Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 67 - 70)

2018)

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1. Kiểm soát quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Trong hoạt động quản lý thu thì mục tiêu quan trọng nhất là quản lý thu

đúng, đủ, chính xác, kịp thời đối với đối tượng tham gia BHXH và quỹ tiền lương làm cơ sở nộp BHXH. Do vậy, để thực hiện tốt quản lý thu BHXH cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh đồng thời giao trách nhiệm cho các sở, ban, ngành liên quan và UBND quận, huyện, thị

xã trong việc phối hợp và chỉ đạo tuyên truyền và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn.

thống kê toàn bộ các đơn vị SDLĐ và NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc. BHXH tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp như: Sở Kế hoạch và đầu tư, Chi Cục Thuế…… để kiểm soát thu BHXH ngay từ khi mới thành lập.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sổ

BHXH, dần dần tiến tới sử dụng thẻ an sinh xã hội. Thực hiện giao dịch đóng BHXH nộp hồ sơ qua mạng Internet (giao dịch hồ sơ điện tử) để giảm thời gian đi lại và chi phí cho cơ quan, doanh nghiệp tham gia BHXH.

- Đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền các chế độ, chính sách, quyền lợi và trách nhiệm của chủ SDLĐ và NLĐ khi tham gia BHXH. Việc tuyên truyền phải dễ hiểu, gắn với quyền lợi thiết thực của NLĐ và phải sâu sát đến từng nhóm đối tượng NLĐ.

- Để khắc phục tình trạng nợ đọng, trốn đóng của các doanh nghiệp, cần phối hợp chặt chẽ với Thanh tra lao động, Thanh tra nhà nước, Mặt trận tổ quốc để thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Luật BHXH của các cơ quan, doanh nghiệp; thường xuyên thông báo cho chủ SDLĐ, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH về số nợ BHXH của đơn vị, doanh nghiệp mình,

đồng thời báo cáo với cơ quan chủ quản và Đảng ủy cấp trên; đưa BHXH trở thành một chỉ tiêu trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ viên chức thông quan bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Mặt khác cũng cần có những biện pháp quản lý cán bộ thu. Khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân của ngành có thành tích tốt trong quản lý thu BHXH đồng thời xử phạt nghiêm khắc đối với các đơn vị, cá nhân có hành vi, vi phạm quy định của ngành trong quá trình thu BHXH.

3.2.1.2. Kiểm soát quản lý quỹ lương làm căn cứ tính tiền đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ đóng BHXH cần được quy định thống nhất trên cơ sở mức tiền lương, tiền công thực tế của NLĐ thay vì căn cứ vào thang bảng lương như hiện nay sẽ tăng nguồn thu cho quỹ BHXH, đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ. Bởi vì trong thực tế hiện nay, NLĐ khi nghỉ việc hưởng các chế độ BHXH với mức lương hưu

và trợ cấp thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế. Ví dụ, một NLĐ hiện đang có mức lương làm căn cứ đóng BHXH theo thang bảng lương nhà nước là 3.00.000

đồng/tháng, nhưng tiền lương thực tế là 6.000.000 đồng/tháng, do đó khi nghỉ hưu họ được hưởng mức lương là 3.090.000 đồng/tháng, chỉ bằng 50% so với số tiền nếu đóng BHXH theo mức lương thực tế.

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để quản lý quỹ tiền lương tham gia BHXH của doanh nghiệp để người sử dụng lao động không thể lợi dụng kẽ hở của pháp luật để đóng BHXH với mức thấp, không đúng với số tiền của NLĐ được hưởng gây thất thu cho quỹ BHXH, đồng thời quyền lợi của NLĐ cũng bị thiệt thòi.

3.2.1.3. Kiểm soát quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội.

Quản lý chặt tiền thu BHXH, kiên quyết không cho các đơn vị, cá nhân thu BHXH bằng tiền mặt, BHXH thành phố, BHXH huyện không được dùng tiền thu BHXH để chi tiêu cho bất kỳ nội dung công việc gì. Hàng ngày, phải chuyển tiền hết về tài khoản của BHXH Việt Nam theo quy định.

Hàng tháng, thông báo công khai tiền thu BHXH cho từng đơn vị sử dụng lao

động. Hàng năm thông báo tình hình thu nộp BHXH cho từng người lao động.

Kết nối phần mềm giữa cơ quan BHXH với Kho bạc nhà nước, ngân hàng nơi mở tài khoản “tiền gửi chuyên thu” để cập nhật kịp thời số tiền đơn vị sử dụng lao động chuyển tiền đóng BHXH vào tài khoản “tiền gửi chuyên thu” tại Kho bạc nhà nước, ngân hàng, từđó giải quyết chế độ chính sách, chốt sổ BHXH cho NLĐ được kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

3.2.1.4. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội tỉnh

Cơ quan BHXH chủđộng tham mưu đề xuất những giải pháp để tổ chức quản lý BHXH nói chung và quản lý thu BHXH nói riêng. Đồng thời, cơ quan BHXH rất cần tranh thủ sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đối với các sở, ban, ngành liên quan trong việc thực hiện hoạt động BHXH trên địa bàn.

Phối hợp với các sở, ban, ngành như: Sở LĐTB&XH, Sở kế hoạch đầu tư, Cục Thuế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Văn hóa - thông tin, Sở Tư pháp, các hội đoàn thể, phối hợp với Thanh tra lao động, Thanh tra nhà nước, Liên đoàn Lao động, Tòa án nhân dân tỉnh, trong tổ chức quản lý thu BHXH trên địa bàn.

Ngoài ra, để tạo điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc cho cán bộ, viên chức trong ngành theo hướng hiện đại hóa, cần đầu tư trụ sở

làm việc, trang thiết bị làm việc cho cán bộ, viên chức, trang bị hệ thống máy vi tính cho cán bộ, viên chức trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, máy tính chủ tại cơ quan BHXH, cụ thể như trang bị máy tính sách tay cho cán bộ thu để tiện làm việc khi đi xuống cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)