Về các văn bản chính sách của Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách pháp luật về y tế ở vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 28)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

1.2.3. Về các văn bản chính sách của Chính phủ

Trên cơ sở các Nghị quyết, luật, Chính phủ đã ban hành nhiều nội dung

qui định cụ thể cho việc thực hiện, cụ thể như: Nghị định số 05/2011/NĐ-CP,

Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Quyết định 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 ban hành chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc, Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Trong lĩnh vực y tế: Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau: (i) Đảm bảo đồng bào các dân tộc thiểu số được sử dụng các dịch vụ y tế; thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ, BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.(ii). Tập trung xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở y tế, KCB; bảo đảm thuốc phòng và chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc ở vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và ĐBKK. (iii). (iv). Hỗ trợ việc bảo tồn, khai thác, sử dụng những bài thuốc dân gian và phương pháp chữa bệnh cổ truyền có giá trị của đồng bào các dân tộc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. (v). Đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hóa y tế, thực hiện chính sách ưu tiên đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động đầu tư, phát triển y tế ở vùng DTTS.

- Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS khi sinh

con đúng chính sách dân số. Đây là chính sách đầu tiên về chế độ thai sản dành phụ nữ DTTS không thuộc đối tượng tham gia BHXH. Theo đó, phụ nữ là người DTTS hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người DTTS thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc) sẽ được hỗ trợ khi sinh con đúng chính sách. Đối tượng thụ hưởng sẽ được nhận trực tiếp 02 triệu đồng/người bằng tiền mặt từ tháng đầu sau khi sinh con và phải tự nguyện cam kết bằng văn bản không sinh thêm con, nếu vi phạm phải hoàn trả lại kinh phí đã nhận hỗ trợ.

- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 về KCB cho người nghèo. Chính sách cấp thẻ BHYT cho đồng bào DTTS Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014, có 17 trường hợp được cấp thẻ BHYT miễn phí, trong số đó có đối tượng là người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT- XH khó khăn.

Ngoài ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn ban hành nhiều chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện KT - XH ĐBKK; quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản và chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; chính sách BHYT, chế độ hỗ trợ từ Quỹ KCB cho người nghèo; đầu tư cho bệnh viện tuyến huyện và phòng khám đa khoa khu vực liên huyện nhằm đảm bảo: (1) ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe; (2) tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế (DVYT) có chất lượng; và (3) giảm gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe đặc biệt là về khám, chữa bệnh (KCB).

Có thể thấy, hệ thống CSPL về y té nói cung và cho vùng DTTS nói riêng được qui định khá nhiều nội dung, cụ thể và toàn diện, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với công tác y tế và chăm

sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc và miền núi trong suốt quá trình phát triển vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách pháp luật về y tế ở vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)