6. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.2 Về phát triển mạng lưới và nhân sự tại chi nhánh
Hiện nay hệ thống mạng lưới SHB chi nhánh Tiền Giang chỉ có 2 phòng giao dịch đặt tại 2 thị xã. Để tạo điệu kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng dễ dàng trong việc lựa chọn, đánh giá khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng nên thành lập thêm phòng giao dịch ở huyện khác như ở huyện Cái Bè / Châu Thành.
Bên cạnh việc mở rộng địa bàn hoạt động thì Ngân hàng nên bổ sung thêm nguồn nhân lực nhất là Chuyên viên Quan hệ khách hàng, vì hiện tại với số lượng nhân sự đang có khoảng 10 CVQHKH thì khó đáp ứng được yêu cầu công việc.
Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên thực hiện công tác liên quan đến tín dụng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng, đây là cơ sở quan trọng để hình thành một khoản cho vay tốt.. Chi nhánh cần chú trong đến các vấn đề sau trong việc nâng cao trình độ đối với cán bộ thực hiện công việc liên quan đến tín dụng:
+ Thường xuyên tuyên truyền và phổ biến tư tưởng cho cán bộ nhân viên để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ:
Khóa đào tạo Tần suất Giảng viên
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp 6 tháng/lần Trung tâm đào tạo SHB
Phân tích báo cáo tài chính và thẩm định dự án đầu tư
6 tháng/lần Giảng viên của các Trường đại
học
Pháp lý về TSBĐ và xử lý TSBĐ 6 tháng/lần Trung tâm đào tạo SHB
Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tín dụng
3 tháng/lần Trung tâm đào tạo SHB cán bộ
hoàn thành tốt công việc.
+ Ngay từ khâu tuyển chọn phải có những chuẩn mực nhất định, phải có trình độ chuyên môn nhất định, như: phải được đào tạo chính quy dài hạn tập trung, đúng chuyên ngành; đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng tốt để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng các phần mềm trong tính toán, thẩm định dự án; có kiến thức về xã hội phong phú và có khả năng giao tiếp tốt, với khả năng giao tiếp tốt CVQHKH, chuyên viên thực hiện công tác thẩm định tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định chính xác hơn.
+ Mời các chuyên gia pháp lý đến giảng, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để các CVQHKH và thẩm định tích lũy thêm kinh nghiệm, hiểu biết về pháp luật để đảm bảo hoạt động cho vay an toàn.
3.2.3 Nâng cao ch t lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng
Công tác kiểm tra, kiểm soát có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý tồn tại trong hoạt động tín dụng. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát cần thực hiện các giải pháp sau:
- Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo định kỳ và đột xuất đối với hoạt động tín dụng. Xác định mục tiêu chính phải đạt được qua đợt kiểm tra, kiểm soát. Xây dựng đề cương kiểm tra có cơ sở khoa học để nội dung kiểm tra toàn diện, tập trung vào những vấn đề chính như: kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách tín dụng, chấp hành quy trình tín dụng, các quy định về đảm bảo tiền vay, các biện pháp xử lý nợ, chấp hành mức phán quyết tín dụng, chế độ thông tin báo cáo tín dụng,...
- Đổi mới nội dung phương pháp kiểm tra tránh tình trạng ứng phó làm giảm hiệu lực kiểm tra kiểm soát tín dụng. Có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, kiểm tra chéo giữa các cán bộ quản lý hồ sơ. Tùy mục đích kiểm tra có thể kiểm tra toàn diện hoạt động tín dụng hoặc kiểm tra chuyên sâu một số lĩnh vực, đối tượng cần quan tâm. Kết hợp kiểm tra hồ sơ vay vốn lưu tại ngân hàng với kiểm tra thực tế khách hàng thông qua việc đối chiếu, phỏng vấn trực tiếp khách hàng.
- Chi nhánh cần có sự phân định rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các dự án, phương án vay vốn. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, các cán bộ kiểm tra độc lập cần quan tâm hơn tới các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tại Chi nhánh: tốc độ tăng trưởng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát của Chi nhánh; soạn thảo các điều kiện trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp/cầm cố không rõ ràng gây khó hiểu hoặc nhầm lẫn và có thể dẫn đến tranh chấp.
- Kết quả qua kiểm tra, kiểm soát phải thể hiện thành biên bản, trong đó đề cập cụ thể những tồn tại, sai sót phát hiện được qua kiểm tra. Yêu cầu đơn vị được kiểm tra có biện pháp khắc phục có hiệu quả và thời gian khắc phục.
