Trong quá trình hội nhập quốc tế, các cơ quan Báo Đảng địa phương chủ trương đào tạo cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên để nâng cao trình độ lý luận chính trị nhằm tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bảo đảm đúng định hướng chính trị;
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp, nhất là hướng đến đào đào, bồi dưỡng cho phóng viên có đa kỹ năng tác nghiệp, sử dụng thành thạo các trang thiết bị như máy ảnh, máy quay phim, flycam để thực hiện tốt nhiệm vụ sáng tạo các tác phẩm phóng sự đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thông tin của bạn đọc.
Đến nay, một số phóng viên và biên tập viên có trình độ đại học và trên đại học có đủ khả năng, tiếp cận thành thạo, hướng đến sử dụng hiệu quả trang thiết bị và công nghệ, kỹ thuật làm báo hiện đại để sáng tạo các tác phẩm phóng sự đa phương tiện trên báo điện tử.
Nhìn nhận một cách khách quan, đến nay, cả ba báo Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn chưa khai thác hết thế mạnh của TTĐPT, chưa có nhiều bài báo kết hợp nhiều loại hình theo hướng TTĐPT. Các PV, biên tập viên chưa đầu tư công sức nhiều vào tác phẩm hoàn chỉnh ít nhất 3 yếu tố gồm viết tin bài, ảnh, video, audio, đồ hoạ so với tổng số lượng tin, bài đã xuất bản… Các tác phẩm phóng sự vẫn còn đơn giản so với những tiêu chuẩn cần có của một bài báo đa phương tiện.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 này, tác giả tìm hiểu, nghiên cứu một số sách của các giảng viên về TTĐPT và luận văn, tài liệu tham khảo để làm sáng tỏ các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Báo chí, truyền thông, TTĐPT, báo điện tử, thể loại phóng sự... Qua đó đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận nhằm xây dựng khung lý thuyết cho quá trình nghiên cứu.
Các xu thế TTĐPT được làm rõ với các nhóm nội dung cụ thể như: Truyền thông hội tụ, sự tích hợp của các loại hình báo chí, sử dụng TTĐPT vào việc thể hiện nội dung của tác phẩm phóng sự trên báo điện tử là sự kết hợp của ngôn ngữ viết, ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác trong một bài báo để truyền tải thông tin một cách sinh động, trực quan, phong phú, một cách đa diện, đầy đủ thông tin để thu hút công chúng. TTĐPT đã giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của báo ở khả năng tiếp cận tới công chúng chủ động mọi lúc, mọi nơi, trong đó sử dụng đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm phóng sự sẽ là tương lai của sự phát triển, nhất là trong thời đại của truyền thông, kỹ thuật số ngày càng phát triển.
Ngoài ra, Chương 1 tác giả cũng đã trình bày một bức tranh khái quát về hệ thống báo chí địa phương, Việt Nam và những định hướng lớn của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động báo chí trong xu thế TTĐPT hiện nay và quy hoạch báo chí trong thời gian tới, kỹ năng tác nghiệp của nhà báo đa phương tiện, đội ngũ nhân sự, cơ sở hạ tầng kỹ thuật làm báo điện tử theo xu hướng đa phương tiện... Trên cơ sở đó, để tác giả tiếp tục phân tích, đánh giá, những cơ hội, thách thức của báo Đảng địa phương trong xu thế TTĐPT hiện nay.
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG SÁNG TẠO TÁC PHẨM PHÓNG SỰ TRÊN BĐT NAM TRUNG BỘ 2.1. Giới thiệu các cơ quan báo Đảng trong diện khảo sát