Kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 58)

2018)

2.3. Kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế

2.3.1. Kết quđạt được

2.3.1.1. Thu bảo hiểm xã hội.

Với những kết quả thu được về quản lý thu BHXH trong thời gian qua, BHXH Huyện Chợ Gạo đã hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao, đảm bảo quyền lợi cho hàng ngàn người lao động tham gia BHXH trên địa bàn toàn huyện.

Thực hiện tốt chính sách BHXH nói chung và công tác quản lý thu BHXH đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng lao

động và người lao động trong việc thực hiện chính sách BHXH.

Quy trình quản lý thu và kết quả thu BHXH trên địa bàn huyện đã ngày càng

đạt kết quả cao, công tác quản lý thu BHXH cũng dần đi vào ổn định.

Để có được kết quả tích cực như thời gian vừa qua, ngoài sự quan tâm chỉđạo trực tiếp, toàn diện của BHXH Tỉnh Tiền Giang, sự giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền các cấp thì sự chủ động thực hiện các giải pháp thu phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, các đơn vị do BHXH huyện đưa ra và kiên trì thực hiện đã góp phần quan trọng làm nên kết quả trên. Xác định rõ những khó khăn, ngay từ đầu năm, BHXH huyện đã có kế hoạch thu cụ thể từng tháng, từng quý nhất là đối với các doanh nghiệp thường nợ đọng BHXH. Tăng cường công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị sử dụng lao động, các đại lý, cộng tác viên. Cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, cấp uỷ, chính quyền các cấp và của chính bản thân NLĐ về chính sách BHXH. Cử chuyên quản Thu xuống từng địa phương, từng đơn vị đôn đốc thu cũng là biện pháp đưa lại kết quả tốt. Qua đó, chuyên quản Thu BHXH không chỉ nhắc nhở mà còn hiểu được những vướn mắc của doanh nghiệp để cùng nhau tìm ra cách tháo gỡ.

Kết quả thu BHXH của BHXH Huyện Chợ Gạo trong thời gian có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ rằng: số người được tham gia BHXH trên địa bàn huyện tăng lên, số NLĐ được hệ thống BHXH bảo vệ trước những rủi ro xã hội ngày càng tăng lên. Như vậy, mức độ “bao phủ” của hệ thống BHXH đến với người dân ngày càng rộng lớn hơn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng

đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống BHXH.

2.3.1.2. Quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội.

Phương thức thu BHXH chủ yếu qua hai hình thức đó là thu trực tiếp của đối tượng tham gia BHXH được áp dụng với các đối tượng tham gia không có chủ SDLĐ và phương pháp thu gián tiếp thông qua hệ thống đại lý. Phương thức thu gián tiếp là phương thức thu chủ yếu của BHXH Chợ Gạo hiện nay. Theo phương thức này, chủ SDLĐ sẽ thu của người lao động sau đó sẽ chuyển cả số tiền thu của chủ SDLĐ và NLĐ cho cơ quan BHXH. Thông qua quỹ lương của doanh nghiệp, chủ SDLĐ sẽ khấu trừ luôn mức phí đóng BHXH của NLĐ theo tỷ lệ (%) mức tiền lương của họ rồi nộp cùng lúc lên cơ quan BHXH. Như vậy, phương thức này rất thuận tiện cho cơ quan BHXH. Chỉ cần quản lý quỹ lương của doanh nghiệp, thì sẽ

vừa quản lý được số đối tượng tham gia của doanh nghiệp cũng đồng thời quản lý

được số thu. Tuy vậy, phương thức này cũng có những hạn chế nếu quản lý quỹ

lương không tốt.

BHXH Huyện Chợ Gạo thực hiện hình thức thu nộp chủ yếu là chuyển khoản thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại, Kho bạc. BHXH mở các “tài khoản chuyên thu” tại các Ngân hàng thương mại và tại Kho bạc Nhà nước. Thường thì BHXH huyện được mở hai tài khoản tiền gửi giao dịch để thanh toán tiền thu BHXH, gồm:

Tài khoản được mở tại Kho bạc Nhà nước huyện để thuận tiện cho việc giao dịch tiền thu BHXH cho các đơn vị, cơ quan, tổ chức tham gia BHXH có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước huyện hoặc các đơn vị HCSN.

Tài khoản được mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện

để chủ yếu phục vụ cho việc đóng BHXH của các doanh nghiệp hoặc một sốđơn vị

khác.

Số tiền trong hai tài khoản chuyên thu của BHXH huyện được chuyển hết về

nhận số tiền thu của BHXH huyện thì số dư trên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh sẽ tự động chuyển khoản về tài khoản tiển gửi của BHXH Việt Nam trước 16 giờ hàng ngày, chứ không được để lại chi cho bất kỳ nội dung nào.

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức thu BHXH của Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiền Giang.

(Nguồn BHXH Tỉnh Tiền Giang)

Hàng tháng, đơn vị SDLĐ chuyển tiền nộp BHXH về tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH theo phân cấp quản lý thu mở tại Kho bạc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngay sau khi trả tiền lương cho NLĐ. Đồng thời thông báo cho cơ quan BHXH biết số tiền đã nộp.

