Đặc điểm của TTĐPT

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG đa PHƯƠNG TIỆN TRONG SÁNG tạo tác PHẨM PHÓNG sự TRÊN báo điện tử NAM TRUNG bộ (Trang 30 - 34)

1.1.7.1. Công cụ làm báo hiện đại, tích hợp thế mạnh của nhiều loại hình báo chí

Các nghiên cứu khoa học cho thấy con người nhận thức nhanh hơn nếu kết hợp ba khả năng nghe, xem, đọc. Việc thông tin một vấn đề theo nhiều cách thức truyền thông làm cho người sử dụng có nhiều lựa chọn hơn trong việc thay đổi cách thức tiếp nhận thông tin. Đồng thời, nó làm cho việc trình bày thông tin của BĐT phong phú, đa dạng và khác biệt hơn so với các sản phẩm báo chí thể hiện trên các loại hình khác. Cụ thể, như báo in chỉ có ảnh và chữ viết; phát thanh chỉ có âm thanh, tiếng động; truyền hình chỉ có hình

ảnh, tiếng động thì đa phương tiện hội tụ gần như đầy đủ mọi ưu điểm của báo in, phát thanh, truyền hình… Nó đưa người đọc truy cập nhanh, những nội dung cốt lõi trong bài báo. Mỗi phần video, audio, hình ảnh văn bản, hoạt hình… sẽ kể một phần bài báo một cách thuyết phục, trực quan sinh động nhất. Vì vậy, mỗi loại hình truyền thông có cách cung cấp và truyền tải thông tin khác nhau. Sự tổng hợp tối ưu các loại hình truyền thông tạo nên sức mạnh truyền thông. Nhờ thông tin được sắp xếp theo tầng lớp, công chúng không những hiểu rõ hơn các góc cạnh của vấn đề, mà còn chủ động hơn trong tiếp cận thông tin. Một tác phẩm báo chí thành công là tác phẩm chất lượng trung thực, khách quan, sinh động được người đọc hiểu đúng và tiếp nhận trọn vẹn thông điệp mà người làm báo muốn gửi đến.

1.1.7.2. Giúp lưu giữ thông tin theo chủ đề

Thực tế cho thấy những bài báo đa phương tiện trình bày thông tin theo nhiều loại hình truyền thông khác nhau và các PV căn cứ vào nội dung để chọn loại hình truyền thông hợp lý và hiệu quả nhất. Một trong những thế mạnh của BĐT là không bị giới hạn trong không gian, thời gian. Nếu như không gian trình bày trong báo in, phát thanh, truyền hình như một cái ao, thì không gian đó trong BĐT như một đại dương. Nhờ tính chất “Không giới hạn” đó, BĐT có thế mạnh trong việc thể hiện đa tầng, đa chiều thông tin và có khả năng lưu giữ nguồn dữ liệu lớn. Và tất cả các dạng thông tin dù là chữ viết, hình ảnh, audio, video hay hoạt hình… đều nhằm thể hiện một chủ đề, vấn đề nhất định trong bài báo. Khả năng lưu trữ dữ liệu ở mức độ cao giúp người làm báo không còn lo lắng về thời lượng phát sóng, hay độ dài bài báo mà chỉ cần tập trung vào không gian sáng tạo và thể hiện thông tin của mình. Nếu không có ứng dụng đa phương tiện, BĐT khó có thể chiếm vị trí quan trọng về lưu giữ thông tin đa dạng, phong phú trong ngành báo chí, truyền thông hiện đại.

1.1.7.3. Phá vỡ giới hạn truyền tải và tiếp nhận thông tin

Trong PT-TH, thời gian là tuyến tính. Công chúng không có nhiều lựa chọn trong việc tiếp nhận thông tin. Họ thường xuyên phải theo dõi bài báo từ đầu đến cuối và nếu bỏ giữa chừng thì không có nhiều cơ hội để xem phần bỏ lỡ. Đối với báo in, vấn đề xem lại dễ dàng hơn đôi chút nhưng vẫn gặp khó khăn nếu như công tác lưu trữ không tốt. Bên cạnh đó, do bị giới hạn về không gian, nên báo in chỉ phản ánh được một vài khía cạnh của vấn đề. Để có thể hiểu tường tận vấn đề, công chúng cần theo dõi nhiều kỳ báo hoặc xem nhiều chương trình. Điều này tạo ra một sự phụ thuộc, nhưng nó cũng biến công chúng trở thành người thụ động trong tiếp nhận thông tin. Đối với TTĐPT , giới hạn thông tin được mở rộng. Nó trao cho PV công cụ cần thiết để sáng tạo không gian theo khả năng của mình và trao cho công chúng quyền tái tạo không gian theo nhu cầu của họ. Người làm báo có thể sử dụng các phương tiện truyền tải theo ý tưởng và sự sáng tạo của họ, tận dụng triệt để thế mạnh của mỗi loại hình truyền thông để làm nổi bật vấn đề hoặc thông tin muốn gửi tới công chúng. Họ được quyền sắp xếp mạch thông tin theo cách mà họ cho là hợp lý, còn người truy cập được toàn quyền quyết định tiếp nhận thông tin trật tự mà họ thích nhất.

