Nhiệm vụ và quyền hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng của công tác thanh tra chuyên ngành đóng trong việc thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 98)

Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Thành phố được quy định tại Quyết định 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 và Quyết định số 1518/QĐ-BHXH ngày 18/10/2016. Với những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác bảo hiểm xã hội hàng năm của Thành phố trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; cấp sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức thực hiện thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện của các đối tượng tham gia trên địa bàn Thành phố (bao gồm phần thu từ các đối tượng do ngân sách Nhà nước chi trả). - Tổ chức quản lý và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp để phục vụ người có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.

- Tổ chức thực hiện công tác giám định chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

- Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho đối tượng đúng quy định.

- Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, chế độ kế toán, thống kê theo quy định của Nhà nước và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hướng dẫn Bảo hiểm xã hội quận, huyện trực thuộc tổ chức thực hiện.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi bảo hiểm xã hội đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật về Thanh tra.

- Kiến nghị với cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở khám chữa bệnh để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền.

- Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho đội ngũ cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Tổ chức ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố và Bảo hiểm xã hội các quận, huyện trực thuộc.

- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc quyền quản lý theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Thực hiện chế độ báo cáo với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, với Thành ủy và Ủy ban Nhân dân Thành phố theo quy định.

Kết luận chương II

Ngoài các quy định chung của hoạt động thanh tra như về nguyên tắc, mục đích, vai trò, quy trình...hoạt động tranh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN đã được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật chuyên ngành riêng. Đây chính là hành lang pháp lý giúp cơ quan BHXH thực hiện đúng chức năng được giao. Tuy nhiên để áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn là vấn đề không đơn giản. Thực tế cho thấy, sự thiếu thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật, sự thiếu sót hoặc bất hợp lý giữa quy định và thực tiễn chính là một trong những khó khăn lớn đối với người thực hiện pháp luật. Do vậy để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN cần có sự

nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan. Trên tinh thần đó, tại chương 2 người viết ghi nhận một cách cụ thể thực trạng, xác định rõ những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân nhằm có cơ sở để đưa ra giải pháp phù hợp.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐÓNG TRONG VIỆC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 – 2019

3.1. Tình hình thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh gồm 24 quận/huyện (19 quận, 5 huyện), 322 xã,

phường. Diện tích tự nhiên của thành phố là 2.095, 01 km2, chiếm hơn 6,36% diện

tích cả nước, trong đó gồm 442,13 km2 nội thành và 1.652,88 km2 ngoại thành với

số dân tính đến ngày 23/1/2019 là khoảng 8.8 triệu người.

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nước, hoạt động kinh doanh, thương mại luôn diễn ra sôi động với nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, được phân bổ tại 24 quận huyện và 17 khu chế xuất- khu công nghiệp (KCX-KCN) và khu công nghệ cao của thành phố, là nơi thu hút nguồn lực lao động lớn từ các tỉnh thành trong cả nước. Bên cạnh lao động là công dân Việt Nam thì Thành phố Hồ Chí Minh còn tiếp nhận một lực lượng lao động từ các nước đến làm việc trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp với gần 20.000 người nước ngoài làm việc hợp pháp trên địa bàn thành phố. Quốc gia có đông lao động nước ngoài làm việc tại thành phố là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Vương quốc liên hiệp Anh, Trung Quốc (Đài Loan). Lực lượng lao động năng động, dồi dào là một trong những động lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời góp phần về nguồn nhân lực, tiềm năng phát triển và điều kiện cần thiết để thực hiện các chủ trương, cải cách hoặc điều chỉnh chính sách an sinh xã hội phù hợp với thực tiễn, trong đó đặc biệt là chính sách BHXH, BHYT.

sinh nhiều hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN ngày càng tinh vi, phức tạp trong cả lĩnh vực thu lẫn lĩnh vực chi BHXH, BHYT, BHTN.

