Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiển Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 39)

2018)

2.1.1. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiển Giang

Tin Giang

Ngày 16/2/1995 Chính Phủ ban hành Nghị định 19-CP về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các tổ chức thực hiện BHXH Trung ương và

địa phương để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chếđộ, chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước.

Ngày 26/9/1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 606/TTg ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam. Theo quyết định này, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam là cơ quan quản lý cao nhất của BHXH Việt Nam; BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống 3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Tại cơ quan BHXH Việt Nam có 8 tổ chức giúp việc Tổng giám đốc gồm: Ban quản lý chếđộ chính sách BHXH; Ban quản lý thu BHXH; Ban quản lý chi BHXH; Ban Kiểm tra – Pháp chế; Ban Kế hoạch – Tài chính; Ban Tổ chức - Cán bộ; Văn phòng và Trung tâm Thông tin - Khoa học.

Thực hiện Luật BHXH năm 2016, ngày 22/8/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2008/NĐ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của BHXH Việt Nam. Theo qui định tại Nghị định này “BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính Phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện theo qui định của pháp luật”.

Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh gồm: 1. Phòng Chếđộ bảo hiểm xã hội.

2. Phòng Giám định bảo hiểm y tế. 3. Phòng Quản lý thu.

5. Phòng Cấp sổ, thẻ. 6. Phòng Tổ chức cán bộ. 7. Phòng Kế hoạch - Tài chính. 8. Phòng Thanh tra - Kiểm tra. 9. Phòng Công nghệ thông tin.

10. Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính. 11. Văn phòng.

Các phòng và Văn phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng Giám đốc chịu sự

quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự chỉđạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. đồ 2.1: Sơđồ hệ thống các huyện của Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang. TP Mỹ Tho Huyện Cái Bè Huyện Tân Phước Huyện Châu Thành Thị xã Cai Lậy Huyện Cai Lậy Huyện Chợ Gạo Huyện Gò Công Đông Huyện Gò Công Tây Thị xã Gò Công Huyện Tân Phú Đông (Nguồn BHXH Tỉnh tiền Giang) 2.1.2. Gii thiu v Bo him xã hi Huyn Ch Go

Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo là một trong những đơn vị BHXH trực thuộc BHXH Tỉnh Tiền Giang, nằm trong hệ thống Bảo hiểm Việt Nam và chịu sự quản lý theo ngành dọc của BHXH Tỉnh Tiền Giang theo quy định của pháp luật

Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang Trực thuộc BHXH Việt Nam (có 11 phòng chức năng và 11 huyện, thị)

Bảo hiểm xã hội tỉnh Tiền Giang Trực thuộc BHXH Việt Nam (có 11 phòng chức năng và 11 huyện, thị)

Bảo hiểm xã hội Huyện Chợ Gạo cũng như BHXH các huyện khác đều là những đơn vị cấp 3 trực thuộc nhỏ nhất của BHXH Việt Nam, hoạt động dưới sự

chỉđạo trực tiếp từ BHXH Việt Nam.

BHXH Huyện Chợ Gạo được thành lập từ ngày 01/10/1995, theo Quyết định số 23 ngày 04 tháng 09 năm 1995 của BHXH Tỉnh Tiền Giang. BHXH Huyện Chợ

Gạo có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán cấp 3, có con dấu và có tài khoản riêng. BHXH huyện Chợ Gạo có trụ sởđặt tại Khu 1, Thị trấn Chợ Gạo, Huyện Chợ

Gạo, Tỉnh Tiền Giang

Trải qua hơn 22 năm thành lập, từ những khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện trang thiết bị làm việc còn thô sơ và nhiều thiếu thốn, công tác quản lý các đối tượng BHXH còn nhiều yếu kém, cùng với nguồn nhân lực còn hạn hẹp (chỉ có 4 cán bộ công chức, viên chức với trình độ chuyên môn còn kém). Cho đến nay dưới sự nỗ lực cố gắng quyết tâm của cán bộ công chức, viên chức, BHXH Huyện Chợ

Gạo đã có nguồn nhân lực tương đối vững mạnh với trình độ chuyên môn tốt (gồm 15 cán bộ công chức, viên chức), cơ sở hạ tầng, điều kiện trang thiết bị làm việc

được trang bị đầy đủ, công tác quản lý các đối tượng tham gia và hưởng BHXH luôn được thực hiện một cách chính xác và kịp thời. BHXH huyện Chợ Gạo đang từng bước phát triển vững mạnh đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà BHXH tỉnh Tiền Giang giao cho. Thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ BHXH cho người tham gia theo cơ chế mới của Đảng và Nhà nước trong nền cơ

chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chịu sự quản lý của Nhà nước.

