Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách pháp luật về y tế ở vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 53)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng, ban hành CSPL và thực hiện CSPL về về chăm sóc y tế, sức khỏe nhân dân dành cho vùng DTTS tỉnh Lạng Sơn cũng còn bộ lộ những tồn tại, hạn chế:

- Nguy cơ tiềm ẩn dịch và các bệnh dịch nguy hiểm, bệnh dịch mới nổi diễn biến phức tạp, khó lường. Kết quả thực hiện một số chương trình mục tiêu kém bền vững. Nguy cơ mất VSATTP còn rất lớn, khó kiểm soát, đặc biệt công tác đảm bảo VSATTP tại các bếp ăn tập thể tại các trường học. Tỷ lệ ca ngộ độc/100.000 dân trong các vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo còn cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch. Các chỉ tiêu về dân số như tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức cao, việc triển khai thực hiện dự án mới còn chậm tiến độ.

- Chất lượng KCB nhìn chung còn yếu, đặc biệt ở tuyến xã. Đối với tuyến huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân, tuy nhiên chủ yếu KCB nội khoa, còn các chuyên khoa ngoại, sản, hồi sức tích cực, mắt, tai mũi họng, huyết học truyền máu… chưa phát triển; chưa triển khai được kỹ thuật truyền máu, mổ sinh, mổ ruột thừa tại huyện. Tỷ lệ chuyển tuyến của các trung tâm y tế còn cao, số phụ nữ sinh hằng năm chủ yếu tập trung tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chiếm trên 78% tổng số sinh của cả tỉnh. Tình trạng bệnh nhân quá tải ở

một số bệnh viện tuyến tỉnh, huyện chậm khắc phục, bệnh nhân điều trị tại Phòng khám đa khoa và trạm y tế xã thấp. Tình hình chuyển tuyến không phải vượt quá khả năng chuyên môn còn cao. Công tác đảm bảo thuốc, vật tư y tế còn gặp nhiều khó khăn. Việc tổ chức đấu thầu kéo dài gây nên nguy cơ thiếu thuốc đối với một số đơn vị.

- Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển vẫn cần được chú trọng hơn để khắc phục được tình trạng thương mại hoá trong cung cấp dịch vụ y tế đang có xu hướng ngày càng phổ biến hiện nay. Mặc dù ngân sách đã tăng chi cho chăm sóc sức khoẻ nhưng người dân vẫn phải bỏ ra trên 50% chi phí y tế. Đây là yếu tố gây ra mất công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

- Chính sách BHYT đã “phủ sóng” ở vùng DTTS nhưng việc tiếp cận các dịch vụ y tế để chăm sóc sức khỏe của một bộ phận đồng bào DTTS vẫn còn những “khoảng trống” nhất định. Những “khoảng trống” này cần thiết được lấp đầy bằng việc tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng (nhất là lĩnh vực giao thông), nâng cao chất lượng KCB ở tuyến cơ sở. Cùng với đó, công tác tuyên truyền cũng cần được chú trọng để cùng “đồng hành”, đưa CSPL về BHYT đến với mọi tầng lớp Nhân dân. Ngoài ra, mặc dù đặt ra mục tiêu “thực hiện tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã” song thực tế, số kinh phí BHYT thanh toán cho nhiều trạm y tế xã chỉ khoảng 30 - 40 triệu/năm, không tương xứng với mức thu bảo hiểm trên địa bàn và cho thấy mức thụ hưởng dịch vụ từ trạm y tế xã của người dân rất thấp.

- Mặc dù trạm y tế được đầu tư xây dựng 100% nhưng chưa đạt theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về y tế (chưa có nhà kiên cố 2 tầng, bảo đảm diện tích; phần lớn trạm y tế được xây dựng từ nhiều năm, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa lũ, ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động). Bên cạnh đó, sự thiếu sự đồng bộ trong đầu tư, từ nhà cửa đến trang thiết bị, chất lượng nguồn nhân lực khiến có nơi được đầu tư thiết bị, máy nhưng chưa

khai thác, sử dụng hiệu quả hoặc khi hỏng hóc chậm có kinh phí sửa chữa. Vẫn còn một số bệnh viện/trung tâm y tế huyện chưa được đầu tư, trang thiết bị còn thiếu, lạc hậu; còn khoảng 40% trạm y tế xã chưa đạt tiêu chí quốc gia.

