6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
1.3.1. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế cho
tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
- Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân. Phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng. Mở rộng và triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và nâng cao sức khỏe. Phát triển các phong trào vệ sinh, phòng bệnh và thể dục thể thao. Triển khai các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS và các dịch bệnh mới phát sinh.
- Thực hiện chính sách BHYT, trong đó có người thuộc hộ gia đình nghèo; người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK; đồng bào DTTS là đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về BHYT. Xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, củng cố tổ chức và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của hệ thống BHYT.
1.3.2. Xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở y tế, khám chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số
- Xây dựng và nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện, kể cả một số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa; ưu tiên đối với các tỉnh vùng có điều kiện KT- XH ĐBKK.
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ phục vụ KCB cho đồng bào DTTS. Xây dựng và nâng cấp các bệnh viện, nhất là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện để có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu KCB của nhân dân ngay tại địa phương. Từng bước phát triển mạng lưới các khoa và bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng. Quy hoạch mạng lưới KCB theo địa bàn dân cư. Đầu tư và khai thác có hiệu quả các trung tâm y tế chuyên sâu hiện có, xây dựng