Một số kiến ngh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn hà nội, chi nhánh tiền giang (Trang 67)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3 Một số kiến ngh

3.3 Đối với Ng n h ng Nh nước Vi t Nam, Chi nhánh tỉnh Tiền Giang

Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm soát họat động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, ngăn ngừa nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM.

Các vướng mắc trong thực hiện xử lý tài sản, khi xử lý nợ là vấn đề đã được đề cập đến rất nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đề nghị NHNN chi nhánh tỉnh Tiền Giang làm việc với các cơ quan có thẩm quyền quan tâm đúng mức hơn tới các bức xúc của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tiền Giang cần làm đầu mối để các NHTM trên địa bàn tham gia các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương nhưng phải

đảm bảo nâng cao quyền tự chủ của các NHTM trong quyết định đầu tư trên cơ sở đảm bảo an tòan, hiệu quả cho ngân hàng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Thường xuyên phối hợp với Ủy ban nhân nhân tỉnh, các huyện/thành/thị triển khai rộng rãi tại các địa phương trong tỉnh Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quan hệ tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

3.3 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang

Công bố quy hoạch tổng thể, rõ ràng về phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tiềm năng, lợi thế so sánh của từng tiểu vùng; ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phối hợp các họat động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công của địa phương với chính sách tín dụng ngân hàng.

Tạo dựng hệ thống thông tin đồng bộ về thực trạng tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo một hệ thống báo cáo tài chính phản ánh chính xác, đầy đủ về “sức khỏe” của các doanh nghiệp địa phương.

Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường hơn nữa họat động cải cách hành chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực: cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, các họat động công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm…. Hướng dẫn, tập huấn đầy đủ cho những ngừơi trực tiếp làm công việc này để họ có khả năng hướng dẫn cho khách hàng, tránh tình trạng khách hàng bị sách nhiễu, phiền hà, đi lại nhiều lần. Từ đó, các NHTM có thể giải quyết cho vay nhanh chóng, đáp ứng vốn kịp thời với cơ hội kinh doanh của khách hàng.

Đa số người dân khu vực đô thị cũng như nông thôn chưa được cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà làm hạn chế điều kiện vay vốn của người dân. UBND tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho người dân nhằm tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn đúng luật, an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Tài nguyên môi trường thực hiện việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu mới phải thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh và phải thực hiện nhanh chóng vì hiện nay có huyện là bắt buộc người dân phải đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu mới có huyện thì không yêu cầu do đó rất khó cho ngân hàng khi tiếp nhận hồ sơ cũng như giải thích với khách hàng.

3.3 3 Đối với Ng n h ng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

Khả năng cạnh tranh của chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố cơ bản: con người và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho các họat động kinh doanh. Nhân sự hiện nay tại Chi nhánh rất thiếu, đề nghị Hội sở đổi mới qui chế tuyển dụng lao động theo hướng cho phép Chi nhánh được quyền trực tiếp tuyển lao động trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và thu nhập của người lao động, đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ và khả năng tác nghiệp.

Về vấn đề cơ sở vật chất - kỹ thuật: đề nghị Hội sở duyệt cho PGD Gò Công tìm kiếm vị trí thích hợp để thuê / chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành xây dựng trụ sở.

Hội sở cần có những giải pháp tích cực nhằm khai thác nguồn vốn trung, dài hạn, đặc biệt là nguồn vốn tài trợ, ủy thác từ các chương trình tín dụng quốc tế để hỗ trợ chi nhánh cung ứng vốn cho những dự án khả thi thuộc lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đặc biệt là nguồn vốn để phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Điều chỉnh mức ủy quyền phán quyết tín dụng đối với các chi nhánh, xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp hạng chi nhánh; đẩy mạnh phân cấp phê duyệt tín dụng để nâng cao trách nhiệm của người phê duyệt, giảm áp lực công việc phê duyệt ở Hội sở, rút ngắn thời gian thẩm định và phê duyệt nhằm đáp ứng vốn kịp thời với cơ hội kinh doanh của khách hàng.

Hội sở cần ban hành các thủ tục, quy định về sản phẩm cho vay áp dụng riêng cho địa bàn Tiền Giang, vì bộ quy trình chung cho toàn hệ thống khi triển khai thực hiện tại địa bàn Tiền Giang thì không thể thực hiện được, như sản phẩm cho vay đối tượng

chính sách, đối tượng hưu trí...

