Thực trạng hoạt động tn dụng của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn hà nội, chi nhánh tiền giang (Trang 42)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3 Thực trạng hoạt động tn dụng của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sà

– Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019

2.3.1 T nh h nh huy động vốn

Trong năm 2019, bên cạnh những thuận lợi tỉnh Tiền Giang nói riêng cả nước nói chung có nhiều khó khăn như tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến các nền kinh tế trên thế giới, giá vàng tăng rất cao tại một số thời điểm trong năm, dịch tả lợn châu Phi xảy ra và lây lan trên diện rộng, giá thu mua cá tra tại các nhà máy của tỉnh sụt giảm, tình hình thời tiết bất thường… nhưng nhìn chung không ảnh hưởng đáng kể đến các tổ chức tín dụng trong tỉnh. Mặt bằng lãi suất về cơ bản là ổn định. Các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm các mức trần lãi suất huy động và cho

vay. Trong năm 2019, các ngân hàng mà đi đầu là các ngân hàng thương mại nhà nước đã có 2 đợt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển các lĩnh vực ưu tiên với mức giảm tối đa từ 0,5%-1%/năm so với mức quy định của Ngân hàng nhà nước. Mặt khác, các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại hối không ổn định nên việc gửi tiền vào ngân hàng vẫn là sự lựa chọn tốt.

Mặc dù kinh tế địa phương đang trong giai đoạn rất cần vốn để phát triển, vốn nhàn rỗi không cao, trên cùng địa bàn có đến 30 NHTM cùng hoạt động, lãi suất huy động vốn cũng như chính sách chăm sóc khách hàng trong thời gian qua của SHB thường xuyên thấp hơn của các ngân hàng bạn, nhưng nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn tăng trưởng ổn định qua các năm.

Bảng 2.1: Số liệu huy động vốn từ năm 2017 đến năm 2019

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Tổng huy động cuối k 344.000 396.500 577.200 Tron đó: Không kỳ hạn - 01 tháng 52.000 65.000 40.500 01 tháng đến dưới 12 tháng 255.000 260.000 346.600 Kỳ hạn 12 tháng 28.000 42.000 45.600 Kỳ hạn trên 12 tháng 9.000 29.500 144.500 2 Th phần về huy động vốn trên đ a bàn tỉnh (%) 0,60 0,66 0,83

Nguồn: Báo cáo tổng kết của SHB Chi nhánh Tiền Giang

Từ bảng 2.1 cho thấy, năm 2017 huy động vốn của chi nhánh đạt 396.500 triệu đồng, tăng 15,26% tương đương tăng 52.500 triệu đồng so với năm 2017 và đến năm 2019 huy động vốn đạt 577.200 triệu đồng, tăng 45,57% so với năm 2018 và chiếm 0,83% thị phần trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Để ổn định và gia tăng nguồn vốn huy động, chi nhánh rất chú trọng khâu tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, áp dụng các hình thức huy động phong phú, lãi suất linh hoạt theo hướng dẫn của SHB, đặc biệt quan tâm xây dựng phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, tận tình với khách hàng, cải tiến quy trình nghiệp vụ

và các phương thức thanh toán hiện đại. Nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh chủ động hơn trong việc đáp ứng vốn cho nền kinh tế, đảm bảo thanh toán và chi trả kịp thời

2.3.2 Cơ cấu hoạt động tín dụng theo thời hạn

2.3.2.1 Cho vay ngắn hạn

Bảng 2.2: Số liệu hoạt động tín dụng theo thời hạn từ năm 2017 đến năm 2019

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1

Doanh số cho vay 402.000 100 354.000 100 330.000 100

Ngắn hạn 353.000 87,81 294.000 83,05 310.000 93,94

Trung & dài hạn 49.000 12,19 60.000 16,95 20.000 6,06

2

Doanh số thu nợ 367.000 100 320.000 100 310.000 100

Ngắn hạn 350.000 95,37 300.000 93,75 260.000 83,87

Trung & dài hạn 17.000 4,63 20.000 6,25 50.000 16,13

3

Dƣ nợ 265.000 100 299.000 100 319.000 100

Ngắn hạn 215.000 81,13 209.000 69,90 259.000 81,19

Trung & dài hạn 50.000 18,87 90.000 30,10 60.000 18,81

4 Th phần dƣ nợ

trên đ a bàn (%) 0,63 0,62 0,57

Nguồn: Báo cáo tổng kết của SHB Chi nhánh Tiền Giang

Trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng thì các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 80% doanh số cho vay, lớn hơn các khoản vay trung, dài hạn.

