Xử lý các sai phạm về thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực châu thành tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 77)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.6 Xử lý các sai phạm về thuế

Hiện nay, chính sách thuế chỉ quy định tiền phạt hành chính về thuế, không tách ra được từng lĩnh vực vi phạm về thuế. Vì vậy, thời gian tới cần quy định riêng đối với

từng hành vi vi phạm pháp luật thuế GTGT như: phạt tiền gian lận trong việc khai thuế GTGT, phạt nặng hơn đối với hành vi gian lận tiền hoàn thuế GTGT, tiền truy hoàn thuế, phạt chậm nộp tiền thuế ...và thực hiện xử phạt nghiêm khắc với từng hành vi, từ đó tạo cho doanh nghiệp ý thức tuân thủ pháp luật thuế, hạn chế các hành vi gian lận trong việc khai và nộp thuế GTGT.

3.2.7 Về chất lƣợng đội ngũ công chức thuế

Công việc của cán bộ thuế có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế, nên yêu cầu cán bộ thuế không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu rộng, nghiệp vụ vững vàng, còn phải có khả năng thuyết phục quần chúng, ứng xử khéo léo, tinh tế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT, cần nâng cao chất lượng công chức thuế, với các biện pháp:

Lập kế hoạch về đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức thuế về nghiệp vụ, chuyên môn, về kỹ năng quản lý, kỹ năng mềm....cùng với nâng cao ý thức trách nhiêm, niềm, đạo đức nghề nghiệp.

Định kỳ có các lớp tập huấn định kỳ, Chi cục cần sắp xếp cho công chức tại đơn vị đi đào tạo nâng cao tay nghề.

Mở rộng giao lưu với các quốc gia có chính sách thuế tiên tiến, cách thức tổ chức, quản lý hiện đại để học tập kinh nghiệm nhất là kinh nghiệm trong chống thất thu thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng.

Tuyển chọn những cán bộ có trình độ, đáp ứng được yêu cầu công việc thông qua tổ chức thi tuyển rộng rãi trên cả nước, thông báo công khai các đợt thi tuyển trên các phương tiên thông tin đại chúng…

Bố trí cán bộ một cách hợp lý, đúng người, đúng việc.

Cùng với yêu cầu ngày càng cao về khối lượng và chất lượng quản lý thuế GTGT, cần chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công chức thuế, tạo động lực làm việc cho công chức thuế, thông qua áp dụng hoặc kiến nghị với cấp trên xem xét, cải thiện chế độ lương, thưởng cho cán bộ, đề bạt, khen thưởng kịp thời những cán bộ gương mẫu, có thành tích tốt. Đồng thời, kiên quyết xử lý và kỷ luật nghiêm minh những

vi vi phạm pháp luật thuế.

Thường xuyên Phát động các phong trào thi đua, các hội thi để tạo ra không khí làm việc tích cực, nâng cao hiệu quả làm việc, cần thay đổi các tiêu chuẩn khen thưởng, tráng lặp lại tình trạng hiện nay: Mọi danh hiệu thi đua đều thuộc về các cán bộ giữ vị trí lãnh đạo, đã làm giảm ý chí phấn đấu của tập thể, dẫn đến sự mất đoàn kết trong nội bộ Theo tác giả, cần có một cơ chế khen thưởng trong đó bắt buộc phải có ít nhất 30% đối tượng khen thưởng là cán bộ không giữ chức vụ nếu không sẽ không xét thi đua của đội.

3.2.8 Về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế

Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế là rất cần thiết mang lại nhiều lợi ích cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt tiết kiệm chi phí, thời gian cho người nộp thuế. Về phía cơ quan thuế, với các nội dung quản lý thuế theo quy định để đạt yêu cầu và hiệu quả kinh tế Chi cục Thuế khu vực Châu Thành -Tân Phước cần tiếp tục áp dụng tốt phần mền quản lý thuế hiện tại, đồng thời thông qua thực tế phát hiện những bất cập kiến nghị cấp trên là Cục thuế tỉnh Tiền Giang, Tổng cục thuế xem xét, hoàn thiện.

3.2.9 Về chủ động phối kết hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý thuế thuế

Chi cục Thuế khu vực Châu Thành -Tân Phước muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ thu thuế GTGT và NSNN cần phải có sự quan tâm lãnh đạo đồng bộ của các cấp chính quyền địa phương, phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư để tiến hành rà soát lại các doanh nghiệp đảm bảo các doanh nghiệp đã ĐKKD phải đăng ký mã số thuế theo đúng thời hạn quy định, ngăn chặn kịp thời những hành vi kinh doanh nhưng sau một thời gian mới đăng ký mã số thuế.

Cần phối hợp với công an kinh tế để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuế như buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, hoàn khống thuế…Ngoài ra cơ quan công an cũng cần phải khẩn trương điều tra làm rõ những vụ mà cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ sang, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp bỏ trốn, các doanh nghiệp lập hồ sơ khống để hoàn thuế với số tiền lớn cần phải truy cứu trách nhiệm

hình sự và phạt thật nặng. Đồng thời, phối hợp với các ngân hàng trong việc thu thuế qua ngân hàng.