Hàng ngày, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện được ủy nhiệm thu sẽ tự động chuyển khoản số tiền thu BHXH trong ngày về tài khoản chuyên thu của BHXH Tỉnh tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được uỷ nhiệm thu sẽ thông báo về số tiền thu cho cơ quan BHXH và ký sổ phụ ủy nhiệm chi. Định kỳ, BHXH Huyện gửi báo cáo về

số tiền thu BHXH trong tháng với BHXH tỉnh vào ngày 20 hàng tháng.

Đơn vị SDLĐ do BHXH huyện trực tiếp quản lý Đơn vị SDLĐ do BHXH huyện trực tiếp quản lý BHXH huyện Chợ Gạo BHXH huyện Chợ Gạo Kho bạc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang

Kho bạc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang BHXH các quận, huyện, thị xã BHXH các quận, huyện, thị xã Kho bạc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các quận, huyện, thị xã

Kho bạc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các quận, huyện, thị xã Đơn vị SDLĐ do BHXH quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý Đơn vị SDLĐ do BHXH quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý

2.3.2. Nhng tn ti, hn chế:

Thứ nhất, về quản lý đối tượng tham gia BHXH: Bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác quản lý thu BHXH đối với DN trong thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Tình trạng đối tượng tham gia BHXH là người sử dụng lao

động và người lao động không đóng, đóng không đúng thời gian, không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH còn xảy ra nhiều trên

địa bàn huyện. Một trong những tồn tại lớn nhất trong việc thực hiện những qui

định về BHXH hiện nay là công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan BHXH cũng như các ban, ngành chức năng chưa nắm chắc hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động ở các DN nước ngoài. Có những doanh nghiệp thuộc có đăng ký thành lập nhưng không có trụ sở giao dịch, không hoạt động theo nội dung đăng ký, giải thể sau khi thành lập và hoạt động một thời gian ngắn, không đăng ký sử

dụng lao động...

Mặt khác, chủ sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động… dẫn đến tình trạng trốn tránh bằng nhiều hình thức, như kê khai số lao động không đầy đủ, tách thu nhập của người lao động thành nhiều loại phụ cấp không đưa vào hợp đồng lao động, chỉ tham gia BHXH ở

mức lương cơ bản trên HĐLĐ, thấp hơn rất nhiều so với thu nhập thực lãnh hàng tháng của người lao động.

Thứ hai, về hoạt động tuyên truyền: tuyên truyền về các chế độ chính sách BHXH cho lao động tại các DN chưa được chú trọng, chưa sâu rộng đến từng đơn vị và từng người lao động, do đó nhận thức về BHXH còn hạn chế. Về phía người lao động, còn phần lớn người lao động chưa thực sự hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH. Hoạt động tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng, đa dạng nhiều hình thức đến từng người lao động.

Thứ ba, về kiểm tra khởi kiện các đơn vị sử dụng lao động nợ đọng BHXH kéo dài: Trong thời gian qua, việc thanh tra, kiểm tra đơn vị nợ BHXH tuy đã được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Qua hơn ba năm thực hiện việc khởi kiện các đơn vị ra tòa về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chính sách BHXH cho người lao động, bước đầu đã tạo ra phản ứng tích cực, được xã hội đồng thuận. Tuy nhiên, vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài, do chế tài chưa đủ mạnh, công tác phối hợp giữa các ngành chức năng còn

nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do biên chế cán bộ quản lý quá mỏng, chỉđủ để giải quyết hồ sơ phát sinh, chưa đủ nhân sựđể quản lý sát sao tình hình thực hiện chính sách BHXH của đơn vị sử dụng lao động.

Thứ tư, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chưa được triển khai thực hiện đồng bộ giữa các bộ phận chức năng, đặc biệt là trong quản lý đơn vị sử

dụng lao động và người lao động tham gia BHXH. Chưa xây dựng được hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ liên kết với cơ quan BHXH với các đơn vị sử dụng lao

động cũng như các cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để phục vụ tốt cho công tác nắm bắt thông tin về hoạt động SXKD và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia BHXH.

2.3.3. Nguyên nhân ca nhng hn chế:

* Về phía các doanh nghiệp

Về phía chủ sử dụng lao động, họ quan tâm đến lợi nhuận của doanh nghiệp là chính nên họ chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi về BHXH của người lao động, cố tình tìm cách đối phó, trốn tránh hoặc chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Tình trạng các doanh nghiệp không đóng đủ BHXH cho công nhân còn diễn ra phổ biến.

Dù là NLĐ hay NSDLĐ thì tâm lý chung là làm sao lợi ích càng nhiều càng tốt, lợi ích không giới hạn và trách nhiệm càng ít càng tốt, trách nhiệm có hạn NSDLĐ luôn mong muốn chỉ phải đóng góp BHXH ở mức thấp nhất (giảm chi phí cho gia dình và doanh nghiệp), nhưng lại muốn được hưởng BHXH tốt nhất. Vì thế, người tham gia BHXH mới tìm cách trì hoãn việc đóng BHXH hoặc giảm mức

đóng góp BHXH (khai lương thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, chậm đóng, nợ BHXH)... vấn đề đặt ra là Nhà nước phải làm thế nào để

giảm thiểu những sự lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHXH.

Chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trước mắt, lợi ích cục bộ của doanh nghiệp, thiếu quan tâm đến hoạt động đời sống và quyền lợi BHXH của NLĐ nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ hoặc đăng ký tham gia theo kiểu

đối phó khi có thanh tra, kiểm tra. Tình trạng chủ doanh nghiệp ký hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng với NLĐ và hợp đồng vụ việc, nhằm lách luật về BHXH.

Việc phát triển tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp nước ngoài hiện

thuộc khu vực sản xuất kinh doanh, chưa dám mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi người lao động, đặc biệt đối với những trường hợp mà doanh nghiệp đã trích tiền của người lao động nhưng không nộp cho cơ quan BHXH mà sử dụng vào mục đích khác.

* Về phía người lao động

Về phía người lao động thì thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc chưa quan tâm

đến quyền lợi trong BHXH nên ít có đấu tranh ngay từ khi doanh nghiệp vi phạm Luật BHXH. Một bộ phận khác, phần lớn là lao động phổ thông có đời sống khó khăn, họ chỉ quan tâm đến tiền lương nhận được để đảm bảo cho cuộc sống hiện tại, sợ bị trích lương đóng BHXH sẽ mất đi hơn 10% tiền lương mỗi tháng, do vậy họ

thỏa hiệp với chủ sử dụng lao động né tránh việc thực hiện nghĩa vụđóng BHXH, mà vô tình mất đi chỗ dựa về BHXH khi xảy ra các rủi ro mất việc làm, mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,… và nhất là đến khi về già, hết tuổi lao động, họ sẽ là gánh nặng cho con cháu. Mặt khác cung lao động lớn hơn cầu việc làm, người lao động cần việc hơn, do đó người lao động không dám đòi hỏi quyền lợi BHXH đối với chủ sử dụng lao động.

* Về phía cơ quan Bảo hiểm xã hội

Hiện nay, trong thực hiện chính sách BHXH, chưa thật sự chủđộng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Kế hoạch - Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thuế, Công đoàn các cấp... trong việc quản lý doanh nghiệp, tuyên truyền pháp luật về BHXH, và kiểm tra xử lý vi phạm.

Hoạt động tuyên truyền chưa hiệu quả, mặc dù từ khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành cho đến nay, việc tuyên truyền rất được cơ quan BHXH chú trọng, đã có nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, tuy nhiên vẫn chưa đến được với mọi người lao động. Bộ phận tuyên truyền chính sách BHXH chưa được tác ra thành một bộ phận riêng mà hiện tại vẫn là công tác kiêm nhiệm, do đó chưa có biên chế

chuyên trách cho công tác này.

Việc kiểm tra, đôn đốc của cơ quan bảo hiểm xã hội và các ngành chức năng, chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH huyện đối với những vi phạm chính sách BHXH của người SDLĐ còn bị hạn chế, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, …

Thứ nhất, mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ chưa đủ sức răn đe trước các vi phạm của doanh nghiệp, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ

quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội là 75 triệu đồng. Với việc vi phạm của các doanh nghiệp trốn nộp BHXH tới hàng nghìn lao động, hoặc nợ đọng tới hàng tỷđồng thì mức xử phạt tối đa 75 triệu đồng là quá thấp. Với mức phạt thấp như vậy, doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt với mức tối đa là 30 triệu đồng để tiếp tục vi phạm kéo dài thời gian chậm nộp.

Thứ hai, theo điều 138 Luật Bảo hiểm xã hội quy định, tùy theo tính chất, mức

độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng trong Bộ luật Hình sự lại không quy định tội danh liên quan

đến vi phạm bảo hiểm xã hội, do vậy đến nay, sau hơn bảy năm thực hiện Luật BHXH, chưa có trường hợp vi phạm Luật BHXH nghiêm trọng nào bị xử lý hình sự, nên tính răn đe giáo dục chưa cao.

Thứ ba, hiện nay ngành BHXH Việt Nam đang vướng mắc cơ chế, đó là, cơ

quan BHXH chưa được quyền xử phạt đối với các đối tượng chây ỳ, trốn đóng hoặc nợ BHXH kéo dài. Hiện tại, cơ quan BHXH ở tỉnh, thành phố mới chỉ được quyền kiểm tra và nhắc nhở. Còn nếu muốn xử phạt thì phải kiến nghị tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Điều này mất thời gian, thậm chí đoàn liên ngành đến thu nợ thì đối tượng đã bỏ trốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, tập trung làm rõ thực trạng phát triển BHXH trên địa bàn Huyện Chợ Gạo. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các điều kiện

đặc trưng khác của BHXH Huyện Chợ Gạo thấy được tiềm năng để mở rộng đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)