Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn hà nội, chi nhánh tiền giang (Trang 35)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang

Điều ki n tự nhiên

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), cách TP Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách TP Cần Thơ 90 km về hướng Bắc; nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120 km. Về ranh giới hành chính, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP Hồ Chí Minh.

Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông - kinh tế quan trọng như quốc lộ IA, quốc lộ 50, quốc lộ 60, quốc lộ 30, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương (Mỹ Tho) - Cần Thơ, trong đó đoạn đến Trung Lương đã đưa vào hoạt động và đoạn từ Trung Lương đến Mỹ Thuận đang triển khai xây dựng nối TP Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ với các tỉnh ĐBSCL, tạo cho Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về TP Hồ Chí Minh và vùng KTTĐPN. Mặt khác, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển và hệ thống các sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo (đang triển khai nạo vét mở rộng)...nối liền các tỉnh ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia.

2.2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang năm 0 9

- Tăng trƣởng kinh tế:

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2019 ước đạt 60.094 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 6,64% so với năm 2018, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,23% và khu vực dịch vụ tăng 7,32% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 6,4% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 11,93% so cùng kỳ. Trong 6,64% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 20,2%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 42,7%, khu vực dịch vụ đóng góp 27% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 10,1%.

GRDP nếu tính theo giá thực tế năm 2019 ước đạt 98.392 tỷ đồng; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 55,7 triệu đồng/người/năm, tăng 5,1 triệu đồng so với năm 2018 (năm 2018 đạt 50,6 triệu đồng). Tính theo giá USD, GRDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 2.392 USD/người/năm, tăng 8,8%, tương đương tăng 193 USD so 2018 (năm 2018 đạt 2.199 USD/người/năm).

Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo đúng định hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,8% (cùng kỳ 39,2%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 27,2% (cùng kỳ 26,5%); khu vực dịch vụ chiếm 28,2 % (cùng kỳ 28,7); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,8%, (cùng kỳ 5,6%).

- Ngân hàng:

Trong năm, bên cạnh những thuận lợi tỉnh Tiền Giang nói riêng cả nước nói chung có nhiều khó khăn như tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung đến các nền kinh tế trên thế giới, giá vàng tăng rất cao tại một số thời điểm trong năm, dịch tả lợn châu Phi xảy ra và lây lan trên diện rộng, giá thu mua cá tra tại các nhà máy của tỉnh sụt giảm, tình hình thời tiết bất thường… nhưng nhìn chung không ảnh hưởng đáng kể đến các tổ chức tín dụng trong tỉnh. Mặt bằng lãi suất về cơ bản là ổn định. Các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm các mức trần lãi suất huy động và cho vay. Trong năm, các ngân hàng mà đi đầu là các ngân hàng thương mại nhà nước đã có 2 đợt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển các lĩnh vực ưu tiên với mức giảm tối đa từ 0,5%-1%/năm so với mức quy định của Ngân hàng nhà nước.

Huy động vốn: công tác huy động vốn tương đối thuận lợi, vốn huy động liên tục tăng qua các tháng. Đến cuối năm 2019, tổng vốn huy động đạt 69.269 tỷ đồng, tang 8.925 tỷ đồng so với cuối năm 2018, tốc độ tăng 14,8% so với cuối năm trước. Tăng trưởng vốn huy động đã vượt so với kế hoạch năm 2019 (kế hoạch tăng vốn huy động là 7%).

Về công tác tín dụng: tiếp tục tăng trưởng, đạt mức tăng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong năm 2019. Đến cuối năm 2019, tổng dư nợ đạt 56.314 tỷ đồng, tăng 7.870 tỷ đồng so với cuối năm 2018, tỷ lệ tăng là 16,2% so với năm trước, mức tăng bình quân là 1,3%/ tháng. Nợ xấu: cuối năm 2019,

số dư 489 tỷ đồng, chiếm 0,9%/tổng dư nợ, tăng 161 tỷ đồng so với với cuối năm 2018.

- Lao động, giải quyết việc làm:

Dân số trung bình của tỉnh năm 2019 khoảng 1.765.962 người, tăng 0,1% so với năm 2018, bao gồm: dân số nam 865.620 người, chiếm 49% tổng dân số, tăng 0,1%; dân số nữ 900.342 người, chiếm 51%, tăng 0,2%. Dân số khu vực thành thị là 247.583 người, chiếm 14% tổng dân số, giảm 9,4% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 1.518.379 người, chiếm 86%, tăng 1,9% so với năm trước. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2019 là 1.381.079 người, tăng 0,9% so với năm 2018, trong đó lao động nam là 662.009 người, chiếm 47,9%; lao động nữ là 719.070 người, chiếm 52,1%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 210.346 người, chiếm 15,2%; lực lượng lao động ở nông thôn là 1.170.733 người, chiếm 84,8%.

