Những nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện long an (Trang 31 - 34)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

1.3.2. Những nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là những hoạt động ảnh hưởng đến kinh tế (tăng trưởng kinh tế) như lạm phát, thất nghiệp, thu nhập…..Những thay đổi trong môi trường kinh tế sẽ làm thay đổi chi tiêu của người tiêu dùng.

Theo Park, (1993), khi nền kinh tế hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thu nhập của dân cư cao, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, vì họ tin tưởng vào thu nhập trong tương lai có thể chi trả được các khoản nợ để phục vụ mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cho vay tiêu dùng của ngân hàng thời kỳ này sẽ tăng lên. Ngược lại, nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái, thiểu phát, kinh tế tăng trưởng thấp, không ổn định, nhu cầu chi tiêu sẽ giảm, do lúc này dân cư có xu hướng tích lũy hơn tiêu dùng

Theo Nieto, (2007), nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ổn định, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ tăng cao, thúc đẩy mở rộng cho vay tiêu dùng và ngược lại

Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là thời tiết, khí hậu…. Nếu môi trường tự nhiên không thuận lợi: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra nhiều, thiệt hại lớn.... làm ảnh hưởng đến thu nhập của cá nhân/hộ gia đình, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng có xu hướng giảm, mở rộng cho vay tiêu dùng sẽ gặp khó khăn và ngược lại.

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do các cấp có thẩm quyền ban hành liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng.

Theo Vandone, (2015), một quốc gia có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thực hiện nghiêm minh sẽ giúp người cho vay thu hồi nợ xấu nhanh, tốn ít chi phí, còn người đi vay hiểu rõ các quy định về cho vay tiêu dùng, các ngân hàng có thể mở rộng cho vay tiêu dùng thuận lợi hơn

Theo Kang và Ma, (2015), yếu tố pháp luật ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng, thể hiện qua việc đưa ra các hình phạt để xử phạt hành vi vi phạm (nếu có) giữa các bên, có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp người đi vay và người cho vay, tác động đến mở rộng cho vay tiêu dùng.

Tóm lại: Nếu môi trường pháp lý thuận lợi: Những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành kịp thời, đồng bộ, không có sự chồng chéo và tương đối ổn định, được hướng dẫn một cách rõ/cụ thể, chi tiết, thực hiện nghiêm minh, góp phần vừa mở rộng vừa đảm bảo an toàn cho vay tiêu dùng và ngược lại

Nhân tố về khách hàng

Theo Vandone (2015), các yếu tố thuộc về khách hàng vay ảnh hưởng đến sự mở rộng CVTD có thể chia thành hai loại: các yếu tố thuộc về nhân khẩu học và các yếu tố thuộc về kinh tế.

 Độ tuổi

Theo giả thuyết vòng đời của tiết kiệm, người tiêu dùng có xu hướng tối đa hóa tiện ích của họ bằng cách xem xét và cân nhắc các nguồn tài chính của họ để chi tiêu được trôi chảy. Do đó, Vandone (2015) đã kết luận rằng người tiêu dùng trẻ sẵn sàng đi vay để tài trợ cho tiêu dùng hiện tại, nên cho vay tiêu dùng, trên thực tế, đa phần tập trung các hộ gia đình trẻ, vay để cải thiện đời sống. Như vậy, kết quả của các nghiên cứu trên chứng tỏ các cá nhân hay hộ gia đình có độ tuổi càng trẻ sẽ sẵn sàng đi vay hơn.

 Giáo dục

Vandone (2015) phát hiện ra rằng giáo dục cũng có tác động đến nhu cầu cho vay tiêu dùng, vì thông qua giáo dục sẽ phần nào phản ánh được mức thu nhập trong tương lai của người đi vay như thế nào?. Hơn nữa, người đi vay dễ dàng hiểu

được những quy định về vay vốn, nên có thể giảm thiểu được chi phí gia nhập thị trường tín dụng.

