Nh hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn hà nội, chi nhánh tiền giang (Trang 59)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1 nh hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sà

Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang từ năm 2020 đến năm 2025

3.1.1 Đ nh hƣớng hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội từ năm 2020 đến năm 2025

Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp”, SHB hướng đến mục tiêu chậm nhất đến năm 2025 thuộc TOP 3 Ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam, đạt chuẩn Basel II (năm 2020) và chiến lược phát triển ngân hàng số, trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng toàn quốc và quốc tế nhằm mang đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao.

Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025:

- Tiến hành hoạt động tái cấu trúc quản trị và quản lý điều hành nhằm tăng năng lực cạnh tranh, sắp xếp lại bộ máy tổ chức và hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Kiểm soát và xử lý nợ quyết liệt, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ không quá 3%; thực hiện phân nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn, gia tăng thị phần bán lẻ. - Nâng cao nguồn thu phí ngoài lãi.

- Làm giàu mối quan hệ đối tác chiến lược. - Kiểm soát chi phí hoạt động.

3.1.2 Mục tiêu thực hiện của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang từ năm 2020 đến năm 2025

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ khách hàng là chính, thông qua hai nguồn nội lực căn bản: nhân lực và vật lực; trong đó nguồn nhân lực của chi nhánh giữ vai trò quyết định trong việc tạo lập môi trường “thiên thờ , địa lợ , n ân òa” cho mọi hoạt động của chi nhánh.

Nguồn vốn huy động tại địa phương được xem như là điều kiện tiên quyết để chi nhánh có thể tăng khả năng đáp ứng vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế địa phương.

Triển khai các giải pháp năng động, sáng tạo để đạt các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm nhằm thực hiện đạt các chỉ tiêu lợi nhuận, tiền lương, nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên nhưng đồng thời phải tuân thủ ba nguyên tắc sau:

- Không được tăng trưởng tín dụng bằng mọi cách, tăng trưởng không hiệu quả, để xảy ra rủi ro, thất thoát, thua lỗ;

- Mức độ tăng trưởng phải nằm trong khả năng kiểm soát, quản lý của từng cán bộ, từng cấp trong chi nhánh;

- Hài hoà lợi ích kinh tế - xã hội của địa phương và lợi ích của chi nhánh. Tuân thủ nghiêm các mục tiêu, giải pháp về điều hành và quản lý tín dụng của SHB; bám sát định hướng kinh doanh của ngành, của hệ thống SHB, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế của địa phương để xác định mục tiêu tín dụng của chi nhánh trong từng giai đọan; xác lập cơ cấu tín dụng hợp lý, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, không chạy theo số lượng, quan tâm đáp ứng hợp lý nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử. Chủ động tìm kiếm và lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng để đầu tư thay vì ngồi chờ khách hàng tìm đến ngân hàng.

Tiếp tục đầu tư vốn để chuyển mạnh nền sản xuất nông nghiệp địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp qui hoạch, tiềm năng, lợi thế của từng vùng; phát triển các dịch vụ và công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản xuất khẩu. Cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời gian tới vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong danh mục đầu tư tín dụng của chi nhánh.

Chú trọng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết hợp mục tiêu tăng trưởng quy mô tín dụng, phân tán rủi ro với đa dạng hóa các dịch vụ. Xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực, sản xuất những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, có khả năng xuất khẩu, những khách hàng có độ tín nhiệm cao.

Mở rộng và phát triển các hình thức tài trợ thương mại như bảo lãnh, bao thanh toán, phát hành L/C, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất… và các đối tượng cho vay mới như cho vay tiêu dùng, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay du học…

Cải tiến các họat động nghiệp vụ kinh doanh truyền thống; ứng dụng nhanh công nghệ thông tin và nghiệp vụ ngân hàng hiện đại để tăng khả năng cạnh tranh

Trên cơ sở định hướng hoạt động của SHB đến năm 2025, Chi nhánh Tiền Giang xác định mục tiêu, định hướng hoạt động giai đoạn này như sau:

- Tập trung nguồn lực để chi nhánh hoạt động theo mô hình mới (khi có chỉ đạo của cấp trên).

- Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng bình quân hàng năm trên 20%. - Dư nợ cho vay nền kinh tế và dân cư tăng bình quân 15%/năm, chiếm 80 - 85% tài sản Có; dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân chiếm 60 – 70% tổng dư nợ, trong đó tập trung cho vay vào các lĩnh vực phục vụ nông nghiệp nông thôn, cho vay tiêu dùng...; dư nợ cho vay trung, dài hạn tối đa 40% tổng dư nợ.

- Về chất lượng tín dụng: tỷ lệ nợ xấu dưới 2%/tổng dư nợ.

- Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra bình quân tối thiểu 0,35%/tháng; trích lập đủ dự phòng rủi ro theo kết quả phân nhóm nợ, đảm bảo kinh doanh có lãi.

- Lợi nhuận/tổng tài sản Có (ROA) là 1%.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang

3.2.1 Chính sách qu n lý v điều hành tín dụng

Để nâng cao hiệu quả đầu tư vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, chi nhánh cần phải quan tâm nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ đối với ngành nông nghiệp tại địa phương bởi vì hiệu quả đầu tư tín dụng cho sản xuất nông nghiệp có quan hệ mật thiết với các chính sách hỗ trợ đối với ngành này. Nếu chính sách hỗ trợ phù hợp, phát huy tốt hiệu quả thì vốn đầu tư tín dụng cũng phát huy tốt hiệu quả và ngược lại.

Trong cho vay các khách hàng là doanh nghiệp cần chú trọng thẩm định về các thông tin thị trường, phân tích cấu trúc tài chính và đặc biệt là phân tích “dòng lưu chuyển tiền tệ” trong chu kỳ họat động kinh doanh của khách hàng vay cũng như dòng tiền của dự án/phương án vay vốn. Bởi vì một công ty cho dù đang làm ăn có lãi cũng không thể đảm bảo rằng dòng tiền của công ty đó đủ để duy trì các họat động cần đến sự thanh tóan bằng tiền, công ty đó vẫn có thể không có tiền để thanh tóan các nghĩa vụ tài chính nếu gia tăng bán hàng chậm thanh toán hoặc đầu tư tài sản cố định vượt

nguồn vốn dài hạn. Nếu dòng tiền bị tắc nghẽn hay chỉ là thiếu hụt tạm thời thôi cũng có thể dẫn đến công ty bị phá sản.

Điều tiết lãi suất thích ứng với rủi ro trong từng lĩnh vực, từng giai đọan đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin minh bạch, mọi sự bảo hộ của nhà nước đối với doanh nghiệp trong nước đều phải hạn chế dần tiến đến xóa bỏ. Do đó, họat động của các ngân hàng Việt Nam nói chung và của chi nhánh nói riêng cũng phải chuyển hướng theo xu thế đó. Bên cạnh việc sàng lọc, lựa chọn khách hàng và dự án vay vốn, tập trung đầu tư vào các khách hàng có nhiều lợi thế cạnh tranh bằng nội lực của doanh nghiệp là chính, chi phí lãi vay cũng sẽ được quyết định trên cơ sở tuân thủ quy luật đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, nghĩa là rủi ro càng cao thì tỷ suất sinh lợi đòi hỏi càng cao, đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng phải cao.

Thiết lập chính sách tín dụng bằng văn bản của chi nhánh trên cơ sở chính sách tín dụng do SHB ban hành. Yêu cầu của chính sách tín dụng là phải linh hoạt để phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế. Do vậy chi nhánh phải có sự phối hợp chặt chẽ với các phòng, Ban nghiệp vụ của Hội sở để phản ánh tình hình khó khăn, vướng mắc, đề xuất Hội sở rà soát bổ sung, chỉnh sửa các quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện họat động thực tiễn tại chi nhánh.

Về phân tán rủi ro trong cho vay: có thể phân tán theo khách hàng, theo từng lĩnh vực, theo từng ngành hàng. Chi nhánh phải nâng cao khả năng dự đoán, dự báo về năng lực cạnh tranh của các ngành hàng chủ lực của địa phương trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trên cơ sở đó hình thành khung hạn mức tín dụng cho từng ngành; đồng thời phải thường xuyên kiểm soát tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tín dụng hợp lý đối với các lĩnh vực, đối tượng, ngành hàng

CVQHKH cần theo dõi vốn vay của khách hàng sử dụng có đúng mục đích không, thường xuyên tái thẩm định đối với các món vay lớn, đảm bảo nguồn trả nợ vay khi đến hạn của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần có các biện pháp, chủ trương gia hạn nợ, tạo điều kiện khuyến khích cho những khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng tạm thời đang gặp khó khăn trong kinh doanh để họ yên tâm kinh doanh,

một phần mang lại hiệu quả cho chính khách hàng, một phần sẽ tạo nên thu nhập cho Ngân hàng.

CVQHKH nên thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, việc thực hiện trả nợ của họ như thế nào,… để đánh giá xếp loại tín dụng cho các khách hàng một cách chính xác. Điều này cũng góp phần làm giảm tình trạng nợ xấu cho Ngân hàng.

3.2.2 Về phát triển mạng lưới và nhân sự tại chi nhánh

Hiện nay hệ thống mạng lưới SHB chi nhánh Tiền Giang chỉ có 2 phòng giao dịch đặt tại 2 thị xã. Để tạo điệu kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng dễ dàng trong việc lựa chọn, đánh giá khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng nên thành lập thêm phòng giao dịch ở huyện khác như ở huyện Cái Bè / Châu Thành.

