biên tài sản, chưa thực hiện được việc bán tài sản kê biên do cơ quan thi hành án chưa có biện pháp mạnh hơn để thu hồi (phần lớn các khoản nợ thu hồi được là do người vay tự bán).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ hoặc cá nhân nhưng khi thi hành án chưa xác định rõ người đồng sử dụng tại thời gian cấp nên phải qua bước xác minh và yêu cầu cung cấp thông tin từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm phát sinh chi phí và chậm thời gian, có trường hợp sai thông tin về diện tích, hình thức sử dụng và mục đích sử dụng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp nên phải mất thời gian đo đạc, xác minh lại.
- Lịch kê biên định giá tài sản thi hành án dân sự thông báo nhưng các thành phần của Hội đồng định giá thường không tham dự đủ nên phải thay đổi lịch nhiều lần làm cho việc thi hành án kéo dài. Bên phải thi hành án bỏ địa phương đi với thời gian dài gây khó khăn trong việc thi hành án.
- Quy trình, thủ tục chứng thực hồ sơ thế chấp chưa được thực hiện nhất quán giữa các đơn vị phường xã với nhau, mỗi nơi yêu cầu cung cấp các loại giấy tờ khác nhau, mức thu phí chưa thống nhất. Việc đăng ký, xóa giao dịch đảm bảo là quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, theo phản ánh của khách hàng là còn gây nhiều phiền hà, phải đi lại nhiều lần.
- Có yếu tố tâm lý là tài sản thi hành án là quyền sử dụng đất của người vay làm ăn thất bại, thua lỗ khó bán kể cả trong trường hợp giá cả hợp lý, vị trí thuận tiện … nhưng người mua không mua sợ xui xẻo.
2.3.2.5. Từ cơ quan quản lý Ngân hàng
- Đối với trung tâm tín dụng (CIC): Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Hiện nay chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Ngân hàng khai thác thông tin khách hàng từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt nam (CIC), nhưng vai trò của CIC chưa thật sự hiệu quả, thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp chưa được cập nhật kịp thời, chưa đầy đủ và chưa chính xác.
+ Những sai phạm của các khách hàng vay nhiều ngân hàng trên địa bàn không được kiểm soát, không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Mặc dù có tổ
chức chủ trì phối hợp với các cơ quan pháp luật địa phương để giải đáp,tháo gỡ khó khăn các vướng mắc của các NHTM về khởi kiện,thi hành án đảm bảo thu hồi nợ nhanh chóng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.
- Đố vớ BIDV:
+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tuy áp dụng từ năm 2006 nhưng cho đến nay vẫn chưa cập nhật tự động mà do CB QLKH nhập thủ công nên chưa mang tính khách quan và chính xác nhất là phần định tính như: trình độ học vấn, trình độ quản lý, quá trình trả nợ vay... dễ làm sai lệch kết quả xếp hạng và các phần chỉ tiêu tài chính là phải bắt buộc nhập theo cáo báo tài chính đã nộp cho cơ quan thuế....
+ Chưa có chính sách tín dụng, chính sách khách đặc thù cho các chi nhánh vùng đồng bằng Sông Cửu Long về thu mua lúa gạo, hàng thủy sản, nông sản, chế biến xuất khẩu. Các chương trình cho vay của Chính Phủ như cho vay tạm trữ lúa gạo, cho vay xây dựng kho tàng tạm trữ lúa gạo…thường giao chi nhánh lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Chưa xây dựng được hạn mức, tỷ lệ cho vay, bảo lãnh tối đa trong tổng dư nợ tín dụng đối với một ngành hoặc một khu vực kinh tế, đồng thời chưa có công cụ và biện pháp quản lý để kiểm soát giới hạn cho vay theo từng ngành nghề, cho vay theo nhóm khách hàng liên quan, các giới hạn cho vay theo thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2, luận văn tập trung phân tích các chỉ tiêu phản ánh họat động tín dụng như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ trọng dư nợ tín dụng so với vốn huy động, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn so với tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo so với tổng dư nợ, tỷ lệ dư nợ,vv...qua đó luận văn đã có những đánh giá vế kết quả đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân về họat động tín dụng ở BIDV Tiền Giang, đây là cơ sở để đưa ra những khuyến nghị ở chương 3.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỌAT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TIỀN GIANG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TIỀN GIANG
3.1. MỤC TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2024 TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2024
3.1.1. Định hƣớng chung
Định hướng hoạt động kinh doanh thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả giai đoạn 2017 - 2020, đưa ra kế hoạch thực hiện từng năm đến năm 2024 các chỉ tiêu hiệu quả phấn đấu đạt cụ thể là: Thu dịch vụ ròng tăng trưởng bình quân mỗi năm từ 21 đến 23%; lợi nhuận trước thuế tốc độ tăng bình quân so với năm trước thấp nhất .
Bảng 3.1: Mục tiêu thực hiện kinh doanh giai đoạn 2020 - 2024 của BIDV
T T Chỉ tiêu Mục tiêu tăng trưởng bình quân mỗi năm từ 2020 đến 2024
Kế hoạch thực hiện (%) tăng trưởng so với
năm trước
2020 2021 2022 2023 2024