Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 45 - 49)

- Vòng quay vốn tín dụng: Năm 2015 vòng quay là 0,77; năm 2016 vòng quay là 0,73 giảm 0,04 so với năm 2015, do doanh số thu nợ bị giảm trong khi đó

2.3.2.1. Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang

- Qua phân tích nêu trên, mặc dù tỷ lệ dư nợ so với huy động vốn có cải thiện từ năm 2015 đến 2019 và tỷ lệ cho vay trung và dài hạn so với tổng dư nợ đều đảm bảo điều kiện quy định do BIDV giao nhưng thực trạng mất cân đối giữa vốn huy động trung và dài hạn so với dư nợ trung và dài vẫn còn tiếp tục và kéo dài từ năm 2015 đến 2019 dẫn đến khó khăn cho chi nhánh trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn và đảm bảo an toàn nền vốn tín dụng. Tiền gởi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng

còn thấp so với nguồn vốn huy động [4], hiện nay chi nhánh chưa có chính sách khách hàng một cách bài bàn để giữ chân khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới nhằm duy trì và ổn định nguồn vốn có chi phí thấp này.

- Nợ xấu cho vay các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành xây dựng còn chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác. Nguyên nhân do phụ thuộc vào giá cả thị trường, dịch bệnh thường xuyên và kéo dài, chậm thanh toán vốn Ngân sách cho các công trình, dự án trong và ngoài địa bàn Tỉnh.

- Cơ chế ủy quyền phán quyết của BIDVtheo Quyết định số 3515/QĐ-BIDV ngày 07/06/2017 giao chi nhánh còn hạn chế về quy mô giới hạn tín dụng theo từng hạng chi nhánh. Chi nhánh Tiền Giang được xếp là chi nhánh hạng 1 được giao quyền phán quyết cho vay và bảo lãnh cao nhất đối với 01 (một) khách hàng loại 1 (100 tỷ đồng, trong đó 01 dư án trung và dài hạn 40 tỷ đồng), Loại 2 (50 tỷ đồng, trong đó 01 dư án trung và dài hạn 10 tỷ đồng), Loại 3 (22 tỷ đồng, trong đó 01 dư án trung và dài hạn 15,4 tỷ đồng) [5]. Như vậy, hiện nay có 15 khách hàng lớn có tổng giới hạn tín dụng trên 100 tỷ đồng và 4 khách hàng có dự án vay trung dài hạn vượt giới hạn dư nợ cao nhất phải trình BIDV phê duyệt kéo dài thời gian duyệt trình, giải ngân và làm chậm đến kế hoạch, cơ hội và vòng quay vốn lưu động của khách hàng.

- Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo mặc dù trên 70% là con số đảm bảo chung, nhưng xét riêng biệt từng món vay có tài sản đảm bảo thì có món vay tài sản đảm bảo quá lớn so với nợ vay, món vay khác thì tài sản còn thấp và cho vay một phần tín chấp cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, xếp hạn tín dụng tốt những khách hàng này thường vay lớn, trường hợp những khách hàng lớn này xảy ra rủi ro do cơ chế, chính sách thay đổi … dẫn đến kinh doanh thua lỗ thì khi xử lý tài sản không đủ thu nợ. Do cạnh tranh giữa các NHTM dẫn đến một số ngân hàng giảm bớt một số điều kiện về thủ tục pháp lý, tài sản đảm bảo nợ vay định theo giá thị trường đa số là định theo phương pháp thu nhập.

Ví dụ: Hiện tại trồng và kinh doanh mua bán thanh long là rất hiệu quả đem lại thu nhập rất cao cho người trồng thanh long cũng như doanh nghiệp kinh doanh mua bán thanh long nên giá đất trồng được thanh long có giá trị rất cao. Nếu giá đất vườn bình thường 10.000 m2 trị giá khoảng 2,5 tỷ đồng, nhưng hiện tại do thu nhập trồng thanh long của 10.000m2 đất đó trồng thanh long thu nhập trong 1 năm trồng

