6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
3.2.2. Những giải pháp cho tỉnh Lạng Sơn
3.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về y tế ở vùng dân tộc thiểu số.
Một là, nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, cộng đồng và mỗi người dân trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người dân vùng DTTS. Các mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người dân vùng DTTS phải được đưa vào các chiến lược, chính sách phát triển KT-XH của địa phương.
Hai là, các cấp uỷ đảng, chính quyền, đặc biệt là ở cơ sở, phải xác định
việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người dân vùng DTTS là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng; quy định rõ trách nhiệm và kiểm tra hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân ở địa
phương. Triển khai rộng rãi phong trào xây dựng làng văn hoá - sức khoẻ ở mọi thôn bản.
Ba là, cơ quan quản lý nhà nước về y tế địa phương cần làm tốt hơn nữa công tác tham mưu trong việc chỉ đạo, điều hành, xây dựng chương trình, kế hoạch, ban hành văn bản liên quan đến việc triển khai CSPL về y tế theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.
3.2.2.2. Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực bộ máy thực hiện chính sách pháp luật về y tế ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn
Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế Lạng Sơn theo các nội dung:
- Tiếp tục kiện toàn về tổ chức; tăng cường nguồn nhân lực, đặc biệt là số lượng bác sỹ ở trung tâm y tế huyện để bảo đảm nhân lực cho việc khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân ngay trên địa bàn; bảo đảm nhân lực cho trạm;
- Tiếp tục đào tạo nhân lực y tế theo mọi hình thức để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho y tế. Tăng cường đào tạo nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản cho các vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, ĐBKK. Tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, thực hiện đầy đủ quy định về đào tạo liên tục, đào tạo qua thực hành, hướng dẫn chuyên môn cho y tế cơ sở. Tăng cường công tác đào tạo; đào tạo cán bộ y tế có trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu các đơn vị; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo tuyến; tổ chức tốt các Đề án bệnh viện vệ tinh, nội dung ký kết hợp tác với bệnh viện trung ương. Tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo, đào tạo từ xa; tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực cho các cán bộ ở các lĩnh vực thanh, kiểm tra…
- Thực hiện chế độ luân phiên hai chiều phù hợp với điều kiện của từng địa phương theo hướng từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên để tăng cường năng lực cho người hành nghề tại y tế cơ sở.
- Tăng cường phòng chống dịch bệnh, nhất là phòng chống dịch Covid -19, đẩy mạnh thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế – dân số;
chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trong triển khai danh mục kỹ thuật theo phân tuyến và các danh mục kỹ thuật vượt tuyến. Tăng cường hợp tác chuyên môn với bệnh viện trung ương để phát triển dịch vụ kỹ thuật, đặc biệt các dịch vụ kỹ thuật cao tại các bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tuyến huyện; tăng cường giám sát, hỗ trợ các xã thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; củng cố hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, chú trọng công tác truyền thông tại thôn bản.
- Tăng cường nhân lực chăm sóc hộ sinh cho các thôn, bản thuộc vùng ĐBKK, nơi có tỷ lệ đẻ tại nhà cao thông qua mở rộng hình thức đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn bản, ưu tiên lựa chọn nữ nhân viên y tế 31 thôn bản, người DTTS để đào tạo thành cô đỡ thôn bản. Bổ sung số lượng nhân lực sản nhi tại tuyến xã bằng việc tăng cường tuyển dụng, luân chuyển hộ sinh và đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng hộ sinh cho cán bộ trực tiếp làm công tác đỡ đẻ tại các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực, ưu tiên các cơ sở có đỡ đẻ tại các vùng khó khăn về địa lý.
- Tăng cường tuyển dụng, luân chuyển bác sỹ chuyên khoa sản, nhi, đào tạo bác sỹ đa khoa thành bác sỹ chuyên khoa định hướng sản và nhi, đặc biệt ưu tiên các huyện có khó khăn về địa lý. Tăng cường đào tạo liên tục cho cán bộ y tế trực tiếp làm công tác đỡ đẻ để đạt được tiêu chuẩn của người đỡ đẻ có kỹ năng, ưu tiên các huyện có khó khăn về địa lý.
