Tích cực phối hợp chặt chẽ các Ban ngành của Tỉnh Tiền Giang để tận thu nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 62 - 66)

xấu, cụ thể :

+ Đối với các tài sản đấu giá cần bám sát với Trung tâm bán đấu giá của Sở tư pháp Tỉnh để đẩy nhanh giảm giá các tài sản đã đấu giá không thành các lần trước đó. Chủ động tìm kiếm các khách hàng để đủ khả năng tài chính để giới thiệu tham gia đấu giá tại các địa bàn thành phố Hồ chí Minh và các tỉnh lân cận nhằm đẩy nhanh bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

+ Xúc tiến thỏa thuận ký hợp đồng trong việc thu hồi nợ thông qua hình thức chi hoa hồng cho các cá nhân, tổ chức giới thiệu mua tài sản đấu giá trong việc bán tài sản thu hồi nợ xấu.

- Thành lập Ban xử lý nợ xấu trong đó Giám đốc là trưởng ban, thành viên là các Trưởng phòng QLRR, Trưởng Phòng QLKH và các cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm cao tập trung xử lý giải quyết quyết liệt nhằm tận thu tối đa các khoản nợ tồn đọng này. Hơn nữa có cơ chế phân giao chỉ tiêu từng khách hàng, từng món nợ xấu cho các cán bộ để bám sát khách hàng, bám sát các cơ quan pháp luật của Tỉnh để đẩy nhanh công tác thu hồi nợ xấu.

- Có cơ chế, động lực khuyến khích khen thưởng, nâng lương cán bộ trong việc thu hồi nợ đã xử lý ngoại bảng, đồng thời áp dụng các hình thức kỷ luật đối với cán bộ để phát sinh nợ xấu do lỗi chủ quan của cán bộ. Mặt khác, rút ra bài học kinh nghiệm về nợ quá hạn, nợ xấu, công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ tồn đọng nhằm cung cấp tài liệu, cẩm nang cho cán bộ làm công tác tín dụng học tập, trau dồi kinh nghiệm tại chi nhánh.

- Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá các thành tựu, những hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tại chi nhánh.

3.2.5. Tăng cƣờng công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ

Để phục vụ xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm minh bạch tình hình tài chính của khách hàng, cán bộ quản lý khách hàng cần xúc tiến phân tích nền khách hàng, sàng lọc khách hàng tốt thông qua cập nhật kịp thời các thông tin tài chính, rà soát lại việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính để đảm bảo xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp chính xác phục vụ cho công tác khuyến khích hoặc hạn chế cho vay, đồng thời bổ trợ cho chính sách khách hàng của từng nhóm khách hàng. Tư vấn cho

khách hàng về chính sách khách hàng theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ để họ hợp tác với chi nhánh trong việc cung cấp kịp thời các báo cáo tài chính, các giấy tờ chính minh thay đổi, điều chỉnh pháp lý của doanh nghiệp, đồng thời có trách nhiệm trả nợ đúng hạn nợ gốc và lãi đúng hạn nhằm hạn chế nguy cơ xuống hạng ảnh hưởng xấu đến các quyền lợi của khách hàng theo chính sách khách hàng.

3.2.6. Thực hiện t t chính sách nhân sự làm công tác tín dụng

Cán bộ làm công tác tín dụng vừa là trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá, phân tích và hạn chế kịp thời các dấu hiệu rủi ro tín dụng, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, nợ xấu xuất phát từ yếu tố đạo đức, phẩm chất, năng lực, trình độ yếu kém của cán bộ. Do vậy các NHTM nói chung và BIDV Tiền Giang nói riêng cần lựa chọn cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt để bố trí vào các phòng, bộ phận tín dụng vì tín dụng là một nghề đòi hỏi cán bộ phải có năng lực phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn song hành với những cạm bẫy, cám dỗ nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy cần chuẩn hóa cán bộ làm công tác tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng trong công tác tuyển dụng, đồng thời lựa chọn, sàng lọc từ nguồn cán bộ hiện có có đủ điều kiện về chuyên môn, phẩm chất đạo đức từ các phòng khác để bố trí sắp xếp cán bộ vào các Phòng Quản lý khách hàng, Quản trị tín dụng, Quản lý rủi ro phù hợp.

