II CÁC CHỈ TIÊU CƠ CẤU, CHẤT LƢỢNG
3.1.2. Trọng tâm nhiệm vụ thực hiện kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2020
- 2024
Nền kinh tế Việt Nam năm 2017 được dự báo tiếp tục duy trì ổn định với mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,7%, kiểm soát lạm phát dưới 5%; quán triệt chủ trương định hướng của ngành, BIDV xác định năm 2020 là năm triển khai kế hoạch tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2 với phương châm “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả” với các trọng tâm nhiệm vụ lớn như sau:
- Nỗ lực triển khai kế hoạch kinh doanh ngay từ những tháng đầu năm, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiê đề ra: Tăng trưởng tín dụng tiếp tục xác định là 14% và phù hợp khả năng tăng vốn chủ sở hữu trong đó tín dụng bán lẻ tăng 45%; tăng trưởng huy động vốn 16%; thu dịch vụ ròng 6.600 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 10.500 tỷ đồng.
- Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ, NHNN giao, đóng góp tích tực cho Ngân sách nhà nước, đảm bảo thu nhập người lao động và cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho cổ đông.
- Xây dựng phương án nâng cao năng lực tài chính giai đoạn 2020 - 2025, trong đó tập trung triển khai ưu tiên các biện pháp tăng vốn điều lệ từ nhiều kênh khác nhau ( bán chiến lược, phát hành riêng lẻ,..).
- Tăng cường tài chính hiệu quả thông qua đẩy mạnh tài chính kinh doanh nhằm tăng cường quản lý hiệu quả hoat động, phân bổ nguồn lực tài chính hợp lý, chỉ tiêu tương ứng hiệu quả mang lại tập trung trong chính sách khách hàng, hoạt động đầu tư. Đồng thời áp dụng mọi biện pháp nhằm kiểm soát và tiết giảm chi phí
không cần thiết, đặc biệt là chi phí xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, quản lý công cụ...đảm bảo nguồn lực sử dụng hiệu quả, đúng mục đích. Kiên quyết xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý chi tiêu, mua sắm tài sản...phát sinh lãng phí và tiêu cực.
- Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, ưu tiên đẩy mạnh tín dụng bán lẻ. Ưu tiên mở rộng giới hạn tín dụng với các chi nhánh có hiệu quả kinh doanh tốt, chất lượng tín dụng tốt, trích đủ dự phòng rủi ro tín dụng, có khả năng quản lý tốt, tuân thủ kỷ cương điều hành của TSC và địa bàn có tiềm năng phát triển.
- Tiếp tục cơ cấu danh mục tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, nâng cao tín kết nối giữa các bộ phận tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xử lý thu hồi nợ.
- Điều hành cân đối vốn đảm bảo hài hòa 3 mục tiêu “an toàn - hiệu quả - quy mô”, trong đó đặt mục tiêu hiệu quả và an toàn lên hàng đầu. Định hướng huy động vốn không hạn chế đối với huy động ngoại tệ, nguốn vốn chi phí thấp, tiền gửi không kỳ hạn...Tăng trưởng huy động vốn gắn với sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đặc biệt là đối với tiền gửi không kỳ hạn.
- Tạo bước chuyển đột phá trong hoạt động bán lẻ, chú trọng phát triển và gia tăng các nguồn thu dịch vụ. Nghiên cứu thị trường, đánh giá các sản phẩm hiện có và định hướng xây dựng sản phẩm, gói sản phẩm phù hợp với từng khách hàng, nhóm khách hàng. Cũng như sản phẩm theo chuỗi cho nhà phân phối/ nhà cung cấp hoặc đối tác của khách hàng.
- Tích cực triển khai các biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức theo Nghị quyết số 2312/NQ-HĐQT. Xây dựng kế hoạch kinh doanh 5 năm và chiến lược phát triển 30 năm tiếp theo. Đổi mới công tác xây dựng và giao kế hoạch kinh doanh trên cơ sở kế hoạch tài chính, phù hợp với năng lực tài chính, đảm bảo đồng bộ, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch kinh doanh theo các khối và các chi nhánh.
- Tập trung ưu tiên nguồn lực để triển khai các dự án công nghệ thông tin trọng điểm. Đẩy nhanh công tác triển khai Basel II.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra giám sát từng năm, từng giai đoạn mang tính toàn diện. Thực hiện tốt vai trò phối hợp với kiểm toán nhà nước theo Quyết định số 1955/QĐ-KTNN và các cơ qua chức năng khác trong quá trình thanh kiểm tra BIDV.
- Củng cố hiệu quả hoạt động mạng lưới và đẩy mạnh năng lực cạnh tranh tại hai địa bàn trọng điểm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh củng như các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.