Từ bảng 2.2 cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay trung và dài hạn là do chi nhánh đảm bảo an toàn và do nhu cầu cần vay vốn ngắn hạn của khách hàng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017 là năm SHB Chi nhánh Tiền Giang mới đi vào hoạt động khoảng 2 năm nên lượng khách hàng đến

vay chưa nhiều. Do đó, khi bước sang năm 2018 và năm 2019 tình hình đã tương đối thuận lợi hơn, vốn phục vụ sản xuất kinh doanh tăng nên khách hàng tìm đến Ngân hàng vay vốn nhiều hơn, nên tín dụng liên tục tăng trưởng ổn định qua các năm.

Giải thích cho sự gia tăng lên này là thời gian qua các cá nhân, doanh nghiệp cần thêm vốn lưu động để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng chủ yếu sử dụng vào mục đích bổ sung vốn lưu động, xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình, mua, sửa chữa nhà, kinh doanh mua bán . Hơn nữa do tâm lý người đi vay không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu do phải tốn thêm chi phí vì vay ngắn hạn chịu mức lãi suất thấp hơn vay trung và dài hạn. Ngân hàng đã tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để quay vòng vốn nhanh, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay.

Mặt khác nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và hạn chế rủi ro tín dụng từ những khoản vay trung và dài hạn.Về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời hạn càng dài càng ẩn chứa nhiều rủi ro do phần lớn vốn huy động đều là ở kỳ hạn ngắn hạn và do những biến động rất khó lường trước của nền kinh tế.

Do đó, việc sử dụng vốn vay của họ còn trong giai đoạn sản xuất kinh doanh nên việc cần vốn thêm là chưa cần thiết đã làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng giảm. Đồng thời, trong thời gian này thị trường vàng có nhiều biến động, lãi suất cũng được ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẻ hơn nên các CVQHKH cũng thận trọng hơn trong việc thẩm định và quyết định cho vay.

Bên cạnh doanh số cho vay thì doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn thu nợ trung và dài hạn. Cụ thể, doanh số thu nợ qua 3 năm đều ở mức cao (chiếm trên 83% tổng doanh số thu nợ), ở năm 2017, doanh số thu nợ ngắn hạn là 350.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 95,37% tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2019, con số này là 260.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83,87% tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ năm 2019 giảm cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối so với các năm trước là do một số khách hàng không trả nợ đúng hạn bởi họ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh như: mùa màng thất bát, khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm,…

Về dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh qua 3 năm luôn ổn định và có xu hướng tăng trưởng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cụ thể, dư nợ năm 2017 là 215.000 triệu đồng; năm 2018 là 209.000 triệu đồng và đến năm 2019 là 259.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 81,19% tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ là do chi nhánh tập trung cho vay vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ổn định thanh khoản vì đa phần nguồn vốn huy động là ngắn hạn...

2.3.2.2 Cho vay trung và dài hạn

Cho vay trung và dài hạn có đặc điểm là thời hạn thu hồi vốn dài, tốc độ luân chuyển đồng vốn lâu nên Chi nhánh rất thận trọng trong việc xem xét cho vay và khi cho vay thì áp dụng mức lãi suất cao với phương thức trả lãi hàng tháng, trả vốn gốc theo kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) nên đã phần nào hạn chế rủi ro và thu lợi nhuận cao.

