Phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong xây dựng, chia sẻ và khai thác cơ sở dữ liệu chung về doanh nghiệp và người lao động
Đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với doanh nghiệp nói riêng và hoạt động quản lý BHXH, BHYT, BHTN nói chung của cơ quan BHXH thì hệ thống cơ sở dữ liệu về quá trình tham gia BHXH của doanh nghiệp có sự liên kết chặt chẽ, mật thiết với những hệ thống cơ sở dữ liệu khác về doanh nghiệp do các cơ quan quản lý nhà nước khác quản lý, đặc biệt là cơ quan quản lý thuế.
Có thể mô tả sơ đồ về vai trò và mối quan hệ giữa các chủ thể trong xây dựng, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu chung về doanh nghiệp và người lao động như sau:
Mối quan hệ giữa các chủ thể trong xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu chung về doanh nghiệp và người lao động
Hiện nay, ngành thuế đang sử dụng hệ thống tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Luật Thuế thu nhập cá nhân còn Hệ thống BHXH sử dụng hệ thống tờ khai
theo Luật BHXH, Luật BHYT. Qua thực hiện cho thấy, có thể sử dụng một tờ khai chung để kê khai cả thuế thu nhập cá nhân và các khoản BHXH. Tờ khai này được chuyển cho một cơ quan để số hóa, tạo thành một hệ thống cơ sở dữ liệu số thống nhất, đồng bộ, từ đó các cơ quan chuyên ngành sẽ khai thác, sử dụng theo yêu cầu quản lý riêng. Việc quản lý nguồn dữ liệu dùng chung còn góp phần nâng cao tính minh bạch đối với thông tin về người lao động, việc làm và thu nhập của họ, tránh tình trạng không đồng nhất về thông tin cho cùng một người lao động cụ thể trong cùng một doanh nghiệp đã xảy ra hiện nay. Trên cơ sở này, BHXH Thành phố và Cục Thuế cũng có thể đi đến thống nhất một cơ chế thanh tra, kiểm tra chung để xác định chính xác, đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân và các khoản đóng góp BHXH.
Việc xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu về lao động cần thực hiện theo một số nguyên tắc sau:
- Nội dung cơ sở dữ liệu: thông tin về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; bảng kê khai thông tin đăng ký thuế; bảng kê khai thông tin đăng ký BHXH, BHYT, BHTN; bảng kê khai thang lương, bảng lương doanh nghiêp; thông tin khác.
- Do doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động chủ động kê khai và cập nhật thường xuyên bằng nhiều hình thức tùy vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp (kê khai điện tử, kê khai trên giấy, kê khai qua email,...) và gửi đến cổng thông tin của cơ quan quản lý nguồn dữ liệu.
- Do một đầu mối quản lý cơ sở dữ liệu, cơ quan quản lý nguồn dữ liệu (thuộc cơ quan thuế, có thể là Cục Thuế tỉnh, thành phố) sẽ số hóa toàn bộ bản kê khai theo các trường dữ liệu.
- Các đối tượng được tiếp cận thông tin tại cơ sở dữ liệu này dựa trên nguyên tắc phân quyền cụ thể của hệ thống.
Cơ quan quản lý dữ liệu sẽ cung cấp cho các đơn vị liên quan như cơ quan BHXH trong hoạt động thanh tra truy cập cơ sở dữ liệu, sử dụng các mã số doanh nghiệp, mã số người lao động để khai thác thông tin người lao động, đơn vị sử dụng lao động phục vụ các nghiệp vụ của ngành mình. Đồng thời, thực hiện kết nối dữ liệu từ các ngành trở lại dữ liệu của cơ quan quản lý nguồn dữ liệu.
