng địa phương đã và đang hướng tới xây dựng tòa soạn hội tụ để tận dụng tối đa mọi nguồn lực, tạo sự tương tác, hỗ trợ mạnh mẽ giữa các thể loại báo chí. Chiến lược nội dung của tòa soạn trong thời gian tới là vừa phát huy thế mạnh của báo in trong thông tin chuyên đề, phân tích chuyên sâu, xác định đây là thông tin chủ lực; vừa coi BĐT là mũi nhọn với thông tin thời sự, đa phương tiện. Thông tin được khai thác và triển khai theo hướng tập trung vào thông tin nóng, ưu tiên sử dụng các hình ảnh thể hiện nội dung thông tin thay cho văn bản. Hình thức thể hiện các tin, bài trên ấn phẩm điện tử cũng được thay đổi, từ việc sử dụng cùng một nội dung như tác phẩm đăng báo in; các tin, bài trên ấn phẩm BĐT được xây dựng theo bố cục phù hợp với việc đọc báo trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng…Bên cạnh đó, Báo Đảng điện tử địa phương cũng chú trọng phát triển truyền hình internet để đa dạng loại hình tác phẩm, xây dựng Fanpage Báo trên các mạng xã hội để tiếp cận với nhiều độc giả hơn, bắt nhịp với nền báo chí - Truyền thông hiện đại, đáp ứng nhu cầu và thu hút ngày càng nhiều độc giả hơn nữa.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG đa PHƯƠNG TIỆN TRONG SÁNG tạo tác PHẨM PHÓNG sự TRÊN báo điện tử NAM TRUNG bộ (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w