- Tổ chức phúc tra kết quả khắc phục để đảm bảo các sai sót, các tồn tại được chấn chỉnh kịp thời. Xử lý nghiêm những vi phạm, tiêu cực để có tác dụng răn đe đối với các trường hợp tương tự.
3.2.4 Xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ x u
Thực hiện đánh giá, phân tích để phân loại nợ quá hạn, nợ xấu thành các nhóm như khách quan, chủ quan, có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ, chây ỳ, có tài sản đảm bảo, không có tài sản đảm bảo... để có những biện pháp xử lý thu hồi có hiệu quả.
Hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh bằng các biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay. Chi nhánh cần chủ động xây dựng phương án xử lý, có kế hoạch, chương trình cụ thể đến từng món nợ để xử lý thu hồi. Khi phát sinh nợ quá hạn cần chuyển hồ sơ sang Ban xử lý nợ có vấn đề của Hội sở chính để tách biệt trách nhiệm đòi nợ độc lập với chức năng cho vay nhằm kiểm tra xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của từng khâu trong quá trình cho vay - thu nợ, đồng thời công việc xử lý thu hồi nợ được thực hiện bởi những “các chuyên gia trong lĩnh vực thu nợ” sẽ hiệu quả hơn. Thực hiện phân công, giao khoán thu nợ như một chỉ tiêu chính của hoạt động tín dụng. Đồng thời gắn trách nhiệm đối với CVQHKH để nợ quá hạn phát sinh trong quá trình quản lý tín dụng.
Tranh thủ mạnh mẽ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các sở, ban ngành địa phương, đặc biệt là các cơ quan pháp luật để xử lý kiên quyết đối với các đối tượng chây ỳ, khó thu.
Trường hợp khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, biến động bất lợi của giá cả hàng hóa, ốm đau đột xuất… cần phải xử lý bằng kỹ thuật nghiệp vụ để tháo gỡ khó khăn như: gia hạn nợ, cho vay lại để khách hàng tiếp tục sản xuất để tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác, CVQHKH phải là người gần gũi với khách hàng để đề xuất các biện pháp nghiệp vụ, tư vấn cho khách hàng kể cả về phương diện quản lý, tiêu thụ sản phẩm, giá cả để giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Làm tốt được công tác này, mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng khắng khít hơn.
Trường hợp khách hàng thiếu tích cực, không hợp tác tốt với ngân hàng trong việc trả nợ, tùy mức độ và từng trường hợp cụ thể để áp dụng các giải pháp xử lý khác nhau nhưng phải tuân theo nguyên tắc là kiên quyết, dứt khoát. Nếu người vay vẫn không chịu trả nợ cần áp dụng ngay các biện pháp mạnh hơn như phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng bắt buộc người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khởi kiện, phát mại tài sản thu hồi nợ…
Trường hợp nợ quá hạn có liên quan đến CVQHKH tiêu cực, cho vay thiếu khách quan, không đúng quy trình tín dụng thì nhất thiết phải xử lý, quy trách nhiệm vật chất, chuyển công tác khác hoặc xử lý ngừng cho vay, chuyển sang thu hồi nợ hoặc nặng hơn là sa thải, khởi kiện ra pháp luật.
Sau khi thực hiện các giải pháp trên nhưng vẫn không thu hồi được hết số nợ quá hạn, và các món nợ này đã trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định thì đề nghị Hội sở cho xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng rủi ro, đồng thời món nợ này sẽ được theo dõi ngoại bảng trên cân đối và tiếp tục theo dõi để thu hồi từ khách hàng vay.
3.2.5. Một số gi i pháp khác
Tăng cường cơ sở vật ch t tại các phòng giao dịch
Hiện tại chỉ có Phòng giao dịch Cai Lậy là có được trụ sở khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ, trong khi PGD Gò Công là trụ sở thuê của nhà dân đã cũ và trụ sở tương đối nhỏ hẹp ở sảnh giao dịch. Do vậy cần thiết phải sớm khắc phục những hạn chế này như tìm kiếm vị trí thích hợp để chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành xây dựng trụ sở, tạo sự tin tưởng, tạo ấn tượng về thương hiệu cho khách hàng quan hệ tín dụng nói riêng và khách hàng giao dịch nói chung.
Nâng cao ch t lượng phục vụ khách hàng
Xu hướng mỗi khách hàng ngày càng sử dụng nhiều sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Về phía ngân hàng do yêu cầu của tính hiệu quả trong kinh doanh, nên một nhân viên ngân hàng phải đồng thời phục vụ thành thạo nhiều sản phẩm dịch vụ. Cần đào tạo một nhân viên ngân hàng “giỏi một việc, biết nhiều việc”. Muốn vậy, phải thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và tác nghiệp của ngân hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chi nhánh cần phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, đánh giá năng lực cán bộ, bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo và đào tạo lại theo các quy chuẩn quy định.