Từ bảng 2.2, cho thấy doanh số cho vay trung và dài hạn tăng dần qua các năm và giảm mạnh ở năm 2019. Năm 2017, tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm 12,19% trên tổng doanh số cho vay, đến năm 2019 tỷ trọng này là 6,06%. Nguyên nhân là do Ngân hàng muốn xoay đồng vốn nhanh hơn nên chỉ tập trung cho vay ngắn hạn và cũng nhằm làm giảm rủi ro cho Ngân hàng.

Tình hình thu nợ trung và dài hạn có xu hướng tăng. Năm 2017 doanh số thu nợ trung và dài hạn là 17.000 triệu đồng, đến năm 2019 là 50.000 triệu đồng, tăng 150% tương đương tăng 30.000 triệu đồng so với năm 2018. Nguyên nhân tăng mạnh vào năm 2019 là do các khoản cho vay trung và dài hạn đã cho vay các năm trước để đầu tư vào nhà máy sản xuất, tài trợ xây dựng đến kỳ hạn trả nợ gốc. Đối tượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thường là để xây dựng nhà máy sản xuất, tài trợ xây dựng, cho vay tiêu dùng trả góp,…. Nhìn chung, có được kết quả như vậy cho thấy Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ nên đã có thể thu được vốn đã phát vay.

Dư nợ trung và dài hạn tăng cao trong năm 2018. Cụ thể năm 2018, dư nợ này tăng lên 90.000 triệu đồng, tăng 80% tương đương tăng 40.000 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ trung và dài hạn có sự tăng mạnh là vì Ngân hàng tiến hành cho vay xây dựng nhà máy sản xuất, tài trợ xây dựng và tập trung cho vay tiêu dùng trả góp cán bộ công nhân viên. Năm 2019 dư nợ giảm xuống còn 60.000 triệu đồng là do thu nợ của các hợp đồng vay các năm trước đã đến kỳ thu nợ gốc

Tóm lại, ở mỗi phương thức vay ngắn hạn hay trung và dài hạn đều có mặt tích cực của nó nên tùy vào khả năng cung ứng vốn của chi nhánh ở mỗi thời điểm, tùy vào nhu cầu của khách hàng cũng như xu hướng phát triển chung của kinh tế địa phương mà Chi nhánh quyết định nên bổ sung vốn vào loại hình kinh doanh nào để cho vay ngắn hạn hay trung dài hạn.

2.3.3 Hoạt động tín dụng theo mục đ ch sử dụng vốn

2.3.3.1 Bổ sung vốn lưu động

Bảng 2.3: Số liệu hoạt động tín dụng theo mục đ ch sử dụng vốn từ năm 2017 đến năm 2019

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1

Doanh số cho vay 402.000 100 354.000 100 330.000 100

Bổ sung vốn lưu động 268.000 66,67 199.000 56,21 205.000 62,12

Cho vay tiêu dùng 47.000 11,69 66.000 18,64 55.000 16,67

Tài trợ xây dựng 29.000 7,21 21.000 5,93 1.000 0,30

Nông nghiệp nông thôn 52.000 12,94 40.000 11,30 67.000 20,30

Khác 6.000 1,49 28.000 7,91 2.000 0,61

2

Dƣ nợ 265.000 100 299.000 100 319.000 100

Bổ sung vốn lưu động 150.000 56,60 163.000 54,52 191.000 59,87

Cho vay tiêu dùng 21.000 7,92 27.000 9,03 37.000 11,60

Tài trợ xây dựng 30.000 11,32 49.000 16,39 24.000 7,52

Nông nghiệp nông thôn 56.000 21,13 35.000 11,71 47.000 14,73

Khác 8.000 3,02 25.000 8,36 20.000 6,27

3 Th phần dƣ nợ trên

đ a bàn (%) 0,63 0,62 0,57

Trong những năm gần đây với sự thay đổi cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế, quan trọng là phát triển kinh tế tư nhân đã làm tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, vì vậy việc đẩy mạnh nhu cầu vốn để góp phần làm tăng nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp là điều không thể thiếu. Từ bảng 2.3, cho thấy dư nợ đối với bổ sung vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tại chi nhánh (chiếm trên 50%), cụ thể dư nợ cuối năm 2019 là 191.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 59,87% tổng dư nợ cho vay. Ngoài nhu cầu tăng nguồn vốn kinh doanh của các cá nhân, trên địa bàn tỉnh còn có sự tham gia của doanh nghiệp là nhóm khách hàng có nhu cầu cao về vốn, có hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo hoàn khả năng trả nợ, cho nên đẩy mạnh đầu tư vào loại hình này là mục tiêu kế hoạch của SHB chi nhánh Tiền Giang.