- Hoạt động của y tế cơ sở, đặc biệt là trạm y tế xã bị ảnh hưởng do tác động của chính sách tự chủ bệnh viện và thông tuyến. Cụ thể, trong bối cảnh thực hiện chính sách tự chủ, các bệnh viện thường có chiến lược thu hút bệnh nhân từ tuyến dưới; trong khi đó bệnh nhân vốn thiếu tin tưởng trạm y tế xã khiến tình trạng vượt tuyến xảy ra ngay cả khi không cần thiết. Đối với chính sách thông tuyến, người dân có BHYT đăng ký KCB ban đầu ở trạm y tế xã nhưng họ vẫn có thể lên bệnh viện huyện để khám, chữa bệnh. Đến năm 2021, người dân có thể đi đến thẳng bệnh viện tuyến tỉnh để khám, chữa bệnh. Ở góc độ của trạm y tế xã, việc thông tuyến tỉnh sẽ giống như là “yếu tố đẩy” do bệnh nhân không bắt buộc phải đến nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu là trạm y tế xã mà có thể đi thẳng lên cơ sở y tế tuyến trên.

- Phần lớn cán bộ y tế cơ sở chỉ được hưởng lương theo mức lương cơ sở và hệ số lương, chế độ phụ cấp theo quy định, không có thu nhập tăng thêm ngoài lương. Chưa có các giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng bác sỹ tuyến cơ sở được cử đi đào tạo nhưng lại xin chuyển hoặc thôi việc để làm việc tại các bệnh viện tuyến trên hoặc các bệnh viện tư; chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ các chuyên khoa ít hấp dẫn sang các chuyên khoa hấp dẫn, từ nông thôn, miền núi về các thành phố lớn.

- Về trình độ chuyên môn đội ngũ điều dưỡng còn yếu về chất lượng: Trong tổng số điều dưỡng, hộ sinh hiện có 1470 người, điều dưỡng, hộ sinh trung cấp 1158 (78,78%), Sơ học 107 (7,28%). Nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản: Số lượng nhân viên y tế thôn bản cơ bản đã qua đào tạo, đạt 96,93% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động. Đa số được đào tạo trình độ theo chuẩn từ 3 tháng trở lên, tuy nhiên về chất lượng còn hạn chế, cần được thường xuyên đào tạo mới và đào tạo lại để bổ sung số còn thiếu và nâng cao

chất lượng. Số cô đỡ thôn bản mới có ở một số huyện có dự án, chưa đồng đều ở các huyện.

Một số chuyên khoa khó có nguồn lực để tuyển dụng như chuyên khoa Lao, Tâm thần, Pháp y, Nhi. Một số bác sỹ chuyển vùng hoặc ra ngành khác, ngoài công lập, trong khi đó bác sỹ, dược sỹ đại học chính qui về tỉnh công tác hàng năm không nhiều. Số cán bộ nghỉ chế độ, số cán bộ xin thôi việc, bỏ việc hàng năm còn nhiều. Số cử nhân, cao đẳng điều dưỡng, hộ sinh ở các bệnh viện còn thấp chủ yếu là trình độ trung học.

2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế

- CSPL về y tế vùng DTTS quá nhiều, tản mạn, chồng chéo về nội dung và trùng lặp về địa bàn và đối tượng thụ hưởng dẫn đến cùng địa bàn và đối tượng thụ hưởng nhưng mức hỗ trợ một số chính sách khác nhau gây khó khăn trong thực hiện và đánh giá hiệu quả, như chính sách BHYT, KCB, dinh dưỡng.

