Thực hiện pháp luật về khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ và bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách pháp luật về y tế ở vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 42)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.2.3. Thực hiện pháp luật về khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ và bảo

và bảo hiểm y tế

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn, với tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết, thống nhất cao trong công tác lãnh đạo, cùng sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể công chức, viên chức, người lao động, toàn ngành y tế Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả trong công tác, góp phần xây dựng mạng lưới y tế của tỉnh ngày càng hoàn thiện và phát triển theo hướng công bằng, hoạt động hiệu quả, trong đó chú trọng người DTTS;

Chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được nâng lên, người bệnh được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương, giảm áp lực cho bệnh viện tuyến trên và giảm chi phí cho người bệnh, nhất là người bệnh nghèo, vùng sâu, vùng xa, người DTTS. Cùng với nâng cao chất lượng chuyên môn, việc nâng cao y đức và thái độ phục vụ của cán bộ y tế được

tăng cường, kết quả khảo sát đánh giá sự hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế năm 2019 là 90%, tăng 20% so với năm 2015. Qua thống kê trong 9 tháng đầu năm 2019, trạm Y tế các xã đã khám cho gần 13.000 lượt người bệnh, trong đó phần lớn là người DTTS [46].

Thực hiện danh mục kỹ thuật: Bình quân thực hiện kỹ thuật chuyên môn tại tuyến huyện theo phân tuyến của Bộ Y tế đạt 76% đạt 101% kế hoạch; Trạm y tế xã, thị trấn thực hiện từ 70% trở lên danh mục kỹ thuật theo phân tuyến của Bộ Y tế đạt 100% kế hoạch giao. Triển khai được 06 kỹ thuật cao: Tại các Bệnh viện tuyến tỉnh đã triển khai 03 danh mục kỹ thuật cao (chụp công hưởng từ, chụp mạch can thiệp DSA, sinh thiết phổi); Trung tâm Y tế huyện triển khai 03 danh mục kỹ thuật cao (chạy thận nhân tạo, mổ nội soi, mổ mắt bằng phương pháp Phaco)

Công tác KCB BHYT được quan tâm thực hiện, quyền lợi của người bệnh có thẻ BHXH ngày càng được bảo đảm, số người dân tham gia BHYT đến nay đạt gần 94%.

Bảng 2.2 (1). Một số kết quả khám chữa bệnh và BHYT cho người dân vùng DTTS tỉnh Lạng Sơn

Nội dung Năm

2018

Cấp gần 740.000 thẻ BHYT cho đồng bào DTTS ở các địa phương vùng khó khăn

Năm 2019

Cấp mới trên 735.000 thẻ BHYT cho đồng bào DTTS ở các địa phương vùng khó khăn

9 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh có gần 320.000 lượt người DTTS vùng khó khăn khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, tổng chi phí bảo hiểm chi trả trên 175 tỷ đồng

Nguồn: Theo thống kê của BHXH tỉnh Lạng Sơn

Không chỉ thuận lợi trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám, chữa bệnh ở tuyến y tế cơ sở, đồng bào DTTS ở các xã vùng khó khăn còn được

cấp thẻ BHYT thông tuyến viện mỗi khi lâm bệnh nặng, giúp người bệnh giảm tối đa thủ tục hành chính và kịp thời được tiếp cận kỹ thuật chữa trị hiện đại. Sau khi được Nhà nước hỗ trợ cấp thẻ BHYT miễn phí, đồng bào DTTS ở các xã thuộc vùng khó khăn đã có điều kiện được chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế, được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao. Đây là chủ trương đúng đắn, góp phần chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho đồng bào vùng khó khăn, củng cố niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng và Nhà nước.

Bảng 2.2 (2). Kết quả mua, cấp thẻ BHYT qua các năm

Năm Số lượng Tỷ lệ (%) Tăng/giảm tỷ lệ (%)

2017 752.997 96,93 -

2018 743.317 94,24 - 2,69

2019 734.232 93,93 - 0,21

Nguồn: Theo thống kê của BHXH tỉnh Lạng Sơn

Nhìn vào kết quả trên cho thấy, số lượng đối tượng tham gia BHYT giảm qua các năm, (năm 2018 là 11.030 người, giảm 2,69%, năm 2019 là 5.558 người, giảm 0,21%). Nguyên nhân là do số đối tượng là thân nhân quân đội giảm và người dân đi lao động tại các khu công nghiệp (Bắc giang, Thái Nguyên) và đi làm thuê tại Trung Quốc.

Công tác y tế dự phòng được triển khai thực hiện tốt; đặc biệt, ngay từ đầu năm 2020, ngành đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Chương trình mục tiêu y tế – dân số được triển khai cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, an toàn vệ sinh thực phẩm được kiểm soát. Tổ chức uống Vitamin A cho 99% trẻ em từ 6 - 36 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh 02 lần/ năm. Đẩy mạnh truyền thông vận động về tầm quan trọng của công tác chăm sóc sơ sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách pháp luật về y tế ở vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)