Kết quả nghiên cứu của Kim và DeVaney (2001) cho thấy: những người có trình độ học vấn cao hơn đi vay tiêu dùng nhiều hơn và mang lại dư nợ cho vay tiêu dùng cho ngân hàng cao hơn. Bởi vì, nếu những người đi vay là những người không am hiểu về lĩnh vực ngân hàng, quy định và hướng dẫn không hiểu rõ, khách hàng sẽ e ngại khi vay vốn ngân hàng để tiêu dùng.

Theo Zhu, (2001), giáo dục ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động CVTD. Bởi vì, những người có trình độ học vấn cao có xu hướng xem việc vay mượn là công cụ để đạt được mức sống hiện tại như mong muốn. Ngoài ra, những người có trình độ học vấn cao thường có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm việc làm có thu nhập cao. Người tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng thường đi vay tiêu dùng nhiều hơn.

Theo Bertola, Disney và Grant, (2006), trình độ học vấn cũng có ảnh hưởng nhất định tới đạo đức của người vay. Đạo đức của người đi vay ở đây được xem xét là thái độ, thiện chí khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Một người đi vay có đầy đủ các điều kiện về pháp lý và khả năng để trả nợ, nhưng không có thiện chí trả, khả năng ngân hàng sẽ gặp rủi ro rất cao, nhất là đối với các sản phẩm cho vay thấu chi, thẻ tín dụng tín chấp.

Người có trình độ học vấn cao hơn sẽ hiểu rõ và ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay một khoản tiền từ ngân hàng. Từ đó ý thức trả nợ nâng lên, những rủi ro trong hợp đồng tín dụng có thể được hạn chế và cuối cùng là khả năng ngân hàng có được khoản cho vay chất lượng tốt tăng lên.

 Thu nhập

Theo Park, (1993), các quyết định chi tiêu của người tiêu dùng dựa vào các nguồn lực sẵn có của họ, bao gồm các tài sản hiện có, thu nhập hiện tại và tương lai. Người tiêu dùng phân bổ các nguồn lực giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng trong tương lai một cách thận trọng theo thời gian, để có thể tránh tiêu dùng quá mức và ngăn chặn những khó khăn về tài chính trong tương lai

Theo Wilson, (2000), thu nhập của khách hàng có thể xem xét là yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt động CVTD của NHTM. Bởi vì, phần lớn các món vay tiêu dùng đều được cam kết hoàn trả bằng thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai

Theo Chien và Devaney, (2001), người tiêu dùng có thu nhập hiện tại cao thường đi vay nhiều hơn so với người có thu nhập thấp. Bởi vì, những người có thu nhập cao ít có khả năng bị hạn chế cấp tín dụng và cũng có khả năng trả hết các khoản nợ nhanh hơn hơn người tiêu dùng có thu nhập thấp

Khi thu nhập càng cao việc trả nợ ngân hàng càng ít ảnh hưởng đến các sinh hoạt khác và tình hình tài chính của gia đình. Khi đó, khoản tín dụng càng trở nên an toàn hơn. Vì vậy, việc quyết định cho vay nhất thiết phải dựa trên nguồn trả nợ của khách hàng hay tình hình tài chính của khách hàng. Vì vậy, nguồn thu nhập của khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Sự thành đạt của khách hàng là điều kiện để tăng trưởng CVTD".

Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn

Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng đối mặt với cạnh tranh. Hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật cạnh tranh.

Mức độ cạnh tranh giữa các NH ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng cho vay tiêu dùng. Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng mở rộng cho vay càng khó khăn và ngược lại. Có nhiều NH cùng hoạt động trên cùng một địa bàn thì thị trường sẽ bị phân chia cho các NH. Tỷ lệ phân chia KH giữa các NH tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng NH. Năng lực cạnh tranh mạnh sẽ chiếm được nhiều thị trường, năng lực cạnh tranh yếu sẽ bị hạn chế thị trường. Thường thì các NH luôn luôn xây dựng cho chính mình một chính sách KH và một thị trường mục tiêu để từ đó thiết kế sản phẩm đặc thù để mở rộng cho vay.

Ngoài các yếu tố trên, tập quán tiêu dùng ở các địa phương khác nhau, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tích cực hay không tích cực …đều tác động đến mở rộng cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện long an (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)