Các hoạt động hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm và tổ chức các phiên giao dịch việc làm được thực hiện tốt. Trong năm đã giới thiệu việc làm cho 2.650 lượt lao động; có 1.378 lao động có được việc làm ổn định; có 349 lao động đi làm việc ở nước ngoài; có 15.351 người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có 15.042 người đã có quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền chi trả trên 213,1 tỷ đồng. Tổ chức 14 phiên giao dịch việc làm với 63 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với nhu cầu tuyển dụng là 13.500 lao động, thu hút trên 1.841 lượt lao động tham gia trực tiếp và hàng ngàn lượt tham gia gián tiếp qua website của Trung tâm dịch vụ việc làm.

2.2.2 Quá trình thành lập và phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang

SHB chi nhánh Tiền Giang chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 11/4/2014, cung cấp đầy đủ sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, giải quyết nhu cầu về vốn cho các đơn vị kinh doanh và các cá nhân trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế tại địa phương. Mạng lưới hoạt động đến 31/12/2019 gồm 1 trụ sở chi nhánh đặt tại số 210 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và 02 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh quản lý (Phòng giao dịch Cai Lậy và Phòng giao dịch Gò Công).

Trải qua thời gian xây dựng và đổi mới, SHB chi nhánh Tiền Giang đã không ngừng phấn đấu vươn lên và từng bước khẳng định mình trong ngành, chứng tỏ mình là chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy cho khách hàng. Hơn nữa Ngân hàng lấy chữ “Tín” làm phương châm cho mọi hoạt động nên đông đảo khách hàng ủng hộ. Kết quả đó cũng chính là nhờ sự nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, Ngân hàng phải đối mặt với ảnh hưởng của tình hình dịch bênh Covid-19, với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác trên địa bàn cùng với sự biến động của nền kinh tế. Vì vậy, Ngân hàng không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh dịch vụ để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Thời gian qua SHB chi nhánh Tiền Giang đã luôn đồng hành cùng sự phát triển kinh tế nhanh chóng và mạnh mẽ của địa phương và đã đạt được kết quả rất khả quan. Cụ thể đến cuối năm 2019, như sau:

Số dư huy động vốn: 577.200 triệu đồng. Dư nợ vay đạt: 319.000 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế: 2.800 triệu đồng.

Về mạng lưới máy ATM là 2 máy trên điạ bàn tỉnh. Nhân sự 40 người.

2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang

Hình 2.1: Mô hình tổ chức Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang

Nguồn: SHB Chi nhánh Tiền Giang

Về cơ cấu tổ chức của Chi nhánh bao gồm các phòng Ban Giám đốc chi nhánh, 09 phòng nghiệp vụ và 02 Phòng giao dịch. Mỗi phòng ban có nhiệm vụ riêng và đều nhằm mục đích chung là đưa Chi nhánh nói riêng và SHB nói chung ngày một phát triển, cụ thể như sau:

2 2 3 1 Ban G ám đốc chi nhánh Phòng Kiểm soát nội bộ Giám đốc Chi nhánh Phòng Hỗ trợ tín dụng Phòng Hành chính quản tr Phòng Ngân quỹ Phòng Thẩm đ nh Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng nhân Phòng Giao d ch Công Phòng Kế toán Phòng Giao d ch Cai Lậy Phòng d ch vụ khách hàng

Hiện chỉ có 01 Giám đốc là người đứng đầu Chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chi nhánh và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.

2.2.3.2 Phòng Hành chính quản trị

Phụ trách các vấn đề về hành chính, văn thư và quản lý nhân sự, công đoàn thanh niên của chi nhánh. Hỗ trợ nghiệp vụ cho các phòng giao dịch trực thuộc. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh hoạt động hành chính, nhân sự và toàn thể tại chi nhánh.

Quản lý con dấu, giấy giới thiệu, vận hành quản lý tổng đài điện thoại, mua, phân phối, bảo trì, điều động, quản lý, theo dõi việc sử dụng tài sản cố định, công cụ lao động, văn phòng phẩm, điện, nước….Tổ chức và quản lý các hoạt động: điều xe, an ninh, PCCC, bố trí công cụ, chỗ làm việc cho nhân viên, phối hợp với các phòng ban chi nhánh, hội sở triển khai các hoạt động hành chính, vui chơi, hoạt động phòng trào do hội sở đề ra.

2.2.3.3 Phòng Khách hàng cá nhân

Cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cá nhân bao gồm các sản phẩm tín dụng, thẻ, các dịch vụ như chuyển tiền, chuyển khoản thanh toán tự động, chi trả kiều hối.

Chăm sóc khách hàng cá nhân quản lý và quan hệ với khách hàng cá nhân của chi nhánh thông qua việc ghi nhận và giải đáp các ý kiến thắc mắc phản hồi của khách hàng cá nhân, tư vấn hướng dẫn khách hàng cá nhân về sản phẩm dịch vụ để đáp ứng cho nhu cầu khách hàng.