2.1.3. Chc năng, nhim v ca Bo him xã hi huyn.

2.1.3.1. Chức năng

Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chếđộ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định.

Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện.

Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở

2.1.3.2. Nhiệm vụ

Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:

- Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thu các khoản

đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiểm tra việc ký hợp

đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tếđối với cơ

quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động; ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đại lý chi các chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;

- Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện; Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;

- Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ

trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp; Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.

- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chếđộ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội

huyện.

- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định; Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định; Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; Có quyền khởi kiện vụ án dân sựđể yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền.

- Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động, trên địa bàn. Phối hợp cơ

quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

- Quản lý viên chức, lao động hợp đồng của Bảo hiểm xã hội huyện; Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chếđộ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.

2.1.4. Cơ cu t chc ca Bo him xã hi Huyn Ch Go.

Bảo hiểm xã hội huyện được thành lập không quá 05 tổ nghiệp vụ. Tổng Giám

vụ, cơ cấu viên chức quản lý tổ nghiệp vụ. Tổ nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định thành lập sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.

Tổ nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện các nhiệm vụđược giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng Giám đốc. Tổ Nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám

đốc Bảo hiểm xã hội huyện.

* Chếđộ quản lý: Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc quản lý và điều hành; giúp Giám đốc có các Phó Giám đốc. Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều

động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình bổ nhiệm và phân cấp quản lý cán bộ. Số lượng Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện không quá 03 người, cơ cấu cụ thể từng đơn vị do Tổng Giám đốc phê duyệt.

* Chếđộ làm việc: Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện làm việc theo chếđộ thủ

trưởng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; ban hành Quy chế làm việc, chếđộ

thông tin, báo cáo của Bảo hiểm xã hội huyện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chỉđạo, kiểm tra việc thực hiện quy chếđó. Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện phân công hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Giám đốc được phân công hoặc ủy quyền giải quyết.

* Trách nhiệm: Quyết định các công việc thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của Bảo hiểm xã hội huyện và chịu trách nhiệm về các quyết định đó; Quyết định các biện pháp về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các biểu hiện tiêu cực khác trong viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội huyện và chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và trước pháp luật khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện các quy

định của pháp luật, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện.

ngừng từng bước nỗ lực, phát triển, Hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của BHXH huyện Chợ Gạo gồm 15 người, Trong đó có 13 cán bộ công chức, viên chức có trình độ đại học. Ngoài 01 giám đốc và 02 phó giám đốc, đội ngũ cán bộ

công chức, viên chức của BHXH huyện Chợ Gạo gồm 12 người được chia thành 5 bộ phận chịu trách nhiệm từng nhiệm vụ công việc khác nhau.

đồ 2.2: Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Chợ Gạo.

(Nguồn BHXH huyện Chợ Gạo).

Ngoài 01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc phụ trách, 12 cán bộ công chức viên chức được chia thành 5 bộ phận, cụ thể:

Bộ phận thu và cấp sổ thẻ: gồm 06 cán bộ; Bộ phận chếđộ, chính sách: gồm 01 cán bộ; Bộ phận kế hoạch tài chính: gồm 02 cán bộ; Bộ phận giám định BHYT: gồm 01 cán bộ; Bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ: gồm 01 cán bộ

Ngoài ra cơ quan còn có 01 bảo vệ theo hợp đồng lao động 68, làm nhiệm vụ

trông giữ cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản và đảm bảo vệ sinh cho cơ quan.

2.1.5. Đặc đim điu kin t nhiên, kinh tế xã hi huyn Ch Go nh hưởng đến thu bo him xã hi. hưởng đến thu bo him xã hi.

Huyện Chợ Gạo nằm ở phía Đông, cách thành phố Mỹ Tho - trung tâm tỉnh Tiền Giang 10 km, là cửa ngõ đi về các huyện phía Đông và ra biển, có kênh Chợ

Gạo là tuyến giao thông thủy quan trọng nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ranh giới hành chính được xác định như sau phía

Đông giáp Huyện Gò Công Tây; phía Tây giáp thành phố Mỹ Tho, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang; phía Nam giáp sông Tiền; phía Bắc giáp Huyện Châu Thành, Tỉnh Long An.

GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM P.GIÁM ĐỐĐỐC C

Bộ phận thu và cấp sổ thẻ Bộ phận thu và cấp sổ thẻ Bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ Bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)