Kết luận chương 4
Với sự chủ động trong thực thi nhiệm vụ, quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia BHXH,BHYT, BHTN và tăng cường công tác phối hợp ban, ngành; có thể thấy công tác thanh tra chuyên ngành đóng gắn liền với hoạt động thu BHXH, BHYT, BHTN của BHXH Thành phố trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong tình hình sai phạm của các doanh nghiệp ngày càng tinh vi, phương thức giao dịch dần thay đổi theo hướng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo chỉ đạo chung của Chính phủ, việc đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn quỹ, thu hồi nợ đọng, phát triển đối tượng, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm là vấn đề cấp bách, yêu cầu thiết yếu đặt ra đối với ngành BHXH nói chung. Trên tinh thần đó, tại chương 4 người viết đã phân tích thực trạng và bám sát các quy định liên quan để đưa ra những đề xuất nhằm hướng đến mục tiêu chung của ngành.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đều xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân để phục vụ nhân dân. Trong những năm qua, chính sách BHXH, BHYT, BHTN từng bước được hoàn thiện, góp phần ổn định việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động, bảo đảm An sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Nhiều kết quả quan trọng đã đạt được như số người tham gia BHXH hằng năm đều tăng, các chế độ BHXH được bổ sung, quỹ BHXH, BHYT, BHTN được hình thành độc lập và ngày càng phát triển hoàn thiện theo hướng bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
Trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích các quy định về thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN; thực trạng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành đóng trong việc thu BHXH, BHYT, BHTN tại bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;
2. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;
3. Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014;
4. Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010;
5. Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013;
6. Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
7. Nghị định số 07/2012/NĐ-CP quy định quy định về cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, ngày 09/02/2012;
8. Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
9. Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
10. Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
11. Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/03/2016 của Chính phủ quy định việc
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế của cơ quan Bảo hiểm xã hội
12. Nghị định số 01/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, ban hành ngày 05/01/2016;
13. Thông tư số 05/2014/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công
tác của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, ban hành ngày 16/10/2014;
14.Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020 trong đó đề cập đến 9 giải pháp chủ yếu và một trong số đó là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
15. Quyết định số 1414/QĐ-BHXH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, ban hành ngày 04/10/2016;
16. Quyết định số 1518/QĐ-BHXH ngày 18/10/2016 của Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam ban hành Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Quyết định 704/QĐ-BHXH ngày 22 tháng 5 năm 2018 (hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2018) sửa đổi, bổ sung Quyết định 1518/QĐ-BHXH;
17. Quyết định số 2601/QĐ-BHXH ngày 06/12/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam về việc bổ sung quy định Trưởng đoàn Thanh tra, Kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo hiểm xã hội Hà Nội;
18. Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
Sách
20.Giáo trình Bảo hiểm xã hội (2011), Học viện tài chính, Nxb Tài chính
21. Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo (2010), Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân
22. Giáo trình Bảo hiểm - Bộ môn Kinh tế bảo hiểm (2012), Trường Đại học Kinh
tế quốc dân, Nxb Kinh tế quốc dân
23. Giáo trình Quản lý nhà nước về xã hội (2011), Học viện Hành chính, Nxb
Thống kê
24. Nghiệp vụ công tác thanh tra (2005), Trường Cán bộ thanh tra, Nxb Thống kê
Bài viết, Công trình nghiên cứu, Tạp chí
25. Hồ Thị Thu An (2015), Một số khó khăn vướng mắc trong thực hiện pháp luật
về thanh tra chuyên ngành, Bài nghiên cứu Vụ pháp chế Thanh tra Chính phủ
26. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Đề án xây dựng chiến lược phát triển Bảo
hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2020