Hỗ trợ ngiệp vụ cho các phòng giao dịch trực thuộc, tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân.

Đạt được các chỉ tiêu doanh số do Giám đốc chi nhánh đề ra, tổ chức triển khai các sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân, quản lý hồ sơ, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, phối hợp với các phòng ban khác trong đơn vị các vấn đề có liên quan nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh, các công việc khác khi Giám đốc chi nhánh yêu cầu.

Cung cấp các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp: tín dụng doanh nhiệp, tài khoản tiền gửi thanh toán, thanh toán quốc tế… Quản lý và phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp.

Là bộ phận tham mưu chính về chiến lược kinh doanh của chi nhánh đề xuất huy động vốn, cho vay vốn, đôn đốc thu hồi vốn.

Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, hướng dẫn khách hàng vay vốn, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, thẩm định trước khi cho vay, trình giám đốc hợp đồng tín dụng.

Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn và có quyền thu hồi vốn trước thời hạn nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

2.2.3.5 Phòng Kế toán: t am mưu úp G ám đốc chi nhánh trong công tác:

Thực hiện phân tích, đánh giá và kiểm tra tình hình thực hiện chế độ tài chính kế toán tại SHB theo đúng quy định về tài chính kế toán của SHB và pháp luật.

Trực tiếp thực hiện công tác kế toán chi tiêu nội bộ, kế toán tổng hợp, kế toán kiểm soát sau, kế toán nguồn vốn và xây dựng kế hoạch kinh doanh của đơn vị.

Quản lý, điều hành, giám sát hoạt động kế toán tài chính của Chi nhánh và các Phòng giao dịch.

2.2.3.6 Phòng Dịch v khách hàng

Là đơn vị trực tiếp thực hiện kinh doanh tại Chi nhánh trong các lĩnh vực về giao dịch khách hàng nhằm tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng cho ngân hàng bao gồm:

- Tổ chức quản lý, chăm sóc, tư vấn và phát triển khách hàng; - Thực hiện huy động vốn và phát triển sản phẩm dịch vụ của SHB; - Thực hiện các nhiệm vụ về kế toán giao dịch;

- Thực hiện các chỉ tiêu do Giám đốc chi nhánh giao.

2.2.3.7 Phòng Ngân quỹ

Chịu trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện các chế độ quy định của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và của SHB về công tác ngân quỹ bao gồm: quản lý, nhập, xuất, vận chuyển và bảo quản tiền mặt (VNĐ, ngoại tệ), tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng… theo quy định; Thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra giám sát các

đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và của SHB trong công tác an toàn kho quỹ.

2.2.3.8 Phòng Thẩm định

Chịu trách nhiệm thẩm định cấp tín dụng đối với khách hàng, các nghiệp vụ chính bao gồm thẩm định trình cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng, thẩm địnhtài sản bảo đảm.

Khảo sát, quan lý theo dõi biến động giá tài sản bảo đảm, chịu trách nhiệm chất lượng về nghiệp vụ thẩm định tài sản.

2.2.3.9 Phòng Hỗ trợ tín d ng

Chịu trách nhiệm hỗ trợ liên quan đến hoạt động cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Nhiệm vụ chính là kiểm tra, soạn thảo, chuẩn bị các thủ tục trước khi giải ngân, thực hiện đôn đốc thu hồi nợ, tham mưu hạn chế rủi ro liên quan đến hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh và các phòng giao dịch…

2.2.3.10 Phòng Ki m soát nội bộ

Chịu trách nhiệm kiểm soát sau toàn bộ hoạt động tại chi nhánh và phòng giao dịch, hạn chế các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động.

2.2.3.11 Phòng Giao dịch (Phòng Giao dịch Cai Lậy và Phòng Giao dịch Gò Công)

Các phòng giao dịch thuộc Chi nhánh đều thực hiện đầy đủ các chức năng của NHTM như: phát triển khách hàng, cung cấp dịch vụ ngân hàng: huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngọai tệ, chi trả kiều hối…, đến với khách hàng, họat động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển tốt về đầu tư tín dụng góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn.

2.3 Thực trạng hoạt động t n dụng của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 – Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019

2.3.1 T nh h nh huy động vốn

Trong năm 2019, bên cạnh những thuận lợi tỉnh Tiền Giang nói riêng cả nước nói chung có nhiều khó khăn như tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến các nền kinh tế trên thế giới, giá vàng tăng rất cao tại một số thời điểm trong năm, dịch tả lợn châu Phi xảy ra và lây lan trên diện rộng, giá thu mua cá tra tại các nhà máy của tỉnh sụt giảm, tình hình thời tiết bất thường… nhưng nhìn chung không ảnh hưởng đáng kể đến các tổ chức tín dụng trong tỉnh. Mặt bằng lãi suất về cơ bản là ổn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn hà nội, chi nhánh tiền giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)