Tăng cường công tác tuyên truyền việc thực hiện chính sách bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng của công tác thanh tra chuyên ngành đóng trong việc thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 100 - 101)

Trong những năm qua, BHXH Thành phố đã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về Luật BHXH đến doanh nghiệp và người lao động qua các hình thức tuyên truyền khác nhau như: ký kết quy chế phối hợp với 17 sở, ngành và 21 cơ quan quan báo đài để tuyên truyền, tổ chức đối thoại với doanh nghiệp; tuyên truyền trực tiếp trên trang thông tin điện tử BHXH Thành phố; thực hiện chuyên mục hỏi - đáp trên báo và trang thông tin điện tử; phát thanh “BHXH, BHYT - những điều cần biết” trên các đài phát thanh và truyền hình; phát hành ấn phẩm “Những điều cần biết về các chế độ BHXH” tại các doanh nghiệp ở khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Mặc dù những hình thức tuyên truyền này khá phong phú, đa dạng, song vẫn chưa thu hút được số đông doanh nghiệp và người lao động. Do vậy, BHXH Thành phố cần tiếp tục có những sự điều chỉnh, thay đổi mang tính bước ngoặt để đem lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền đến doanh nghiệp và người lao động như:

- Về nội dung tuyên truyền:

+ Tiếp tục tuyên truyền về chính sách BHXH, các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách BHXH; ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong tham gia BHXH. + Tuyên truyền, giải thích về mục đích, ý nghĩa của hoạt động thanh tra nhằm mục đích trước hết là tiếp xúc, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc đóng BHXH; giúp doanh nghiệp nhận diện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tham gia BHXH; đồng thời xóa bỏ định kiến của doanh nghiệp cho rằng hoạt động thanh tra chỉ nhằm tìm kiếm sơ hở, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Về đối tượng tuyên truyền:

+ Chú trọng hơn đối với tuyên truyền cho doanh nghiệp (là chủ doanh nghiệp

và những người thực hiện công tác kế toán, BHXH của doanh nghiệp), đặc biệt là các doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh, để họ nhận thức được những lợi ích khi tham gia BHXH,BHYT, BHTN cho người lao động.

+ Bên cạnh đó, tuyên truyền hướng đến đối tượng là người lao động để nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của Đảng và Nhà nước đối với doanh nghiệp và người lao động, để họ tự hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của mình và trách nhiệm của doanh nghiệp nơi mình làm việc trong tham gia đóng BHXH. Đây là tiền đề quan trọng cho người lao động mạnh dạn, chủ động đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình trước doanh nghiệp, buộc người sử dụng lao động phải đóng đúng, đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.

- Về hình thức tuyên truyền:

+ Ngoài hình thức tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử, băng rôn, đối thoại, phát tờ rơi… cần lập thêm ứng dụng trên các thiết di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng,...) để truyền tải tin tức, chủ trương, chính sách nhà nước đến gần hơn với doanh nghiệp và người lao động.

+ Thông qua các tổ chức công đoàn để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đóng BHXH. Đây là tổ chức đại diện của người lao động, có quan hệ gần gũi, gắn bó thiết thân và nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của người lao động nên sẽ có tác động, ảnh hưởng rất lớn tới việc thay đổi nhận thức của họ.

4.2.3. Nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng của công tác thanh tra chuyên ngành đóng trong việc thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 100 - 101)