Thứ nhất, trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN các hành vi sai phạm về nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN vẫn là phổ biến, xuất hiện ở nhiều loại hình doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhà nước đễn các tập đoàn đang cơ cấu lại doanh nghiệp và các đơn vị ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài. Đặc biệt một số loại hình doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như các công ty dịch vụ bảo vệ, công ty xây dựng nhưng có số lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN ít so với thực tế. Tình trạng không tham gia BHTNLĐ-BNN cho những trường hợp có HĐLĐ ở hai nơi; kí HĐLĐ có thời hạn từ 01 tháng nhưng chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho người lao động; không tham gia cho người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện thời gian đóng BHXH và tiếp tục giao kết HĐLĐ làm việc tại đơn vị; không đóng các khoản phụ cấp, khoản bổ sung theo quy định; cố ý ký các loại hợp đồng với tên gọi khác nhau như cộng tác, khoán hoặc trả lương theo ngày nhằm trốn tránh việc đóng BHXH, BHYT, BHTN vẫn đang tiếp diễn. Bên cạnh đó phần lớn đơn vị chưa chấp hành đúng việc thực hiện việc xây dựng thang lương bảng lương, hoặc không áp dụng đúng thang lương, bảng lương đã xây dựng làm cơ sở để thực hiện giao kết hợp đồng lao động, chi trả lương và tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định, dẫn đến quỹ tiền lương tham gia BHXH, BHYT, BHTN do cơ quan BHXH đang quản lý thấp hơn rất nhiều lần so quỹ lương thực tế của các đơn vị; đồng thời cũng có nhiều trường hợp đóng cao hơn để lạm dụng hưởng chế độ thai sản.

Tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN năm 2016 là 1.451.491 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ 3,33% so với thu kế hoạch; Tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN năm 2017 là 1.829.243 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ 3,60% so với thu kế hoạch; Tổng

số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN năm 2018 là 1.313.570 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ 1,85% so với thu kế hoạch; Số nợ BHXH, BHYT, BHTN tạm tính đến ngày

30/6/2019 là 3.036.416 triệu đồng.21

Thứ hai, các hành vi sai phạm trong lĩnh vực chi trả chế độ BHXH có thể thấy như xuất phát từ tình trạng đơn vị nợ đọng kéo dài dẫn đến việc không giải quyết các chế độ cho người lao động; vẫn đề nghị duyệt hưởng chế độ trong khi đi làm và hưởng lương đầy đủ; người lao động làm việc trong điều kiện bình thường nhưng người sử dụng lao động lại đề nghị thanh toán chế độ ốm đau theo chế độ nặng nhọc, độc hại; một số nhân viên phụ trách BHXH tại đơn vị tự ý lập thủ tục đề nghị hưởng chế độ; đơn vị không chi trả các chế độ cho người lao động hoặc không chuyển trả về quỹ BHXH trong trường hợp người lao động đã nghỉ việc; không trả tiền thoái thu cho người lao động theo quy định và xuất hiện trường hợp nhiều hồ sơ nhận lãnh trợ cấp một lần chỉ ủy quyền cho một người. Có rất nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi trong hoạt động tội phạm nhằm chiếm đoạt, trục lợi quỹ BHXH. Điển hình như, các tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật và một số quy định chưa chặt chẽ về BHXH, BHYT để thực hiện những hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHTN, nhất là Quỹ ốm đau - thai sản. Hoặc lợi dụng kẽ hở của chính quyền địa phương trong việc chứng thực các văn bản, giấy tờ để làm giả Giấy khai sinh, hoặc Giấy chứng sinh bản sao và thực hiện lập hồ sơ giả mạo đề nghị cơ quan BHXH thanh toán tiền trợ cấp thai sản.

Thứ ba, trong lĩnh vực sổ BHXH, thẻ BHYT cho thấy người lao động tại các đơn vị nợ đọng quỹ BHXH, BHYT, BHTN bị ảnh hưởng quyền lợi lớn khi nghỉ việc không được chốt sổ BHXH và không được thanh toán BHYT khi khám chữa bệnh. Đặc biệt còn số lượng lớn đơn vị lưu giữ sổ BHXH của người lao động nghỉ việc trên 12 tháng; tình trạng mượn giấy tờ nhân thân để lập thủ tục tham gia, cấp

sổ BHXH; đơn vị và người lao động không bảo quản sổ dẫn đến mất sổ BHXH; thu gom sổ BHXH của người tham gia BHXH đã nghỉ việc mà không nhận lại sổ, sau đó lập hồ sơ BHXH khống, chiếm đoạt tiền BHXH; mua bán sổ BHXH … cũng khá phổ biến.

