Tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách pháp luật về y tế ở vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 56)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.4.2. Tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi với số dân hơn 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 26 %. Những năm qua, công tác y tế đã đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều mặt. Bài học kinh nghiệm của tỉnh là:

- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa, phát triển nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu được triển khai thực hiện như: kỹ thuật điều trị suy tĩnh mạch bằng Laser nội mạch; kỹ thuật nội soi phế quản dưới gây mê, nội soi phế quản ống mềm, phẫu thuật nội soi cắt u buồng trứng và phần phụ.... đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng của nhân dân.

- Đẩy mạnh công tác triển khai lập hồ sơ, khám, quản lý sức khỏe điện tử. Tổ chức đấu thầu in hồ sơ, tài liệu, mua thiết bị, vật tư, điều tra đối tượng, nhập thông tin, số liêu và bắt đầu triển khai lập hồ sơ, khám sức khỏe cho người dân. Công tác ứng dụng CNTT trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán BHYT, quản lý thuốc, trang thiết bị, quản lý thông tin tiêm chủng, bệnh truyền nhiễm tiếp tục được triển khai tại các đơn vị.

- Các hoạt động truyền thông về công tác y tế được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục với các hình thức truyền thông đa dạng, nâng cao tính chủ động để tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tranh thủ sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan truyền thông và nhân dân trong thực hiện các chính sách về y tế như: chính sách BHYT, giá dịch vụ y tế, lợi ích vủa việc tiêm chủng phòng bệnh, chính sách dân số... nhằm thay đổi hành vi và chủ động thực hành bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Tiểu kết Chương 2

Thời gian qua, công tác y tế vùng DTTS tỉnh Lạng Sơn có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là công tác KCB và BHYT. Tuy nhiên, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ vẫn còn nhiều bất cập. Hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật; chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân. Điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; năng lực sản xuất và cung ứng thuốc còn yếu, giá thuốc chữa bệnh còn cao so với thu nhập của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của y tế dự phòng còn nhiều bất cập. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Nguyên nhân chính của những mặt yếu trên là do quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế còn bất cập, một số chính sách về y tế không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi hoặc bổ sung; đầu tư của Nhà nước cho y tế còn thấp, phân bổ và sử dụng nguồn lực chưa hợp lý. Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu và yếu, cơ cấu chưa hợp lý, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng. Một số cấp uỷ đảng và chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân vùng DTTS tỉnh Lạng Sơn, nhiều nơi còn trông chờ vào bao cấp của Nhà nước. Đây là những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.

Bài học kinh nghiệm qua thực tiễn của một số địa phương là bài học tham khảo tốt để tham khảo, áp dụng thực hiện CSPL về y tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

CHƯƠNG 3.

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LẠNG

SƠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách pháp luật về y tế ở vùng dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)