- Bố trí đủ và phân công, phân nhiệm cán bộ hợp lý, tránh quá tải công việc, hạn chế bố trí cán bộ thường xuyên làm thêm giờ để giúp cán bộ có thời gian nghiên cứu, phân tích, đánh giá phục vụ cho công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát khoản vay, giám sát khách hàng một cách có hiệu quả.

- Thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại định kỳ và thường xuyên các mảng nghiệp vụ quản trị rủi ro tín dụng, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, định giá tài sản đảm bảo, quản trị NHTM, quản trị rủi ro tác nghiệp… theo hướng chuyên sâu cho các cán bộ làm công tác tín dụng. Chú trọng đào tạo theo kế hoạch, đúng hướng, kết hợp đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề với đào tạo dài hạn để bổ sung kiến thức cho cán bộ chủ chốt, cán bộ quy hoạch các Phòng Quản lý khách hàng, Quản trị tín dụng, Quản lý rủi ro phù hợp để xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của BIDV Tiền Giang giai đoạn 2020 - 2025.

- Xây dựng chính sách khích bằng cách nêu gương, khen thưởng và luôn khích lệ những việc làm tốt của cán bộ trong công tác thẩm định, quản lý giám sát khoản vay, thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, nợ tồn đọng để nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó tiến hành trả lương hiệu quả thông qua hình thức trả lương theo kết quả công việc hoàn thành công việc kết hợp với khen thưởng, động viên các cán bộ làm công tác tín dụng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, không có nợ quá hạn, nợ xấu, tích cực thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ tồn đọng tại chi nhánh.

- Thường xuyên giám sát cán bộ, đánh giá phân loại cán bộ cán bộ thông qua hình thức phát phiếu thăm dò trong nội bộ chi nhánh, từ khách hàng…. Định kỳ tiến hành luân chuyển cán bộ giữa các phòng, bộ phận để hạn chế các rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức.

3.2. . Đẩy mạnh công tác hoạt động tín dụng

- Đi đối với tăng trưởng tín dụng cần có kế hoạch, biện pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ nhằm hoàn thành kế hoạch do BIDV giao, trong đó đặc biệt là tiển gởi dân cư, tiền gởi của các tổ chức với lãi suất hợp lý, cạnh tranh trên địa bàn, phấn đấu cải thiện và gia tăng thị phần huy động vốn trên địa bàn Tỉnh. Chú trọng huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn do tỷ trọng nguồn vốn này còn chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng nguồn vốn huy động. Bám sát kế hoạch triển khai huy động vốn trung và dài hạn của BIDV, thực hiện bằng được chỉ tiêu huy động vốn của BIDV giao góp phần đảm bảo nguồn cho toàn hệ thống trong từng thời kỳ.

- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động với lãi suất cạnh tranh hợp lý đồng thời tăng tính tiện ích của từng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Có chính sách thích hợp với các khách hàng có nguồn vốn lớn, nguồn vốn trong thanh toán với chi phí huy động thấp hiệu quả cao.

- Sử dụng công cụ lãi suất một cách linh hoạt để tạo thế cạnh tranh và kết hợp đồng bộ các biện pháp khác giảm chi phí, giảm phí dịch vụ, nâng cao trình độ của bộ máy, thái độ và năng lực làm việc của cán bộ, phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự đối với khách hàng và thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng.

- Thực hiện chiến lược khách hàng gắn với phương châm giữ chân khách hàng cũ, gia tăng khách hàng mới cùng với chính sách giao tiếp, chăm sóc, tiếp thị, khuyến mãi, dự thưởng, quảng bá thương hiệu... Chú trọng khách hàng có số dư

tiền gửi lớn, tiền gửi không kỳ hạn của TCKT ảnh hưởng chi phối nền vốn của chi nhánh để tăng cường công tác chăm sóc, giữ chân khách hàng.