- Tổ chức thực hiện tốt đề án 1816 của Bộ Y tế thông qua thực hiện các Đề án bệnh viện vệ tinh, nội dung ký kết hợp tác với bệnh viện trung ương 108... tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo, kết hợp đào tạo tại chỗ theo chuyên đề và theo tuyến kỹ thuật. Liên danh, liên kết với các trường như: Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y dược Thái Nguyên, Đại học Y hải Phòng... trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
3.2.2.3. Phát huy tốt năng lực cơ sở vật chất hiện có và tăng cường đầu tư cho hệ thống y tế, đổi mới cơ chế tài chính
- Đưa Bệnh viện Đa khoa tỉnh (cơ sở mới) vào hoạt động để khai thác hiệu quả công năng xây dựng; Sớm ổn định và khai thác hiệu quả công năng của các đơn vị chuyển đến cơ sở mới: Bệnh viện Y học cổ truyền, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh...
- Tiếp tục khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các trang thiết bị đã có, đồng thời tiếp tục rà soát, điều chuyển các trang thiết bị Y tế phù hợp với điều kiện và năng lực khai thác của từng đơn vị, tránh lãng phí, nhất là ở tuyến xã.
- Chú trọng công tác duy tu bảo dưỡng trang thiết bị; tăng cường nâng cao trình độ khai thác các trang thiết bị hiện đại, tiếp nhận và khai thác có hiệu quả cao các trang thiết bị đã được cung cấp.
- Trung ương và tỉnh Lạng Sơn cần ưu tiên bố trí đáp ứng đủ kinh phí cho các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của ngành; mở rộng các dịch vụ y tế. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác y tế, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ y tế ngoài công lập theo định hướng của nhà nước, tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức đầu tư vào y tế, nhất là đối với các dịch vụ mà y tế công chưa có điều kiện triển khai thực hiện; chỉ đạo triển khai các đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên danh liên kết… theo đúng quy định của pháp luật để tăng nguồn thu, tái đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị y tế cho các đơn vị; đổi mới cơ chế quản lý về tài chính tại các bệnh viện.
- Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện, nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở của tỉnh Lạng Sơn:
Đối với y tế tuyến huyện: tỉnh Lạng Sơn sử dụng ngân sách Trung ương hỗ trợ (nếu có), ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống y tế cơ ởng cơ chế, chính sách như
huyện nghèo; huyện đảo; huyện chưa có trung tâm y tế huyện hoặc có nhưng đã xuống cấp, không bảo đảm việc khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.
Đối với trạm y tế xã: ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương tập trung đầu tư cho các trạm y tế xã theo các nguyên tắc sau đây:
- Xã có khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (ngân sách trung ương hạn chế đầu tư ở trạm y tế xã, phường gần trung tâm y tế quận, huyện, thị xã hoặc bệnh viện tuyến tỉnh và sử dụng triệt để cơ sở vật của các trạm y tế xã).
- Xã chưa có trạm y tế xã do mới chia tách, mới thành lập hoặc đang phải ở nhờ cơ sở khác, bị phá hủy do thiên tai, thảm họa; đã có trạm y tế xã nhưng là nhà tạm, dột nát, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp. Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, nâng cấp các trạm y tế xã phải có thiết kế, quy mô phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế ở địa phương, bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí.
Nguồn vốn đầu tư:
- Ngân sách địa phương: tỉnh Lạng Sơn phải ưu tiên cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư cho y tế cơ sở.
- Vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác từ Ngân sách trung ương; vốn ODA
- Từ ngân sách sự nghiệp y tế theo đầu dân hàng năm: căn cứ tình hình thực tế thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế, các tỉnh, ể xây dựng mới, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa, thiết bị cho trạm y tế xã;
- Từ nguồn kết dư 20% quỹ khám, chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT (từ 01 tháng 01 năm 2015 đến 31 tháng 12 năm 2020 nếu có).
- Đổi mới cơ chế quản lý về tài chính tại các bệnh viện; chỉ đạo thực hiện hiệu quả các “Đề án tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo lộ trình giai đoạn 2018 – 2020 tại các đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Sở Y tế” được phê duyệt tại Quyết định số 2129/QĐ- UBND ngày 29/10/2018 của UBND tỉnh; các bệnh viện phấn đấu đảm bảo toàn bộ kinh phí chi hoạt động thường xuyên theo lộ trình và tiến tới tự chủ hoàn toàn.
