Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn hà nội, chi nhánh tiền giang (Trang 61)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mạ

Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Tiền Giang

3.2.1 Chính sách qu n lý v điều hành tín dụng

Để nâng cao hiệu quả đầu tư vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, chi nhánh cần phải quan tâm nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ đối với ngành nông nghiệp tại địa phương bởi vì hiệu quả đầu tư tín dụng cho sản xuất nông nghiệp có quan hệ mật thiết với các chính sách hỗ trợ đối với ngành này. Nếu chính sách hỗ trợ phù hợp, phát huy tốt hiệu quả thì vốn đầu tư tín dụng cũng phát huy tốt hiệu quả và ngược lại.

Trong cho vay các khách hàng là doanh nghiệp cần chú trọng thẩm định về các thông tin thị trường, phân tích cấu trúc tài chính và đặc biệt là phân tích “dòng lưu chuyển tiền tệ” trong chu kỳ họat động kinh doanh của khách hàng vay cũng như dòng tiền của dự án/phương án vay vốn. Bởi vì một công ty cho dù đang làm ăn có lãi cũng không thể đảm bảo rằng dòng tiền của công ty đó đủ để duy trì các họat động cần đến sự thanh tóan bằng tiền, công ty đó vẫn có thể không có tiền để thanh tóan các nghĩa vụ tài chính nếu gia tăng bán hàng chậm thanh toán hoặc đầu tư tài sản cố định vượt

nguồn vốn dài hạn. Nếu dòng tiền bị tắc nghẽn hay chỉ là thiếu hụt tạm thời thôi cũng có thể dẫn đến công ty bị phá sản.

Điều tiết lãi suất thích ứng với rủi ro trong từng lĩnh vực, từng giai đọan đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin minh bạch, mọi sự bảo hộ của nhà nước đối với doanh nghiệp trong nước đều phải hạn chế dần tiến đến xóa bỏ. Do đó, họat động của các ngân hàng Việt Nam nói chung và của chi nhánh nói riêng cũng phải chuyển hướng theo xu thế đó. Bên cạnh việc sàng lọc, lựa chọn khách hàng và dự án vay vốn, tập trung đầu tư vào các khách hàng có nhiều lợi thế cạnh tranh bằng nội lực của doanh nghiệp là chính, chi phí lãi vay cũng sẽ được quyết định trên cơ sở tuân thủ quy luật đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, nghĩa là rủi ro càng cao thì tỷ suất sinh lợi đòi hỏi càng cao, đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng phải cao.

Thiết lập chính sách tín dụng bằng văn bản của chi nhánh trên cơ sở chính sách tín dụng do SHB ban hành. Yêu cầu của chính sách tín dụng là phải linh hoạt để phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế. Do vậy chi nhánh phải có sự phối hợp chặt chẽ với các phòng, Ban nghiệp vụ của Hội sở để phản ánh tình hình khó khăn, vướng mắc, đề xuất Hội sở rà soát bổ sung, chỉnh sửa các quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện họat động thực tiễn tại chi nhánh.

Về phân tán rủi ro trong cho vay: có thể phân tán theo khách hàng, theo từng lĩnh vực, theo từng ngành hàng. Chi nhánh phải nâng cao khả năng dự đoán, dự báo về năng lực cạnh tranh của các ngành hàng chủ lực của địa phương trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trên cơ sở đó hình thành khung hạn mức tín dụng cho từng ngành; đồng thời phải thường xuyên kiểm soát tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tín dụng hợp lý đối với các lĩnh vực, đối tượng, ngành hàng

CVQHKH cần theo dõi vốn vay của khách hàng sử dụng có đúng mục đích không, thường xuyên tái thẩm định đối với các món vay lớn, đảm bảo nguồn trả nợ vay khi đến hạn của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần có các biện pháp, chủ trương gia hạn nợ, tạo điều kiện khuyến khích cho những khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng tạm thời đang gặp khó khăn trong kinh doanh để họ yên tâm kinh doanh,

một phần mang lại hiệu quả cho chính khách hàng, một phần sẽ tạo nên thu nhập cho Ngân hàng.

CVQHKH nên thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, việc thực hiện trả nợ của họ như thế nào,… để đánh giá xếp loại tín dụng cho các khách hàng một cách chính xác. Điều này cũng góp phần làm giảm tình trạng nợ xấu cho Ngân hàng.

3.2.2 Về phát triển mạng lưới và nhân sự tại chi nhánh

Hiện nay hệ thống mạng lưới SHB chi nhánh Tiền Giang chỉ có 2 phòng giao dịch đặt tại 2 thị xã. Để tạo điệu kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng dễ dàng trong việc lựa chọn, đánh giá khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng nên thành lập thêm phòng giao dịch ở huyện khác như ở huyện Cái Bè / Châu Thành.