Hỗ trợ hoạt động đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đặt biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại, cần ban hành về tiêu chuẩn cán bộ trong toàn hệ thống, nhất là cán bộ quản lý, điều hành và CVQHKH, thẩm định. Tiêu chuẩn cán bộ cần

xem xét kỹ các mặt đạo đức nghề nghiệp, am hiểu nghiệp vụ chuyên môn, hiểu biết pháp luật và kinh tế thị trường. Đề bạt cán bộ phải xem xét từ hiệu quả trong công tác thực tế nhằm giúp nâng cao chất lượng tín dụng.

Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trong toàn hệ thống ngân hàng nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình cho vay tại các chi nhánh để có biện pháp khắc phục, tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra đối với ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tiền Giang, phục vụ tốt hơn đối với phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Các giải pháp và kiến nghị được đưa ra trên cơ sở các luận cứ khoa học trên cơ sở lý luận của chương 1, thực tiễn cũng như những vấn đề còn tồn tại ở chương 2 và định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.

Tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp chính góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản trị tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang như: nhóm giải pháp về huy động vốn; về tín dụng và nhóm giải pháp khác. Trong đó, nhóm giải pháp vế tín dụng gồm: hoàn thiện chính sách quản lý và điều hành tín dụng; phát triển mạng lưới và nhân sự tại chi nhánh phù hợp với điều kiện kinh doanh của Chi nhánh; nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng; tiến hành xử lý và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu; thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; thực hiện đúng quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh. Các nhóm giải pháp đó vừa tạo tiền đề cho nhau vừa tạo nên hệ thống các giải pháp đồng bộ và lý giải cách thức thực hiện để chỉ rõ tính khả thi của các giải pháp.

Đồng thời tác giả còn đưa ra những kiến nghị đối với NHNN Việt Nam – chi nhánh tỉnh Tiền Giang, với Chính quyền địa phương và với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội để hỗ trợ cho các nhóm giải pháp đã nêu thực hiện có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang.

KẾT LUẬN

Họat động tín dụng ngân hàng có vai trò vô cùng to lớn đối với nền kinh tế quốc gia nói chung và kinh tế từng địa phương nói riêng, nó tạo động lực cho các họat động kinh tế và tạo ra công ăn việc làm mới. Nhưng nếu chất lượng tín dụng không đảm bảo có thể dẫn đến những hiểm họa kinh tế vô cùng nghiêm trọng. Đối với tỉnh Tiền Giang, để có thể phát triển nhanh, mạnh trên con đường đạt đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” cần phải có sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó có tín dụng ngân hàng. Trên tinh thần đó, luận văn tốt nghiệp này đã tập trung vào những vấn đề sau:

Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị TDNH đối với phát triển KT-XH; làm rõ vai trò, nội dung cơ bản của quản trị tín dụng, mục tiêu và các công cụ thực hiện quản trị tín dụng, cũng như làm rõ các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản trị tín dụng của NHTM đối với phát triển KT-XH cũng như sự phát triển bền vững của NHTM.

Phân tích và làm rõ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang; trong luận văn, tác giả đã nêu và làm nổi bật những kết quả đạt được đồng thời chỉ ra một số hạn chế trong quản trị tín dụng.

Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để Ban lãnh đạo Chi nhánh nghiên cứu thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả quản trị tín dụng.

Tác giả đưa ra các kiến nghị với NHNN chi nhánh tỉnh Tiền Giang, Chính quyền địa phương, cũng như với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội về một số vấn đề có liên quan để góp phần đẩy nhanh phát triển KT-XH, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện quản trị tín dụng.

Luận văn vẫn còn hạn chế như: phần tổng quan các tài liệu nghiên cứu trước còn khá khiêm tốn; tác giả chưa tiến hành thực hiện khảo sát khách hàng, khảo sát nội bộ về các nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang để có thêm nhận định khách quan về lĩnh vực này. Do đó việc xác định hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và các giải pháp đề xuất chưa toàn diện, sâu sắc và khách quan. Đây là hướng nghiên cứu tiếp theo của các đối tượng quan tâm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình N ệp v N ân àn t ươn mạ , Nhà

xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2016), G áo trìn Quản trị k n doan n ân àn II, Nhà

xuất bản Kinh tế, Hồ Chí Minh.

