Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách pháp luật về y tế ở vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 46 - 48)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong việc thực hiện CSPL về y tế ở vùng DTTS tỉnh Lạng Sơn, công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành có bước tiến bộ, kịp thời và sát thực tế hơn. Một số đơn vị đã chủ động tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương hỗ trợ cho công tác chăm sóc sức khỏe người DTTS trên địa bàn. Ngành y tế đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm, các chương trình mục tiêu được triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, đa số đạt chỉ tiêu giai đoạn và

mục tiêu đề ra, đảm bảo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Công tác khám, chữa bệnh cho người DTTS được mở rộng về quy mô, từng bước phát triển các kỹ thuật theo phân tuyến góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán điều trị, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Cơ bản đảm bảo thuốc, vắc xin và vật tư y tế cho phòng chống dịch, KCB, giải quyết kịp thời tình trạng thiếu thuốc cục bộ do thời gian đấu thầu kéo dài, danh mục thuốc sử dụng cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

- Chất lượng thuốc được đảm bảo, không phát hiện thuốc giả trên thị trường. Công tác thanh kiểm tra đã được tiến hành thường xuyên và đột xuất, góp phần nâng cao việc chấp hành đúng quy định của pháp luật của các cơ sở trong thực hiện chăm sóc sức khỏe người DTTS. Công tác xây dựng cơ bản về y tế được quan tâm đẩy mạnh thực hiện, đặc biệt là những dự án trọng điểm ở vùng người DTTS.

- Công tác phòng chống HIV/AIDS đã đạt được mục tiêu giảm 3 tiêu chí so với các năm trước, giảm số mắc mới, giảm số chuyển sang AIDS và giảm số tử vong do AIDS và liên quan. Đã xây dựng và bước đầu triển khai Kế hoạch Triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm từng bước được kiểm soát, nhất là ở vùng DTTS; tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về VSATTP đạt từ 85% trở lên. Đã đảm bảo VSATTP trong các dịp lễ hội và tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh. Không có dịch lớn xảy ra, không có tử vong do bệnh dịch. Các ca dịch nhỏ lẻ, tản phát đã đã được giám sát, khống chế và dập dịch ngay từ đầu, không để dịch bùng phát.

- Nhìn chung, công tác ngành y tế đang đi đúng hướng về đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động để nâng cao năng lực của y tế cơ sở. Chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã được ban hành, trong đó quy định rõ phạm vi

hoạt động và cơ chế hoạt động là theo nguyên lý “y học gia đình”, cụ thể là hoạt động dựa trên nguyên tắc chăm sóc liên tục, toàn diện, phối hợp; chú trọng dự phòng, dựa vào gia đình và cộng đồng. Nếu như trước đây, bộ máy y tế cấp huyện gồm bệnh viện huyện và trung tâm y tế huyện thực hiện chức năng dự phòng là hai đơn vị tách biệt. Tuy nhiên, hiện đã sáp nhập hai đơn vị này thành trung tâm y tế huyện đa chức năng, gồm khám, chữa bệnh, dự phòng và dân số; các trạm y tế xã cũng thuộc trung tâm này nên thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu rất tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách pháp luật về y tế ở vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)