27. Nguyễn Thị Chính (2010), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả
các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
28. Mai Ngọc Cường (2013, chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội
29. Mai Ngọc Cường (2013), Về phát triển hệ thống an sinh xã hội Việt nam đến
năm 2020, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 192
30. Mai Ngọc Cường, Phạm Thị Kim Oanh (2013), Về an sinh xã hội ở Việt Nam
giai đoạn 2012-2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
31. Nguyễn Văn Chiều (2014), Chính sách An sinh xã hội và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách An sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
32. Nguyễn Thị Dung, Đỗ Văn Quân (2009), “Quá trình điều chỉnh của pháp luật đối với người lao động thôi viêc hoặc mất việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí bảo hiểm xã hội
33.Điều Bá Được (2012), Giải pháp chống lạm dụng quỹ BHXH; Tạp chí bảo
hiểm xã hội, kỳ 1, tháng 8
34. Phạm Trường Giang (2010), Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
35. Nguyễn Minh Hoàn (2009), Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
36.Đinh Công Hoàng, Đinh Công Tuấn (2013), An sinh xã hội Bắc Âu trong cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
37.Nguyễn Huy Hoàng (2004), Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động thanh tra
chuyên ngành, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
38. Lê Bạch Hồng, Vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với an sinh xã
hội của đất nước, tạp chí Bảo hiểm Xã hội, số tháng 9 năm 2010
39. Nguyễn Thái Hồng (2011), Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra – Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp Bộ
40. Nguyễn Tiến Hùng (2016), Bảo đảm An sinh xã hội - một phương thức bảo
đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số (01 - 82)
41. Bùi Sỹ Lợi (2015), Tính ưu việt của Luật BHXH, Luật BHYT - Thách thức
trong triển khai và giải pháp đảm bảo An sinh xã hội, Tạp chí Cộng sản
42. Nguyễn Tuấn Khanh (2014), Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành -
43. Hoàng Đình Khuê, Nguyễn Quốc Sửu (2015), Nhu cầu minh bạch hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
44. Vũ Văn Phúc (2012), An Sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới năm 2020, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội
45. Lê Thị Thu Oanh (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong tổ chức và
hoạt động thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật
46. Lê Thị Hoài Thu (2005), Chế độ Bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
47. Bùi Thị Thanh Thuý (2015), Pháp luật về thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật
48. Lê Thị Thúy (2019), Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay,
Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra
49. Nguyễn Thị Hải Yến (2012), Hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Thanh tra Chính phủ;
Các báo cáo
50. Báo cáo năm 2016 của Phòng Thanh tra-Kiểm tra Bảo hiểm xã hội Thành phố
Hồ Chí Minh số 1242/BC-TTKT ngày 30/12/2016
51. Báo cáo năm 2016 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh số 35/BC-
BHXH ngày 06/01/2017
52. Báo cáo năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh số 45/BC-
BHXH ngày 05/01/2018
53. Báo cáo năm 2018 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh số 45/BC-
54. Báo cáo 6 tháng đầu năm 2019 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh số1504/BC-BHXH ngày 01/07/2019
55. Báo cáo số 28135/BC-SLĐTBXH-TTr ngày 11 tháng 11 năm 2016 về kết quả
thực hiện công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.Hồ Chí Minh
56. Báo cáo số 31507/BC-SLĐTBXH ngày 05 tháng 12 năm 2017 về kết quả thực
hiện công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2017 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.Hồ Chí Minh
57. Báo cáo số 32600/BC-SLĐTBXH ngày 05 tháng 12 năm 2018 về kết quả thực
hiện công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.Hồ Chí Minh
58. Báo cáo số 97/BC-SYT ngày 10/01/2017 về hoạt động của ngành y tế thành
phố năm 2016
59. Báo cáo số 829/BC-SYT ngày 02/02/2018 về hoạt động của ngành y tế thành
phố năm 2017
60. Báo cáo số 203/BC-SYT ngày 10/01/2019 về hoạt động của ngành y tế thành
phố năm 2018
Internet
61. Báo Bảo hiểm xã hội, TP.HCM Triển khai nhiều giải pháp bảo vệ quyền lợi về
BHXH cho NLĐ, đăng ngày 21/03/2019, http://baobaohiemxahoi.vn/vi/tin-chi- tiet-tphcm-trien-khai-nhieu-giai-phap-bao-ve-quyen-loi-ve-bhxh-cho-nld-
6db6cd04.aspx
62.Báo Nhân dân điện tử, “Cần sớm có văn bản hướng dẫn xử lý các hành vi vi