Doanh nghiệp hay cá nhân muốn tăng cường sản xuất kinh doanh đòi hỏi chi phí rất cao mà bản thân chủ đầu tư không thể trang trải hết ngoài nguồn vốn tự có. Nguồn vốn này các chủ thể đầu tư cần nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể,...đặc điểm của nguồn vốn này là tức thời, ngắn hạn chỉ cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh do vậy để hoạt động trở nên hiệu quả hơn thì nhu cầu cần được tài trợ ngắn hạn đúng theo chu trình sản xuất kinh doanh là điều cần thiết.

2.3.3.2 Cho vay tiêu dùng

Một đối tượng cho vay góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân là cho vay tiêu dùng. Việc cho vay này góp phần vào sự phát triển kinh tế sản xuất, nâng cao khả năng tiêu dùng của người dân.

Đây là lĩnh vực cho vay ít rủi ro và đạt lợi nhuận cao vì đa số khách hàng là cán bộ công nhân viên, các tổ chức có uy tín trong tỉnh như trường học, các ban ngành đoàn thể,…Với hình thức cho vay trả góp, thu gốc và lãi hàng tháng dựa vào mức lương hàng tháng của khách hàng. Do xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nên dư nợ qua các năm luôn ổn định và có xu hướng tăng trưởng. Cụ thể dư nợ năm 2017 là 21.000 triệu đồng; năm 2018 là 27.000 triệu đồng, sang năm 2019 là 37.000 triệu đồng, chiếm 11,6% tổng dư nợ vay.

2.3.3.3 Cho vay tài trợ xây dựng

Từ bảng 2.3 cho thấy, lĩnh vực tài trợ xây dựng của Chi nhánh năm 2017 đến năm 2018 có xu hướng tăng từ doanh số cho vay đến dư nợ, đến cuối năm 2018 dư nợ

đạt 49.000 triệu đồng chiếm 16,39% tổng dư nợ, phần lớn tập trung cho vay xây dựng nhà ở, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng... Đến cuối năm 2019, dư nợ đạt 24.000 triệu đồng giảm 51% tương đương 25.000 triệu đồng so với năm 2018, nguyên nhân giảm là do trong năm 2019 Chi nhánh hầu như không cho vay lĩnh vực này (doanh số cho vay năm 2019 là 1.000 triệu đồng) trong khi các hợp đồng vay của các năm trước đến kỳ thu hồi nợ gốc.

2.3.3.4 Cho vay phục vụ nông nghi p nông thôn

Từ bảng 2.3 cho thấy, cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn trong những năm đầu mới thành lập chưa được chi nhánh chú trọng. Nhưng càng về sau thì do nắm bắt được thế mạnh của Tiền Giang đa số người dân sống bằng nghề nông, trồng cây ăn trái, và nuôi trồng thủy sản ... nên Chi nhánh đã mở rộng địa bàn hoạt động đến các thị xã (Cai Lậy, Gò Công). Đăc biệt thực hiện theo tinh thần Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, Nghị định 41 đã được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thông quan Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/92018 của Chính phủ sử đổi, bổ sung một số điểm của Nghị định 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, dư nợ đầu tư trong lĩnh vực này đã được tăng trưởng đáng kể và đã góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các hộ sản xuất phát triển nông, lâm, diêm, ngư nghiệp và thương mại - dịch vụ, tạo nên những chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn hà nội, chi nhánh tiền giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)