Bên cạnh việc mở rộng địa bàn hoạt động thì Ngân hàng nên bổ sung thêm nguồn nhân lực nhất là Chuyên viên Quan hệ khách hàng, vì hiện tại với số lượng nhân sự đang có khoảng 10 CVQHKH thì khó đáp ứng được yêu cầu công việc.

Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên thực hiện công tác liên quan đến tín dụng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng, đây là cơ sở quan trọng để hình thành một khoản cho vay tốt.. Chi nhánh cần chú trong đến các vấn đề sau trong việc nâng cao trình độ đối với cán bộ thực hiện công việc liên quan đến tín dụng:

+ Thường xuyên tuyên truyền và phổ biến tư tưởng cho cán bộ nhân viên để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ:

Khóa đào tạo Tần suất Giảng viên

Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp 6 tháng/lần Trung tâm đào tạo SHB

Phân tích báo cáo tài chính và thẩm định dự án đầu tư

6 tháng/lần Giảng viên của các Trường đại

học

Pháp lý về TSBĐ và xử lý TSBĐ 6 tháng/lần Trung tâm đào tạo SHB

Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tín dụng

3 tháng/lần Trung tâm đào tạo SHB cán bộ

hoàn thành tốt công việc.

+ Ngay từ khâu tuyển chọn phải có những chuẩn mực nhất định, phải có trình độ chuyên môn nhất định, như: phải được đào tạo chính quy dài hạn tập trung, đúng chuyên ngành; đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng tốt để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng các phần mềm trong tính toán, thẩm định dự án; có kiến thức về xã hội phong phú và có khả năng giao tiếp tốt, với khả năng giao tiếp tốt CVQHKH, chuyên viên thực hiện công tác thẩm định tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định chính xác hơn.

+ Mời các chuyên gia pháp lý đến giảng, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để các CVQHKH và thẩm định tích lũy thêm kinh nghiệm, hiểu biết về pháp luật để đảm bảo hoạt động cho vay an toàn.

3.2.3 Nâng cao ch t lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng

Công tác kiểm tra, kiểm soát có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý tồn tại trong hoạt động tín dụng. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát cần thực hiện các giải pháp sau:

- Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo định kỳ và đột xuất đối với hoạt động tín dụng. Xác định mục tiêu chính phải đạt được qua đợt kiểm tra, kiểm soát. Xây dựng đề cương kiểm tra có cơ sở khoa học để nội dung kiểm tra toàn diện, tập trung vào những vấn đề chính như: kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách tín dụng, chấp hành quy trình tín dụng, các quy định về đảm bảo tiền vay, các biện pháp xử lý nợ, chấp hành mức phán quyết tín dụng, chế độ thông tin báo cáo tín dụng,...

- Đổi mới nội dung phương pháp kiểm tra tránh tình trạng ứng phó làm giảm hiệu lực kiểm tra kiểm soát tín dụng. Có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, kiểm tra chéo giữa các cán bộ quản lý hồ sơ. Tùy mục đích kiểm tra có thể kiểm tra toàn diện hoạt động tín dụng hoặc kiểm tra chuyên sâu một số lĩnh vực, đối tượng cần quan tâm. Kết hợp kiểm tra hồ sơ vay vốn lưu tại ngân hàng với kiểm tra thực tế khách hàng thông qua việc đối chiếu, phỏng vấn trực tiếp khách hàng.

- Chi nhánh cần có sự phân định rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các dự án, phương án vay vốn. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, các cán bộ kiểm tra độc lập cần quan tâm hơn tới các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tại Chi nhánh: tốc độ tăng trưởng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát của Chi nhánh; soạn thảo các điều kiện trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp/cầm cố không rõ ràng gây khó hiểu hoặc nhầm lẫn và có thể dẫn đến tranh chấp.

- Kết quả qua kiểm tra, kiểm soát phải thể hiện thành biên bản, trong đó đề cập cụ thể những tồn tại, sai sót phát hiện được qua kiểm tra. Yêu cầu đơn vị được kiểm tra có biện pháp khắc phục có hiệu quả và thời gian khắc phục.

- Tổ chức phúc tra kết quả khắc phục để đảm bảo các sai sót, các tồn tại được chấn chỉnh kịp thời. Xử lý nghiêm những vi phạm, tiêu cực để có tác dụng răn đe đối với các trường hợp tương tự.

3.2.4 Xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ x u

Thực hiện đánh giá, phân tích để phân loại nợ quá hạn, nợ xấu thành các nhóm như khách quan, chủ quan, có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ, chây ỳ, có tài sản đảm bảo, không có tài sản đảm bảo... để có những biện pháp xử lý thu hồi có hiệu quả.

Hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh bằng các biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay. Chi nhánh cần chủ động xây dựng phương án xử lý, có kế hoạch, chương trình cụ thể đến từng món nợ để xử lý thu hồi. Khi phát sinh nợ quá hạn cần chuyển hồ sơ sang Ban xử lý nợ có vấn đề của Hội sở chính để tách biệt trách nhiệm đòi nợ độc lập với chức năng cho vay nhằm kiểm tra xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của từng khâu trong quá trình cho vay - thu nợ, đồng thời công việc xử lý thu hồi nợ được thực hiện bởi những “các chuyên gia trong lĩnh vực thu nợ” sẽ hiệu quả hơn. Thực hiện phân công, giao khoán thu nợ như một chỉ tiêu chính của hoạt động tín dụng. Đồng thời gắn trách nhiệm đối với CVQHKH để nợ quá hạn phát sinh trong quá trình quản lý tín dụng.