3.2.2.4. Đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ sinh sản, dân số - kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn
- Trước hết, cần hoàn thiện tổ chức bộ máy, ổn định và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản nhân dân vùng DTTS ở các cấp theo hướng chuyên nghiệp hóa. Tăng cường kiểm tra, thanh tra; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành; nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong thực hiện CSPL về dân số - sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
- Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ theo phân tuyến kỹ thuật, đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu ở tất cả các tuyến cho nhân dân vùng DTTS. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, xây dựng kế hoạch sử dụng phương tiện tránh thai hợp lý và cung cấp đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Mở rộng cung cấp các dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cho nhân dân vùng DTTS trên cơ sở xây dựng hệ thống các trung tâm khu vực, từng bước chuyển giao kỹ thuật cho trung tâm tuyến tỉnh; đưa các dịch vụ này vào danh mục các dịch vụ y tế được BHYT chi trả.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ. Ưu tiên đào tạo trình độ trung cấp dân số - y tế cho cán bộ dân số xã; đào tạo cô đỡ thôn, bản ở vùng khó khăn; đào tạo kỹ thuật sàng lọc trước sinh, sơ sinh.
- Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin số liệu về dân số, sức khỏe sinh sản trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin; cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, số liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành, quản lý ở các
cấp. Huy động rộng rãi các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng tham gia công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động tham gia các tổ chức, chương trình quốc tế; tích cực tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế phục vụ nhân dân vùng DTTS.
3.2.2.5. Phát triển y học cổ truyền phục vụ nhân dân vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn
Trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lạng Sơn chưa thực sự quan tâm đúng mức tới công tác phát triển y dược cổ truyền, hành lang pháp lý riêng của y dược cổ truyền chưa hoàn thiện, thiếu đầu tư, không có chính sách và cơ chế đặc thù, khó thu hút nguồn nhân lực, truyền thông về vai trò và tầm quan trọng của y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân chưa tốt. Chính vì vậy, có những vấn đề của y dược cổ truyền trở nên lạc hậu, có vấn đề phát triển mạnh nhưng có nguy cơ bị mất bản sắc mà chưa có chính sách để bảo hộ.
Thời gian tới, cần có đề xuất thay đổi nhận thức, thể hiện sự quan tâm, mang lại quyền lợi cho người bệnh khi tiếp cận với nền y học cổ truyền, tăng cường đầu tư đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực y học cổ truyền... Nhiều vấn đề cần giải quyết xoay quanh việc sử dụng thuốc y học cổ truyền tại cơ sở KCB và y tế cơ sở, kiểm soát chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền, nguồn lực cho y dược cổ truyền, nghiên cứu khoa học và thừa kế trong y dược cổ truyền, tổ chức quản lý bất cập với thực tiễn…
Bên cạnh đó, cần xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở KCB Y dược cổ truyền, phát triển nuôi trồng dược liệu, chế biến dược liệu, cơ sở sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn để đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh Y, Dược cổ truyền, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực Y, Dược cổ truyền. Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích các thầy thuốc cống hiến và
phát huy những bài thuốc hay, cây thuốc quý, những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh bằng Y, Dược cổ truyền có hiệu quả; bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu, nghiên cứu kế thừa, ứng dụng và kết hợp Y dược cổ truyền với Y dược hiện đại.
3.2.2.6. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về y tế và chính sách pháp luật về y tế ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, lãnh đạo các cấp, các ngành và đồng bào DTTS về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác y tế ở vùng dân tộc thiểu số. Đổi mới hơn nữa nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, để đồng bào hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tin tưởng thực hiện chính sách y tế; nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến, đồng thời khơi dậy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng, nâng cao sức khỏe và thể trạng nhân dân vùng DTTS. Phát huy vai trò tích cực của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chăm sóc, nâng cao sức khỏe, thể trạng người DTTS.
- Tăng cường phổ biến, giáo dục CSPL; cập nhật, cung cấp thông tin tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và những người có