3. Đoàn Thị Hồng (2017), Tà l ệu bà ản “N ệp v N ân àn t ươn mạ ”,

Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết địn số 1627/2001/QĐ-NHNN

của N ân àn N à nước V ệt Nam về v ệc ban àn quy c ế c o vay của Tổ c ức tín d n đố vớ k ác àn , ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013, hết hiệu lực ngày 14 tháng 03 năm 2017.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), T ôn tư số 02/2013/TT-NHNN của

N ân àn N à nước V ệt Nam: Quy địn về p ân loạ tà sản có, mức tríc , p ươn p áp tríc lập dự p òn rủ ro và v ệc sử d n dự p òn đ xử lý rủ ro tron oạt độn của tổ c ức tín d n , c n án n ân àn nước n oà , ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), T ôn tư số 09/2014/TT-NHNN về v ệc

sửa đổ , bổ sun một số đ ều của t ôn tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của T ốn đốc N ân àn n à nước quy địn về p ân loạ tà sản có, mức tríc , p ươn p áp tríc lập dự p òn rủ ro và v ệc sử d n dự p òn đ xử lý rủ ro tron oạt độn của tổ c ức tín d n , c n án n ân àn nước ngoài, ban hành ngày 18 tháng 03 năm 2014.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), T ôn tư số 22/2019/TT-NHNN của

T ốn đốc NHNN V ệt Nam Quy địn các ớ ạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn tron oạt độn của n ân àn , c n án n ân àn nước n oà , ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2019.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), T ôn tư 39/2016/NHNN quy địn về

vớ k ác àn , ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016, có hiệu lực ngày 15 tháng 03 năm 2017.

9. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (2017 - 2019), Báo cáo tài

c ín năm 2017, 2018, 2019

10.Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (2017 - 2019), Báo cáo

t ườn n n năm 2017, 2018, 2019.

11. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (2016), Quy c ế số

67/2016/QC-HĐQT SHB về bảo đảm cấp tín d n , ban hành ngày 05 tháng 02 năm 2016.

12. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (2016), Quy địn số

891/2016/QĐ-SHB về ám sát tín d n , ban hành ngày 05 tháng 02 năm 2016.

13. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (2016), Quy địn số

889/2016/QĐ-SHB về k m soát, p duyệt ả n ân, ban hành ngày 05 tháng 02 năm 2016.

14. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (2016), Quy địn số

890/2016/QĐ-SHB về t ẩm địn tà sản bảo đảm, ban hành ngày 05 tháng 02 năm 2016.

15. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (2017), Quy c ế số

191/2017/QC-HĐQT – SHB về c o vay đố vớ K ác àn , ban hành ngày 24 tháng 03 năm 2017.

16. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (2017), Quy địn số

10206/2017/QĐ-SHB về bảo đảm cấp tín d n , ban hành ngày 02 tháng 10 năm 2017.

17. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (2016), Quy trình số

892/2016/QT-SHB về xử lý nợ cần xử lý, ban hành ngày 05 tháng 02 năm 2016.

18. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh tỉnh Tiền Giang

(2017 - 2019), Báo cáo kết quả oạt độn k n doan năm 2017, 2018, 2019

19.Quốc hội (2010), Luật Các tổ c ức tín d n số 47/2010/QH12, ban hành ngày

16 tháng 06 năm 2010.

20. Quốc hội (2017), Luật Các tổ c ức tín d n số 17/2017/QH14 sửa đổ bổ sun

tháng 11 năm 2017.

21. Quốc hội (2017), N ị quyết số 42/2017/QH14 về t í đ m xử lý nợ xấu của các

tổ c ức tín d n , ban hành ngày 21 tháng 06 năm 2017.

22.Nguyễn Thị Sâm (2015), “Quản trị rủ ro tín d n tạ N ân àn t ươn mạ cổ

p ần Kỹ T ươn V ệt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học kinh tế.

23.Nguyễn Hải Thanh (2014), “G ả p áp nân cao c ất lượn oạt độn tín d n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn hà nội, chi nhánh tiền giang (Trang 67)