Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng của công tác thanh tra chuyên ngành đóng trong việc thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 100)

Thứ nhất, xác định địa vị pháp lý của cơ quan BHXH, của đội ngũ viên chức trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Cụ thể, kiến nghị Quốc hội sửa đổi Khoản 7, Điều 3 và Điều 34 Luật Thanh tra năm 2010 để phù hợp với đặc thù của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành không chỉ riêng ngành BHXH mà còn của một số ngành khác hiện nay, lực lượng chủ yếu là viên

chức. Tuy nhiên, để một viên chức được xem là viên chức được giao thực hiện

chức năng thanh tra chuyên ngành, cần có quy định những tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thanh tra và năng lực nghiệp vụ chuyên môn để không dẫn đến tình trạng đơn vị sự nghiệp nào cũng được giao nhiệm vụ thanh tra.

Thứ hai, trong thanh tra đột xuất, cần xem lại quy định phải có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền hợp pháp mới thực hiện thanh tra được, vì nếu đơn vị né tránh, kéo dài thời gian, sẽ không khác gì thực hiện thanh tra theo kế hoạch. Theo người viết cần bổ sung quy định pháp luật, hướng dẫn về việc xử lý cụ thể đối với các hành vi né tránh, không tiếp, không cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của các đoàn thanh tra.

Thứ ba, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục chuyển hồ sơ vụ việc từ cơ quan BHXH sang cơ quan điều tra để khởi tố tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN

cho người lao động và xét xử hình sự theo quy định của Bộ Luật Hình sự có hiệu lực từ ngày 01/01/2018; có hướng dẫn thống nhất quy trình chuyển giao hồ sơ, xem xét xử lý hình sự đối với tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động từ cơ quan Trung ương (Tòa án Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an..) để cơ quan BHXH địa phương thuận lợi hơn và định hướng được quá trình xử lý cho phù hợp.

Thứ tư, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục khởi kiện nợ BHXH theo quy định của Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2016; hướng dẫn thống nhất việc phối hợp, chuyển giao quyền khởi kiện doanh nghiệp từ cơ quan BHXH cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp.

Thứ năm, mở rộng phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội

Hiện nay chưa phân định rõ chức năng thanh tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các cơ quan quản lý nhà nước với chức năng thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội. Ngoài ra cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ mới được giao chức năng thanh tra chuyên ngành đóng, vẫn còn bị hạn chế về nội dung chi chính sách BHXH, BHYT, BHTN; trong khi thực tế cho thấy các sai phạm trong lĩnh vực chi cũng phổ biến và nghiêm trọng tương tự lĩnh vực thu. Do vậy cần có giải pháp để đảm bảo nguyên tắc thực hiện hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra là phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; khi tiến hành thanh tra, kiểm tra phải đúng nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian ghi trong quyết định thanh tra, kiểm tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời kỳ,

thời gian thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra cùng cấp.

4.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng của công tác thanh tra chuyên ngành đóng trong việc thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 100)