Bên cạnh việc mở rộng địa bàn hoạt động thì Ngân hàng nên bổ sung thêm nguồn nhân lực nhất là Chuyên viên Quan hệ khách hàng, vì hiện tại với số lượng nhân sự đang có khoảng 10 CVQHKH thì khó đáp ứng được yêu cầu công việc.

Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên thực hiện công tác liên quan đến tín dụng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng, đây là cơ sở quan trọng để hình thành một khoản cho vay tốt.. Chi nhánh cần chú trong đến các vấn đề sau trong việc nâng cao trình độ đối với cán bộ thực hiện công việc liên quan đến tín dụng:

+ Thường xuyên tuyên truyền và phổ biến tư tưởng cho cán bộ nhân viên để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ:

Khóa đào tạo Tần suất Giảng viên

Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp 6 tháng/lần Trung tâm đào tạo SHB

Phân tích báo cáo tài chính và thẩm định dự án đầu tư

6 tháng/lần Giảng viên của các Trường đại

học

Pháp lý về TSBĐ và xử lý TSBĐ 6 tháng/lần Trung tâm đào tạo SHB

Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tín dụng

3 tháng/lần Trung tâm đào tạo SHB cán bộ

hoàn thành tốt công việc.

+ Ngay từ khâu tuyển chọn phải có những chuẩn mực nhất định, phải có trình độ chuyên môn nhất định, như: phải được đào tạo chính quy dài hạn tập trung, đúng chuyên ngành; đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng tốt để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng các phần mềm trong tính toán, thẩm định dự án; có kiến thức về xã hội phong phú và có khả năng giao tiếp tốt, với khả năng giao tiếp tốt CVQHKH, chuyên viên thực hiện công tác thẩm định tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định chính xác hơn.

+ Mời các chuyên gia pháp lý đến giảng, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để các CVQHKH và thẩm định tích lũy thêm kinh nghiệm, hiểu biết về pháp luật để đảm bảo hoạt động cho vay an toàn.

3.2.3 Nâng cao ch t lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng

Công tác kiểm tra, kiểm soát có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý tồn tại trong hoạt động tín dụng. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát cần thực hiện các giải pháp sau:

- Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo định kỳ và đột xuất đối với hoạt động tín dụng. Xác định mục tiêu chính phải đạt được qua đợt kiểm tra, kiểm soát. Xây dựng đề cương kiểm tra có cơ sở khoa học để nội dung kiểm tra toàn diện, tập trung vào những vấn đề chính như: kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách tín dụng, chấp hành quy trình tín dụng, các quy định về đảm bảo tiền vay, các biện pháp xử lý nợ, chấp hành mức phán quyết tín dụng, chế độ thông tin báo cáo tín dụng,...

- Đổi mới nội dung phương pháp kiểm tra tránh tình trạng ứng phó làm giảm hiệu lực kiểm tra kiểm soát tín dụng. Có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, kiểm tra chéo giữa các cán bộ quản lý hồ sơ. Tùy mục đích kiểm tra có thể kiểm tra toàn diện hoạt động tín dụng hoặc kiểm tra chuyên sâu một số lĩnh vực, đối tượng cần quan tâm. Kết hợp kiểm tra hồ sơ vay vốn lưu tại ngân hàng với kiểm tra thực tế khách hàng thông qua việc đối chiếu, phỏng vấn trực tiếp khách hàng.

- Chi nhánh cần có sự phân định rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các dự án, phương án vay vốn. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, các cán bộ kiểm tra độc lập cần quan tâm hơn tới các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tại Chi nhánh: tốc độ tăng trưởng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát của Chi nhánh; soạn thảo các điều kiện trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp/cầm cố không rõ ràng gây khó hiểu hoặc nhầm lẫn và có thể dẫn đến tranh chấp.

- Kết quả qua kiểm tra, kiểm soát phải thể hiện thành biên bản, trong đó đề cập cụ thể những tồn tại, sai sót phát hiện được qua kiểm tra. Yêu cầu đơn vị được kiểm tra có biện pháp khắc phục có hiệu quả và thời gian khắc phục.

- Tổ chức phúc tra kết quả khắc phục để đảm bảo các sai sót, các tồn tại được chấn chỉnh kịp thời. Xử lý nghiêm những vi phạm, tiêu cực để có tác dụng răn đe đối với các trường hợp tương tự.

3.2.4 Xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ x u

Thực hiện đánh giá, phân tích để phân loại nợ quá hạn, nợ xấu thành các nhóm như khách quan, chủ quan, có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ, chây ỳ, có tài sản đảm bảo, không có tài sản đảm bảo... để có những biện pháp xử lý thu hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn hà nội, chi nhánh tiền giang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)