thanh long hiện tại từ 600 triệu đến 900 triệu. Nên khi định giá đất theo phương pháp thu nhập đất đó tăng từ 3 đến 4 lần thì mới thỏa mãng theo nhu cầu vay vốn của khách hàng. Rủi ro tiềm tàng rải ra khi thanh long rớt giá, thu nhập từ trồng thanh long thấp chẳng những khi thu hoạch còn lỗ chi phí, thì khi ấy khách hàng không trả được nợ và phát mãi tài sản không đủ thu nợ…Riêng tài sản đảm bảo là hàng hóa tồn kho chi nhánh giao cho khách hàng quản lý mà chưa có sự giám sát và đánh giá lại hàng tồn kho theo quy định định kỳ hàng tháng của BIDV. Mặc dù có quy định nhưng chi nhánh chưa ràng buộc khách hàng mua bảo hiểm tài sản thế chấp cầm cố, coi như là điều kiện để cấp tín dụng mà chủ yếu vận động khách hàng.

- Tăng trưởng tín dụng cao nhưng nợ quá hạn, nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5, nợ đã xử lý ngoại bảng một phần và vẫn còn tồn đọng từ năm 2005 kéo dài đến năm 2019 dẫn chưa xử lý được, khả năng thu là rất khó là khách hàng có dư nợ xấu cao bị phá sản, giải thể, chết, mất tích, bỏ trốn…tài sản để lâu kéo dài nhiều năm xuống cấp trầm trọng khó phát mãi. Có những tài sản qua hơn 10 lần giảm giá mà dẫn không có người đăng ký mua, món vay thế chấp con tàu vay từ cơn bảo số 5 năm 2005 bị chìm mất tích ở biển không còn tài sản để thu nợ… Mặt khác, quá trình giải quyết, xử lý các khoản nợ xấu trong việc bán tài sản đảm bảo còn nhiều vướng mắc khó khăn về pháp lý của tài sản cho chi nhánh, tự chi nhánh không thể gán xiết nợ và bán tài sản theo đúng điều khoản hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng. Một số khách hàng chây ỳ, không có thiện chí trong việc phát mãi tài sản, không ký biên bản chấp thuận giao tài sản để bán đấu giá tài sản. Xử lý tài sản thế chấp mất nhiều thời gian và công sức nhất là khởi kiện, thi hành án và bán đấu giá tài sản.

- Chênh lệch thu chi, trích dự phòng rủi ro được BIDV giao kế hoạch hàng năm, do đó trích dự phòng rủi ro hàng năm chi nhánh còn mang nặng hoàn thành kế hoạch kinh doanh nên chỉ trích đủ theo kế hoạch giao chưa căn cứ vào thực chất và bản chất của món nợ vay có tiềm ẩn rủi ro cao. Việc trích dự phòng rủi ro liên quan đến giá trị tài sản thế chấp, khi định giá trị tài sản cao thì trích dự phòng rủi ro thấp.

- Công tác dự báo, phân tích các nhân tố ảnh hưởng từ nền kinh tế, từ khách hàng đặc biệt là công tác quản lý danh mục nợ có vấn đề còn nhiều bất cập, chưa sát sao, còn bị đọng. Chưa được chú trọng lưu trữ, tổng hợp các dữ liệu, các số liệu lịch sử có liên quan đến khách hàng, lĩnh vực, ngành nghề có được trong quá trình cấp tín dụng nên việc khai thác dữ liệu phục vụ cho thẩm định, đánh giá tình hình, kế

hoạch, định hướng tín dụng của chi nhánh chưa thật sự khoa học phần nào ảnh hưởng chất lượng tín dụng.

- Hồ sơ tín dụng chưa đầy đủ, thiếu sự tuân thủ, hay tuân thủ không đầy đủ các quy trình tín dụng do cạnh tranh, các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng, phê duyệt giải ngân, thẩm định không sâu, thiếu năng lực cũng như trách nhiệm kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, tập trung các lỗi phổ biến là:

+ Giải ngân khi chưa hoàn tất hồ sơ thẩm định rủi ro, giải ngân bằng tiền mặt với lượng tiền mặt lớn, tập trung tại các khách hàng là doanh nghiệp kinh doanh thanh long, lúa, gạo, tấm cám...nhưng chưa có biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay sau 10 ngày theo quy định sau khi giải ngân.