- Đầu tư cho y tế ở vùng DTTS còn thấp, chưa tương xứng với nhiệm vụ, Luật Ngân sách nhà nước quy định ngân sách địa phương có trách nhiệm đầu tư cho y tế địa phương nhưng do ngân sách khó khăn nên nhiều tỉnh chưa bố trí, trong khi chưa có nguồn vốn riêng, đủ mạnh từ ngân sách trung ương để hỗ trợ ngân sách địa phương đầu tư cho y tế cơ sở, năng lực quản trị và hệ thống thông tin quản lý y tế cơ sở còn chậm được đổi mới.

- Cùng với việc giao thông đi lại khó khăn thì một bộ phận đồng bào DTTS chưa nhận thức được vai trò của việc chăm sóc sức khỏe; chưa hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của việc KCB bằng BHYT. Đối với BHYT, BHYT hiện nay mới chỉ thanh toán cho các dịch vụ KCB, chưa có đủ nguồn lực và cơ chế thanh toán cho các dịch vụ dự phòng, nâng cao sức khỏe, quản lý người bệnh tại cộng đồng, cung cấp dịch vụ ngoại tuyến, đội khám, chữa bệnh lưu động.

- Cơ chế tài chính còn nhiều bất cập cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng lưới y tế cơ sở phục vụ đồng DTTS. Cụ thể, hoạt động của y tế cơ

sở chủ yếu là dự phòng, nâng cao sức khỏe. Theo quy định UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh ban hành định mức phân bổ ngân sách địa phương cho y tế dự phòng, y tế cơ sở nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể nên nhiều địa phương chưa bảo đảm 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng, có địa phương phân bổ chi cho y tế dự phòng theo biên chế với mức như phân bổ chi chi quản lý hành chính nên không có kinh phí để hoạt động. Phân bổ chi thường xuyên ngoài lương cho trạm y tế xã còn thấp, có địa phương chỉ đạt 10-20 triệu đồng/trạm/năm.

- Công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành của một số đơn vị chưa chủ động, chậm đổi mới, một số vướng mắc chậm được tháo gỡ, nên kết quả đạt được ở một số lĩnh vực chưa cao. Phân bổ và giao ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện chương trình mục tiêu y tế - dân số còn chậm và chưa đầy đủ, chưa bố trí được đủ ngân sách địa phương cho các hoạt động của chương trình theo Quyết định 1125/QĐ-TTg của Thủ tướng. Nhiều hoạt động dự phòng, nâng cao sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa được phân bổ kinh phí để triển khai hoặc có nhưng rất thấp. Các trung tâm y tế huyện đa chức năng bao gồm cả khám bệnh, dự phòng, nâng cao sức khỏe, dân số, an toàn thực phẩm, trực tiếp quản lý trạm y tế xã nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về nguồn và cơ chế quản lý tài chính.

- Về chế độ, chính sách với đội ngũ làm công tác y tế cũng đang bất cập. Đối với nhân viên y tế thôn, bản, theo Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản, đội ngũ này được hưởng phụ cấp bằng 0,5 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung đã thu hút sự tham gia của họ, thực sự là những “cánh tay nối dài” của y tế cơ sở. Song, theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, chế độ phụ cấp cho đối tượng này không còn. Đối với trạm y tế xã, mỗi năm chỉ được cấp chi thường xuyên từ 35 - 40 triệu đồng, không

đáp ứng nhu cầu chi cho hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã cũng khiến việc đầu tư cho y tế cơ sở chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

- Một nguyên nhân nữa là sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong thực hiện Đề án số 2348/QĐ-TTg chưa đồng đều và cam kết chưa cao, dù Đề án chỉ rõ trách nhiệm triển khai của địa phương song nhiều địa phương vẫn thiếu quan tâm. Một trong những nguyên nhân là do vùng đồng bào DTTS vẫn còn tập quán cũ, giữ thói quen tự chữa trị bệnh tại nhà; mặt khác, do hệ thống giao thông kém, khoảng cách xa và phần lớn là hộ nghèo nên chỉ đến khi bệnh nặng mới tìm đến cơ sở y tế. Trong khi đó, công tác tuyên truyền về chế độ, quyền lợi của người dân khi đến khám tại trạm y tế còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách pháp luật về y tế ở vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)