3.3 Kiến nghị

3.3.1 Đối với Cục Thuế tỉnh Tiền Giang

Về hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: Cục Thuế tỉnh là cơ quan cấp quản lý trực tiếp các Chi cục Thuế cấp Huyện, cần ký kết và duy trì ký kết phối hợp bằng văn bản với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy; Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh; Trường chính trị; Công an tỉnh; Kho bạc Nhà nước; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công thương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Tư pháp; Sở Giáo dục và Đào tạo; Tỉnh Đoàn; Đài Phát thanh và Truyền hình; Báo Ấp Bắc... các nội dung cụ thể phối hợp về quản lý thuế, tuyên truyền pháp luật thuế, và chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể cấp huyện phối hợp với các Chi cục Thuế.

Cục Thuế tỉnh, cần có kế hoạch thiết thực và thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các Chi cục Thuế, thực hiện thanh tra theo định kỳ về quản lý thuế và đặc biệt quản lý nợ thuế tại các chi cục thuế, đề xuất ý kiến khắc phục hạn chế kịp thời. Bên cạnh đó, cần tiếp tục triển khai, kiểm tra chương trình cải cách hành chính thuế, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho công chức các Chi cục Thuế... để nâng cao năng lực quản lý thuế, chống thất thu thuế, gia tăng số thu cho NSNN.

3.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành và huyện Tân Phƣớc

Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành và huyện Tân Phước chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với nhau và với cơ quan thuế trong việc ngăn chặn đẩy lùi hành vi gian lận về thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, bao gồm: Công an, Hải quan, Ngân hàng, Sở kế hoạch đầu tư, tổ chức phân loại và kiểm soát toàn diện các doanh nghiệp, tăng cường quản lý thuế GTGT trên địa bàn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nội dung chương 3 được trình bày trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Châu Thành-Tân Phước kết hợp

cục Thuế...Các giải pháp đề xuất thiết thực gắn nội dung, nhiệm vụ quản lý thuế theo quy định phù hợp với thực tế tại địa bàn Chi cục Thuế quản lý. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị với chính quyền địa phương, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang hỗ trợ để các giải pháp được thực hiện khả thi, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu với đề tài “Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Châu Thành -Tân Phước, tỉnh Tiền Giang”, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

Một là, tổng hợp làm rõ cơ sở lý luận về thuế GTGT và quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp.

Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp của Chi cục Thuế khu vực Châu Thành-Tân Phước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2019, đã xác định những kết quả đạt được, những hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế.

Ba là, trên cơ sở định hướng quản lý thuế của Tổng cục Thuế và mục tiêu quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Châu Thành -Tân Phước và từ những nguyên nhân của hạn chế được rút ra từ phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Châu Thành -Tân Phước, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Châu Thành - Tân Phước.

Tuy nhiên, luận văn còn hạn chế: Chưa khảo sát công chức thuế, chưa dùng mô hình kinh tế lượng để kiểm định kết quả khảo sát doanh nghiệp là người nộp thuế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng;

[2]. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC, Thông tư số 08/2013/TT-BTC, Thông tư số 85/2011/TT-BTC, Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư số 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế;

[3]. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế; [4]. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2015 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

[5]. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2015 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng;

[6]. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 193/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2015 sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng;

[7]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế;

[8]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm 2016 sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2018/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính);

[9]. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 93/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 09 năm 2017 sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2018/TT-BTC ngày 25/8/2014), và bãi bỏ khoản 7 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính;

[10]. Chi cục Thuế khu vực Châu Thành - Tân Phước tỉnh Tiền Giang, Báo cáo Tổng kết công tác thuế các năm 2017-2019;

[11]. Chính Phủ (2013), Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;

[12]. Chính Phủ (2013), Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;

[13]. Chính phủ (2014), Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung về một số điều tại các Nghị định quy định về thuế;

[14]. Chính phủ (2015), Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;

[15]. Chính phủ (2016), Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;

[16]. TS. Lê Quang Cường, TS. Nguyễn Kim Quyến (2016), Giáo trình thuế 1, Nhà xuất bản kinh tế, TP Hồ Chí Minh;

[17]. Lê Thị Kiều Diễn (2017), Quản lý nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện An Biên tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ Quản lý công;

[18]. Đồng Thị Mỹ Dung (2016), Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng;

[19]. Đại học kinh tế quốc dân, 2001, khoa học quản lý, tập I, Hà Nội .

[20]. Hội đồng quốc gia (2007), Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa

[21]. Nguyễn Ngọc Lam (2017), Pháp luật về thuế giá trị gia tăng từ thực tiễn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội; [22]. Vũ Thị Lan Phương (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng;

[23]. Quốc Hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

[24]. Quốc Hội (2008), Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;

[25]. Quốc Hội (2012), Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế;

[26]. Quốc Hội (2013), Luật số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;

[27]. Quốc Hội (2014) Việt Nam, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

[28]. Quốc Hội (2014), Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều các Luật về thuế;

[29]. Quốc Hội (2016), Luật số 106/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;

[30]. Tổng cục Thuế (2004), Quyết định số 1209TCT/QĐ/TCCB Quy trình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp;

[31]. Tổng cục Thuế (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục;

[32]. Tổng cục Thuế (2010), Quyết định số 502/QĐ-TCT quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế;

[33]. Tổng cục Thuế (2013), Quyết định số 688/QĐ-TCT hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế;

[34]. Trường nghiệp vụ thuế (2016), Tài liệu bồi dưỡng ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế, Nhà xuất bản;

[35]. Trường nghiệp vụ thuế (2017), Tài liệu bồi dưỡng ngạch kiểm tra viên thuế, Nhà xuất bản;

[36]. Hoàn Anh Tuấn (2018); Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình; Trường Đại học kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực châu thành tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)