1.1.7.4. Kén chọn đề tài và gắn với sự phát triển của công nghệ

Trong đời sống hàng ngày có nhiều sự kiện, hiện tượng được chọn làm đề tài đăng tải trên báo chí. Tuy nhiên, không phải sự kiện nào cũng được lựa chọn để trình bày theo dạng TTĐPT. Sự kiện đó nếu không hấp dẫn, không được xã hội quan tâm, không có phần bối cảnh và diễn biến phù hợp để ghi hình, phỏng vấn, không cần ghi lại âm thanh hay không có nhiều khung cảnh đắt giá để chụp ảnh… thì khó có thể ứng dụng TTĐPT .

Công nghệ tạo nên kỷ nguyên TTĐPT . Nó ảnh hưởng mạnh và có tính chất quyết định đối với sự phát triển của TTĐPT. Khoa học công nghệ càng

phát triển, càng có nhiều loại hình truyền thông mới ra đời thì TTĐPT sẽ có về phương tiện trình diễn thông tin. Do tích hợp nhiều loại hình truyền thông, nên các sản phẩm đa phương tiện chiếm dung lượng lớn trong máy chủ nên đòi hỏi phải có một đường truyền băng thông rộng tốc độ cao để người đọc có thể xem trực tiếp các file âm thanh và video trên website mà không bị giật. Đường truyền càng nhanh, hiệu quả đạt được của bài báo TTĐPT càng tối ưu, truy cập nhanh chóng qua đó dễ dàng thu hút công chúng chủ động. Vì TTĐPT gắn với trình độ khoa học công nghệ cao hơn so với các loại hình truyền thông khác nên nó đòi hỏi người truy cập phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ để xem được các tác phẩm sử dụng TTĐPT .

1.1.7.5. Đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và gắn liền với dấu ấn cá nhân

Muốn ứng dụng đa phương tiện vào việc trình bày một bài báo, người làm báo phải biết nhiều về kỹ thuật, nắm vững từng loại hình truyền thông, cần có sự chủ động và linh hoạt để xác định thời điểm nào, nội dung nào, chủ đề nào thì sử dụng loại hình truyền thông nào. TTĐPT giúp tạo ra sự hấp dẫn trong thông tin nhưng đồng thời nó cũng là một thách thức tay nghề với người làm báo. Mỗi người làm báo lúc này không chỉ là người lên ý tưởng, mà còn phải là người biên tập và cụ thể hóa các ý tưởng. Nó gắn với sự dấn thân, tâm huyết, yêu nghề, việc lên kế hoạch và sự lựa chọn các cảnh quay, các đoạn ghi âm, chụp ảnh để thể hiện các ý định, nội dung nhất định. Do đó, mặc dù một tác phẩm báo chí đa phương tiện thường là sản phẩm của cả một tập thể, nhưng nó vẫn mang dấu ấn và gắn liền với phong cách cá nhân.

1.1.8. Khái niệm và Đặc điểm cơ bản của phóng sự

1.1.8.1. Khái niệm:

Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinh động về con người, sự việc, tình huống, hoàn cảnh có thật, có ý nghĩa thời sự, theo một quá trình phát sinh, phát triển, thông qua cái tôi, tác giả và ngôn ngữ, giọng điệu linh hoạt, với bút pháp mô tả, tường thuật kết hợp với nghị luận.

1.1.8.2. Về Đặc điểm cơ bản của phóng sự

Đối tượng phản ánh là người thật, việc thật tiêu biểu trong xã hội: Ưu thế của phóng sự là phân tích, tìm hiểu sâu về cá nhân, tập thể và sự việc có tính chất điển hình trong hoàn cảnh cụ thể. Qua đó giúp công chúng hiểu rõ bản chất của sự kiện, nguyên nhân “tại sao” lại xảy ra.

Phản ánh hiện thực khách quan: Thể loại phóng sự có khả năng sắp xếp các dữ liệu, sự kiện, dồn nén thông tin của cả quá trình vận động và phát triển theo nhiều chiều, nhiều tầng, diễn ra trong một chu kì thời gian nhất định.

Phóng sự sử dụng kết cấu, ngôn ngữ và bút pháp linh hoạt: Đây được cho là sự kế thừa có chọn lọc giữa văn học và các thể loại khác trong quá trình tiếp cận thông tin. Nó được thể hiện ở một số mặt:

Phóng sự được tác giả sáng tạo linh hoạt, phụ thuộc vào đối tượng phản ánh và ý đồ riêng của tác giả. Các kết cấu được sử dụng thường chặt chẽ và logic, hoàn chỉnh và rõ ràng, chất phác và bình dị. Sử dụng ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt nội dung của phóng sự. Ngôn ngữ phóng sự phải chính xác, hàm xúc và biểu cảm; phải là ngôn ngữ của Nhân dân, đa diện, đa góc độ để tạo sự sinh động cho bài phóng sự. Các bút pháp thường được sử dụng nhiều nhất đó là mô tả, thuật, kết hợp với bút pháp nghị luận. Ngoài ra, Các biện pháp như: So sánh, tương phản, ẩn dụ, châm biếm, hài hước… trong thể loại phóng sự luôn được sử dụng một cách triệt để.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG đa PHƯƠNG TIỆN TRONG SÁNG tạo tác PHẨM PHÓNG sự TRÊN báo điện tử NAM TRUNG bộ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w