GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN: 1/ Nội dung:

Một phần của tài liệu toán tiểu học (Trang 35 - 38)

1/ Nội dung:

1.1. Giới thiệu bài toán có lời văn

1.2. Giải các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc một phép trừ, chủ yếu là các bài toán thêm, bớt một số một phép trừ, chủ yếu là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị.

Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 nhằm giúp HS: - Nhận biết thế náo là một bài toán có lời văn (cấu tạo các phần của bài toán).

- Biết giải và trình bày các bài toán bằng một phép tính cộng và một phép tính trừ, trong đó có bài toán về “thêm”, “bớt” một số đơn vị (viết được bài giải bao gồm câu lời giải, phép tính giải và đáp số).

- Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt (phân tixch1 đề bài toán), giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói và viết…).

- Nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 được sắp xếp thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị về bài toán có lời văn và giải bài toán có lời văn.

Giai đoạn này học trong HKI của lớp 1, HS được làm quen với các “tình huống” của bài toán được diễn tả qua các tranh vẽ. Yêu cầu chỉ ở mức độ quan sát tranh, phân

tích nội dung của tranh, từ đó nêu được bài toán (đề toán), rồi viết được phép tính giải (chưa đòi hỏi HS phải trình bày bài giải hoàn chỉnh). Hình thức của bài tập này là viết phép tính thích hợp (viết phép tính vào 5 ô vuông).

Giai đoạn 2: Chính thức học giải toán có lời văn.

Giai đoạn này học trong HKII của lớp 1, HS được biết thế náo là một bài toán có lời văn (cấu tạo bài gồm 2 phần: Giả thiết bài toán cho biết gì? Và kết luận bái toán hỏi gì?). Từ đó, HS biết cách giải và trình bày bài giải (gồm có: câu lời giả, phép tính giải và đáp số). HS biết biết giải các bài toán đơn về “thêm”, “bớt” một số đơn vị.

- Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 chủ yếu là dạy phương pháp giải toán; tập trung vào 3 bước cơ bản:

+ Phân tích đề toán để biết bài toán cho biết gì? + Tìm cách giải bài toán.

+ Trình bày bài giải.

2/ Mức độ cần đạt:

- Nhận biết bước đầu về cấu tạo bài toán có lời văn. - Trình bày bài giả gồm: Câu lời giả, phép tính, đáp số. Với lớp 1, HS chỉ giải các bài toán đơn, là bài toán giải bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ, lưu ý đơn vị sau phép tính được quy ước để trong ngoặc đơn.

---

B. NỘI DUNG VAØ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT CỦA MÔN TOÁN 2 MÔN TOÁN 2

------

Trong Toán 2, mục tiêu dạy học được cụ thể hóa thành những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng ở các nội dung: Số học (số học và phép tính); đại lượng và đo đại lượng; các yếu tố hình học; giải toán có lời văn; (một số yếu tố đại số được tích hợp ở nội dung số học).

I. SỐ HỌC

1/ Các số trong phạm vi 1 000

- Biết đếm từ 1 đến 1 000, đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản.

- Biết đọc, viết các số đến 1 000; xác định số liền trước, liền sau của một số cho trước.

- Nhận biết được giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số. Biết phân tích số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại. Biết so sánh các số có 3 chữ số. Biết xaxc1 định số lớn nhất (hoặc bé nhất) trong một nhóm các số cho trước. Biết sắp xếp các số có 3 chữ số từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

2/ Phép công và phép trừ các số trong phạm vi 1 000:

- Thuộc bảng cộng , trừ trong phạm vi 20. Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm. Biết cộng, trừ

nhẩm số có 3 chữ số với số có 1 chữ số hoặc với số tròn chục, tròn trăm (không nhớ). - Biết đặt tính và thực hiện tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; cộng trừ không nhớ các số có 3 chữ số. 3/ Phép nhân và phép chia:

- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5. Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học; nhân (chia) số tròn chục, tròn trăm với (cho) số có 1 chữ số trong trường hợp đơn giản.

- Biết tính giá trị của biểu thức số có không quá hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc dấu chia; nhân, chia trong phạm vi các bảng tính đã học). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biết tìm X trong các bài tập dạng: X x a = b;

a x X = b; X : a = b (với a, b là các số bé và các phép tính tìm X là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học).

- Các phần bằng nhau của đơn vị: Nhận biết, biết đọc, viết: 1 1 1 1

; ; ; .

2 3 4 5 Biết cia một nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau.

Một phần của tài liệu toán tiểu học (Trang 35 - 38)