3.2. Tình hình thực hiện công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

3.2.1. Các biện pháp thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ từng nhóm đối tượng quản lý, cơ quan BHXH đưa ra những biện pháp tương ứng nhừm mục đích thu đúng, thu đủ.

- Đối với đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN:

Căn cứ dữ liệu của cơ quan thuế cung cấp, cơ quan BHXH gửi Thông báo đến các đơn vị về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu D04e-TS) và đôn đốc đơn vị đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đầy đủ cho người lao động, 15 ngày một lần. Sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo lần thứ hai mà đơn vị không đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động thì trực tiếp đến đơn vị đôn đốc, hướng dẫn đơn vị đăng ký tham gia và đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động theo quy định của pháp luật, lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu số D04h-TS) và đề nghị đơn vị thực hiện trong vòng 15 ngày. Trường hợp đơn vị vẫn không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì quyết định thành lập thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định hoặc phối hợp với cơ quan quản lý lao động, cơ quan Thuế thành lập đoàn thanh tra liên ngành.

+ Trường hợp đơn vị có thời gian nợ dưới 1 tháng, cơ quan BHXH tiến hành gọi điện thoại, gửi thư thông báo nhắc nợ.

+ Trường hợp đơn vị có thời gian nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng, cơ quan BHXH trực tiếp làm việc đôn đốc, đối chiếu.

+ Trường hợp đơn vị nợ kéo dài: thời gian nợ từ 3 tháng trở lên và không bao gồm các trường hợp nợ khó thu, cơ quan BHXH ban hành Quyết định kiểm tra, thanh tra chuyên ngành.

+ Trường hợp đơn vị nợ khó thu, gồm: Đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kinh doanh (đơn vị mất tích); Đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản; đơn vị có chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành; Đơn vị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; Nợ khác: đơn vị nợ đang trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và từ tuất.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp với các cơ quan ban ngành trên địa bàn thành phố cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác thu, chi BHXH, BHYT, BHTN.

• Trong phối hợp với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh:

Năm 2016, theo quy định của Luật BHXH, chức năng khởi kiện được giao cho công đoàn; do vậy BHXH thành phố và Liên đoàn Lao động thành phố đã ký kết Quy chế phối hợp số 08/QCPH/LĐLĐ-BHXH ngày 28/11/2016 và thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu trong việc khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN.

• Trong phối hợp với Cục thuế thành phố

Căn cứ Quy chế phối hợp công tác số 5423/QCPH-BHXH-TCT ngày 31 tháng 12 năm 2014 giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế được ban hành, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành ký kết Quy chế phối

hợp công tác số 994/QCPH-BHXH-CT ngày 31/3/2015 với Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh với các nội dung: Trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình đóng thuế và tình hình tham gia BHXH của tổ chức trả thu nhập giữa hai cơ quan; Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra tổ chức trả thu nhập: Định kỳ hàng năm, cơ quan BHXH chuyển danh sách các đơn vị nợ BHXH từ 3 tháng và có số tiền nợ từ 100 triệu đồng trở lên để cơ quan Thuế lựa chọn một số đơn vị đưa vào Kế hoạch thanh tra cho năm sau. Đối với những đơn vị chưa được thanh tra, cơ quan thuế sẽ ban hành thông báo việc nợ tiền BHXH, yêu cầu tổ chức chi trả thu nhập điều chỉnh chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa chi trả khoản tiền nợ BHXH.

Năm 2016, BHXH TP.HCM đã chuyển danh sách 1.047 đơn vị với số tiền nợ là 54 tỷ đồng để cơ quan Thuế bổ sung vào kế hoạch đôn đốc và thanh, kiểm tra đơn vị nợ quỹ BHXH trong năm 2016. Tuy nhiên do kế hoạch thanh, kiểm tra tổ chức trả thu nhập năm 2016 đã được xây dựng trong năm 2015, vì vậy cơ quan Thuế chỉ bổ sung một số đơn vị vào Kế hoạch thanh, kiểm tra năm 2016: 43 doanh nghiệp với 2.029 lao động và số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN là 22 tỷ đồng. Qua

kiểm tra số tiền BHXH, BHYT, BHTN thu được là 17 tỷ đồng.22

Năm 2017, BHXH TP.HCM đã chuyển danh sách 906 đơn vị với số tiền nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng của công tác thanh tra chuyên ngành đóng trong việc thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)