Tranh thủ mạnh mẽ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các sở, ban ngành địa phương, đặc biệt là các cơ quan pháp luật để xử lý kiên quyết đối với các đối tượng chây ỳ, khó thu.

Trường hợp khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, biến động bất lợi của giá cả hàng hóa, ốm đau đột xuất… cần phải xử lý bằng kỹ thuật nghiệp vụ để tháo gỡ khó khăn như: gia hạn nợ, cho vay lại để khách hàng tiếp tục sản xuất để tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác, CVQHKH phải là người gần gũi với khách hàng để đề xuất các biện pháp nghiệp vụ, tư vấn cho khách hàng kể cả về phương diện quản lý, tiêu thụ sản phẩm, giá cả để giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Làm tốt được công tác này, mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng khắng khít hơn.

Trường hợp khách hàng thiếu tích cực, không hợp tác tốt với ngân hàng trong việc trả nợ, tùy mức độ và từng trường hợp cụ thể để áp dụng các giải pháp xử lý khác nhau nhưng phải tuân theo nguyên tắc là kiên quyết, dứt khoát. Nếu người vay vẫn không chịu trả nợ cần áp dụng ngay các biện pháp mạnh hơn như phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng bắt buộc người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khởi kiện, phát mại tài sản thu hồi nợ…

Trường hợp nợ quá hạn có liên quan đến CVQHKH tiêu cực, cho vay thiếu khách quan, không đúng quy trình tín dụng thì nhất thiết phải xử lý, quy trách nhiệm vật chất, chuyển công tác khác hoặc xử lý ngừng cho vay, chuyển sang thu hồi nợ hoặc nặng hơn là sa thải, khởi kiện ra pháp luật.

Sau khi thực hiện các giải pháp trên nhưng vẫn không thu hồi được hết số nợ quá hạn, và các món nợ này đã trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định thì đề nghị Hội sở cho xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng rủi ro, đồng thời món nợ này sẽ được theo dõi ngoại bảng trên cân đối và tiếp tục theo dõi để thu hồi từ khách hàng vay.

3.2.5. Một số gi i pháp khác

Tăng cường cơ sở vật ch t tại các phòng giao dịch

Hiện tại chỉ có Phòng giao dịch Cai Lậy là có được trụ sở khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ, trong khi PGD Gò Công là trụ sở thuê của nhà dân đã cũ và trụ sở tương đối nhỏ hẹp ở sảnh giao dịch. Do vậy cần thiết phải sớm khắc phục những hạn chế này như tìm kiếm vị trí thích hợp để chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành xây dựng trụ sở, tạo sự tin tưởng, tạo ấn tượng về thương hiệu cho khách hàng quan hệ tín dụng nói riêng và khách hàng giao dịch nói chung.

Nâng cao ch t lượng phục vụ khách hàng

Xu hướng mỗi khách hàng ngày càng sử dụng nhiều sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Về phía ngân hàng do yêu cầu của tính hiệu quả trong kinh doanh, nên một nhân viên ngân hàng phải đồng thời phục vụ thành thạo nhiều sản phẩm dịch vụ. Cần đào tạo một nhân viên ngân hàng “giỏi một việc, biết nhiều việc”. Muốn vậy, phải thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và tác nghiệp của ngân hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chi nhánh cần phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, đánh giá năng lực cán bộ, bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo và đào tạo lại theo các quy chuẩn quy định.

Có chính sách sử dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ có năng lực để giảm thiểu hiện tượng chảy máu chất xám.

Tuyên truyền qu ng cáo tiếp thị

Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi với khách hàng. Phải lập được chương trình đồng bộ, có sức thu hút đối với mọi đối tượng khách hàng tiền gửi, vay vốn, nhất là hộ nông dân sản xuất hàng hóa, hộ kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông thôn. Cần phải có nhận thức đúng là tín dụng sẽ thực sự nâng cao chất lượng một cách vững chắc một khi đông đảo khách hàng vay vốn luôn hiểu rõ về chính sách, các quy định tín dụng, để tự giác hoàn trả vốn vay đúng hạn, luôn quan tâm đến hiệu quả đầu tư vốn vay.

3.3 Một số kiến ngh

3.3 Đối với Ng n h ng Nh nước Vi t Nam, Chi nhánh tỉnh Tiền Giang

Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm soát họat động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, ngăn ngừa nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM.

Các vướng mắc trong thực hiện xử lý tài sản, khi xử lý nợ là vấn đề đã được đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần sài gòn hà nội, chi nhánh tiền giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)