Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện long an (Trang 68 - 69)

9. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay

- Sau khi thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng cán bộ quản lý khách hàng cần thực hiện kiểm tra mụcđích sử dụng vốn vay của khách hàngđúng thời gian quy định: tối đa 10 ngày đối với phương thức giải ngân bằng tiền mặt và tối đa 30 ngày đối với phương thức giải ngân chuyển khoản. Nội dung kiểm tra cần tập trung kiểm tra các hoá đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra thực tế tình hình sử dụng vốn vay đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Thực hiện tốt công tác này giúp ngân hàng kiểm soát được khách hàng kịp thời như bổ sung tài sản bảo đảm, giảm dư nợ, giảm hạn mức tín dụng,… nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

- Rà soát lại tài sản bảo đảm và tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ và tình hình thực hiện các cam kết theo hợp đồng tín dụng của khách hàng định kỳ hoặc đột xuất để nắm bắt tình hình trả nợ của người vay trong thời gian tới và kịp thời áp dụng các biện pháp hạn chế thấp nhất rủi ro đối với khoản vay khi có rủi ro phát sinh.

- Định kỳ đánh giá xếp loại khách hàng, việc chấm điểm trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được thực hiện một cách khách quan, tránh cảm tính (đối với các chỉ tiêu phi tài chính) làm cho khoản vay không phản ánh đúng chất lượng, gây ra rủi ro cao trong hoạt động tín dụng.

- Cần tăng cường hơn nữa công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo, thành lập các tổ kiểm tra nghiệp vụ, tập trung chúý các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc những khoản nợ có vấn đề,… Để kịp thời củng cố, bổ sung hồ sơ về mặt pháp lý, hồ sơ khoản vay, chứng từ giải ngân, hồ sơ tài sản đảm bảo cho phù hợp, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể phát sinh.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cần xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro sớm trong hoạt động CVTD. Trong đó, từng thời kỳ cần đưa ra các lĩnh vực, loại hình cho vay cần kiểm soát, hạn chế; các lĩnh vực, loại hình cho vay cần khuyến khích, mở rộng. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, kiểm soát rủi ro theo từng sản phẩm CVTD. Rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện một số sản phẩm tín dụng bán lẻ tiềm rủi ro cao như: cho vay mua ô tô, cho vay sản xuất kinh doanh...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện long an (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)