Có chính sách sử dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ có năng lực để giảm thiểu hiện tượng chảy máu chất xám.
Tuyên truyền qu ng cáo tiếp thị
Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi với khách hàng. Phải lập được chương trình đồng bộ, có sức thu hút đối với mọi đối tượng khách hàng tiền gửi, vay vốn, nhất là hộ nông dân sản xuất hàng hóa, hộ kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông thôn. Cần phải có nhận thức đúng là tín dụng sẽ thực sự nâng cao chất lượng một cách vững chắc một khi đông đảo khách hàng vay vốn luôn hiểu rõ về chính sách, các quy định tín dụng, để tự giác hoàn trả vốn vay đúng hạn, luôn quan tâm đến hiệu quả đầu tư vốn vay.
3.3 Một số kiến ngh
3.3 Đối với Ng n h ng Nh nước Vi t Nam, Chi nhánh tỉnh Tiền Giang
Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm soát họat động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, ngăn ngừa nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM.
Các vướng mắc trong thực hiện xử lý tài sản, khi xử lý nợ là vấn đề đã được đề cập đến rất nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đề nghị NHNN chi nhánh tỉnh Tiền Giang làm việc với các cơ quan có thẩm quyền quan tâm đúng mức hơn tới các bức xúc của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tiền Giang cần làm đầu mối để các NHTM trên địa bàn tham gia các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương nhưng phải
đảm bảo nâng cao quyền tự chủ của các NHTM trong quyết định đầu tư trên cơ sở đảm bảo an tòan, hiệu quả cho ngân hàng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thường xuyên phối hợp với Ủy ban nhân nhân tỉnh, các huyện/thành/thị triển khai rộng rãi tại các địa phương trong tỉnh Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quan hệ tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
3.3 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
Công bố quy hoạch tổng thể, rõ ràng về phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng, lợi thế so sánh của từng tiểu vùng; ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phối hợp các họat động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công của địa phương với chính sách tín dụng ngân hàng.
Tạo dựng hệ thống thông tin đồng bộ về thực trạng tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo một hệ thống báo cáo tài chính phản ánh chính xác, đầy đủ về “sức khỏe” của các doanh nghiệp địa phương.
Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường hơn nữa họat động cải cách hành chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực: cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, các họat động công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm…. Hướng dẫn, tập huấn đầy đủ cho những ngừơi trực tiếp làm công việc này để họ có khả năng hướng dẫn cho khách hàng, tránh tình trạng khách hàng bị sách nhiễu, phiền hà, đi lại nhiều lần. Từ đó, các NHTM có thể giải quyết cho vay nhanh chóng, đáp ứng vốn kịp thời với cơ hội kinh doanh của khách hàng.
Đa số người dân khu vực đô thị cũng như nông thôn chưa được cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà làm hạn chế điều kiện vay vốn của người dân. UBND tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho người dân nhằm tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn đúng luật, an toàn, hiệu quả.
Ngoài ra, UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Tài nguyên môi trường thực hiện việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu mới phải thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh và phải thực hiện nhanh chóng vì hiện nay có huyện là bắt buộc người dân phải đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu mới có huyện thì không yêu cầu do đó rất khó cho ngân hàng khi tiếp nhận hồ sơ cũng như giải thích với khách hàng.
3.3 3 Đối với Ng n h ng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
Khả năng cạnh tranh của chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố cơ bản: con người và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho các họat động kinh doanh. Nhân sự hiện nay tại Chi nhánh rất thiếu, đề nghị Hội sở đổi mới qui chế tuyển dụng lao động theo hướng cho phép Chi nhánh được quyền trực tiếp tuyển lao động trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và thu nhập của người lao động, đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ và khả năng tác nghiệp.
Về vấn đề cơ sở vật chất - kỹ thuật: đề nghị Hội sở duyệt cho PGD Gò Công tìm kiếm vị trí thích hợp để thuê / chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành xây dựng trụ sở.
Hội sở cần có những giải pháp tích cực nhằm khai thác nguồn vốn trung, dài hạn, đặc biệt là nguồn vốn tài trợ, ủy thác từ các chương trình tín dụng quốc tế để hỗ trợ chi nhánh cung ứng vốn cho những dự án khả thi thuộc lĩnh vực kinh tế mũi nhọn