2.1. Amip ký sinh đường ruột:
Bệnh do amip là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica, bệnh gây tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ áp xe ở những cơ quan khác nhau (gan, não...). Bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực. Khoảng 90% các trường hợp nhiễm amip là không có triệu chứng.
Là đơn bào Entamoeba histolytica thuộc họ Entamoebidae, bộ Amoebida, ngành Protozoa. Chu kỳ sống của amip chia là 2 thời kỳ: Thời kỳ hoạt động và thời kỳ nghỉ (kén). Tuy vậy nó có thể chuyển từ dạng hoạt động sang dạng nghỉ hoặc ngược lại tuỳ theo điều kiện dinh dưỡng của môi trường trong cơ thể vật chủ. Dựa vào hình thể và sinh lý của E. histolytica người ta chia amíp lỵ ra 3 thể:
2.1.1. Thể hoạt động lớn (Entamoeba histolytica forma magna): bắt được ở phân, chỗ nhiều nhầy- máu của bệnh nhân amip ruột, kích thước 15-30 µm, hoạt động mạnh nhất ở nhiệt độ 37°C và pH 6,5. Trong bào tương của amip có nhiều hồng cầu. E. histolytica forma magna khi vào tế bào, thường co lại trong bào tương với kích thước 4-8 µm.
2.1.2. Thể hoạt động nhỏ (Entamoeba histolytica forma minuta: sống trong lòng đại tràng có kích thước dao động 8-25 micromet chuyển động chậm hơn thể hoạt động lớn, trong bào tương không có hồng cầu.
2.1.3. Thể kén hay bào nang (Entamoeba histolytica forma cystica): là thể được tạo thành từ thể hoạt động nhỏ. Thể kén có hình ô van hoặc tròn đường kính từ 10-14 µm, được bọc bởi 2 lớp vỏ. Thể kén non có 1 nhân nhưng khi già có 4 nhân. Sự tạo thành thể kén là tất yếu trong vòng đời của amip và đóng vai trò lây bệnh.
Hình 5.1. Hình thể một số loài amip
2.2. Trùng roi thìa Giardia lamblia
2.2.1.Thể hoạt động: Trùng roi hình bầu dục, đối xứng rất dễ phân biệt với các loại khác, có 2 nhân như 2 mắt kính. Nếu nhìn nghiêng giống như hình thìa. Kích thước của trùng roi dài 10-20 µm, rộng 6-10 µm, có 8 roi đi về phía sau, các roi
xuất phát từ 2 hạt gốc roi. Nguyên sinh chất có nhiều hạt nhỏ.
2.2.2. Thể kén: Bào nang hình bầu dục, dài 8-12 µm; rộng 7-10 µm, thường có 2 nhân, 2 lớp vỏ, có thể thấy vệt roi dọc giữa bào nang. Nguyên sinh chất lấm tấm hạt nhỏ.
Hình 5.2. Các thể của trùng roi thìa
2.3. Trichomonas vaginalis
Trichomonas vaginalis chỉ có một vật chủ là người.
Chúng ký sinh ở đường sinh dục, không có thể kén.
Có hình cầu hay hình quả lê.
Kích thước: 15-30 x 7-10 µm.
Có 1 nhân to và 1 trục sống lưng chạy dọc thân.
Có 3-4 roi tự do và 1 roi di ra phía sau đến giữa thân tạo thành màng lượn sóng ngán giúp cho trùng roi di chuyển.
Hình 5.3. Trùng roi Trichomonas vaginalis
2.4. Trypanosoma
Ký sinh trùng Trypanosoma sống trong máu, đôi khi ở tổ chức của động vật có xương sống và trong chu kỳ phát triển có thể qua ống tiêu hóa của một số động vật không có xương sống hút máu, trung gian truyền bệnh là bọ xít hút máu.
Hình 5.4. Trypanosoma cruzi
Thực hành:
Chuẩn bị dụng cụ.
Mẫu vật: bọ xít hút máu Triatoma rubrofasciata
Nước muối sinh lý.
Mổ tìm ký sinh trùng Trypanosoma sp. ở trong dạ dày bọ xít; nhuộm giemsa 5% trong 20 phút.
BÀI 6: PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM NẤM VÀ HÌNH THỂMục tiêu: Mục tiêu:
Trình bày được cách lấy các loại bệnh phẩm: da, tóc, móng, phết họng, máu.
Trình bày được những yêu cầu cần thiết khi xử lý bệnh phẩm tìm nấm.
Trình bày được kỹ thuật chung về cấy nấm.
Phân biệt được một số vi nấm gây bệnh.