+ Các chứng từ làm căn cứ giải ngân, bảo lãnh còn thiếu hoặc có hoá đơn tài chính, hợp đồng nhưng đại đa số là các hoá đơn, hợp đồng photocopy. Cán bộ quản trị tín dụng khó kiểm soát các hoá đơn, hợp đồng này nhất là cho vay hỗ trợ lãi suất. + Kiểm tra sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay chưa chặt chẽ, còn tình trạng tài sản thế chấp là hàng hóa tồn kho, máy móc thiết bị, bè cá, gia súc, gia cầm khách hàng đã bán, đã thanh lý mua mới nhưng cán bộ quản lý khách hàng không nắm được thông tin dẫn đến có trường hợp khách hàng không trả được nợ dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu chi nhánh mới phát hiện.

- Tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng không đi kèm với cải tiến công nghệ và bổ sung đẩy đủ cán bộ quản lý khách hàng làm cho công tác quản lý các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn bị quá tải. Chính vì thế mà công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa được cán bộ quản lý khách hàng tuân thủ nghiêm túc. Nhiều trường hợp để xảy ra rủi tín dụng do không kiểm tra phát hiện, mặt khác khách hàng có quan hệ tiền vay với nhiều ngân hàng trên địa bàn sử dụng cùng một hóa đơn làm chứng từ giải ngân mà chi nhánh chưa kiểm soát được.

- Nhận thức và tư duy kinh doanh tín dụng đôi lúc, đôi chỗ còn chưa theo kịp với yêu cầu quản lý, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác tín dụng, xử lý rủi ro chưa cao, mặc dù quy trình đã có nhưng ý thức trách nhiệm của cán bộ còn đùn đẩy trách nhiệm. Trong khi đó việc phổ biến kinh nghiệm, đào tạo, nâng cao kỹ năng QLRR tín dụng cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ mới, cán bộ trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận trong dây chuyền tác nghiệp tín dụng chưa rõ ràng, còn chồng chéo gây ách tắc trong tác

nghiệp, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng. Định kỳ chưa sơ kết, tổng kết đúc rút các kinh nghiệm, khen thưởng các cá nhân điển hình có thành tích xuất sắc trong công tác hạn chế và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh.

- Chưa có chính sách đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác tín dụng thường xuyên và định kỳ theo hướng chuyên sâu về thẩm định, quản lý rủi ro, phân tích tín dụng, rủi ro tác nghiệp. Mặt khác chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác tín dụng và chưa thực hiện triệt để, mặt bằng thu nhập từ 5 đến 8 triệu đồng/tháng quá thấp so với 13 đến 15 triệu đồng thu nhập của cán bộ tín dụng ngân hàng TMCP trên địa bàn. Việc phân phối quỹ thu nhập mang tính cào bằng gắn với hệ số lương và thâm niên công tác của các bộ. Do đó những những năm qua đã có một số cán bộ làm công tác tín dụng có trình độ chuyên môn giỏi và có thâm niên công tác chuyển sang các NHTM cổ phần trên địa bàn.

- Rủi ro tác nghiệp trong công tác tín dụng còn nhiều lỗi phổ biến liên quan đến chấm điểm, xếp hạng, phân loại nợ không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, còn hiện tượng còn chấm điểm thiếu chính xác, nâng kết quả xếp hạng khách hàng để cho vay không có tài sản đảm bảo theo chính sách khách hàng. Hơn nữa đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin « tĩnh » do khách hàng cung cấp mà thiếu thông tin động » từ các thông tin so sánh khác do vậy kết quả đánh giá khách hàng làm sai lệch bản chất phân loại khách hàng theo nhóm nợ. Ngoài ra rủi ro do sai sót của cán bộ liên quan tác nghiệp trên phân hệ tín dụng, phân hệ tài trợ thương mại như nhập sai: mã sản phẩm tín dụng, bảo lãnh, tên khách hàng, loại vay, kỳ hạn, lãi suất, ngày đến hạn, lịch trả nợ, loại tiền tệ … ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)