- Mở rộng mạng lưới huy động đến các huyện thị trên địa bàn, các khu công nghiệp, khu tập trung dân cư … nhằm tận dụng khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội.

- Kết hợp chặt chẽ công tác huy động vốn với hoạt động tín dụng và dịch vụ để có chính sách khách hàng phù hợp, nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu kinh doanh của khách hàng và đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất cho ngân hàng.

- Giao chỉ tiêu huy động vốn cho tập thể phòng, cá nhân trong chi nhánh kèm theo cơ chế khuyến khích về tinh thần và vật chất để động viên họ làm sao mỗi cá nhân, tập thể là trung tâm huy động vốn chi chi nhánh. Định kỳ hàng tháng, hàng quý tiến hành sơ kết, tổng kết từng sản phẩm huy động vốn đánh giá mặt tích cực, các mặt còn hạn chế của tập thể, cá nhân từ đó đưa ra phướng hướng để thực hiện hiệu quả.

3.2.8. Nâng cao quản trị và phòng ngừa rủi ro tác nghiệp

- Nhận diện kịp thời các dấu hiệu, giao dịch bất thường để có biện pháp kiểm tra, rà soát khắc phục kịp thời, tránh rủi ro có thể xảy ra như : Những thay đổi bất thường của cán bộ trong sinh hoạt và công việc, các giao dịch các khoản tiền giải ngân lớn vào tài khoản tiền gửi cá nhân, các giao dịch hủy quá nhiều hoặc thường xuyên được thực hiện bởi cùng một cán bộ, các cán bộ có nhiều sai sót và lặp đi lặp lại.

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc tuân thủ và thực hiện nghiêm túc quy trình, quy định của các cán bộ, phòng nghiệp vụ.

- Tăng cường công tác kiểm tra chéo giữa các phòng nghiệp vụ và kiểm tra chéo giữa các cán làm công tác tín dụng và cán bộ giao dịch. Bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, kiểm toán, tăng cường vai trò kiểm soát của các thành viên do chi nhánh thành lập, kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời các sai sót tác nghiệp của cán bộ.

- Thực hiện nghiêm túc việc sử dụng và bảo mật user, password, nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng hoặc lấy mật khẩu của đồng nghiệp hoặc cấp dưới trong quá trình tác nghiệp.

- Lãnh đạo và cán bộ các Phòng Quản lý khách hàng, Quản trị tín dụng, Quản lý rủi ro phù hợp và Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng cần nâng cao trách nhiệm trong việc tuân thủ các quy trình, quy chế trong hoạt động tín dụng, đồng thời giám sát, chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời các sai sót theo đúng kiến nghị của các đoàn kiểm tra, thanh tra NHNN, Kiểm toán nhà nước.

- Chi nhánh cần thực hiện phân quyền và quy định trách nhiệm rõ ràng hơn trong việc phán quyết cho vay, dựa trên các tiêu chuẩn cân đối chung về nguồn và sử dụng vốn của chi nhánh, các tiêu chuẩn về đảm bảo các tỷ lệ an toàn tín dụng trung và dài hạn/tổng dư nợ, tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ.

- Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế can thiệp quá mức của các cấp lãnh đạo trong quá trình thực hiện quy trình tín dụng của các cán bộ quản lý khách hàng, Cán bộ quản lý rủi ro và cán bộ quản trị tín dụng

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đ i với Hội sở chính của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Việt Nam

- Định lượng mức độ rủi ro theo từng ngành nghề kinh doanh để làm cơ sở đưa ra định hướng tín dụng trong từng thời kỳ và cụ thể hoá phương pháp đánh giá rủi ro, xác định mức độ rủi ro theo từng khách hàng, nhóm khách hàng, khoản vay để áp dụng chính sách khách hàng và biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp, đồng thời đưa các giới hạn tín dụng đối với 1 ngành kinh tế, một nhóm khách hàng liên quan, 20 khách hàng có dư nợ lớn nhất theo thông tư 13/2010/TT-NHNN, Thông tư 19/2010/TT-NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)