Hình thể một số loài ấu trùng giun 1 Ấu trùng giun móc, mỏ

Một phần của tài liệu Ký sinh trùng (Trang 25 - 30)

II.1. Ấu trùng giun móc, mỏ

Hình thể ấu trùng giun móc mỏ: Rất khó phân bịêt ấu trùng 2 loại giun + Ấu trùng giai đoạn I (là ấu trùng mới nở ra khỏi trứng) cơ thể hình ống, đầu hơi tầy, đuôi nhỏ, kích thước 220 x16µm, phần cuối thực quản có ụ phình hình củ hành. + Ấu trùng giai đoạn III (là ấu trùng có khả năng xuyên qua da vào vật chủ) có hình ống, kích thước 580 - 600 x 17 µm . Thực quản hình sợi.

Hình 4.7. Ấu trùng giun móc/mỏ

II.2. Ấu trùng giun lươn

Ấu trùng phát triển rất nhanh thành ấu trùng có thực quản hình ụ trong trứng và thoát vỏ ngay trong ruột, theo phân ra ngoài nên rất ít khi thấy trứng giun lươn trong phân trừ trường hợp bệnh nhân bị ỉa chảy nhiều. Ấu trùng tiếp tục phát triển ở ngoại cảnh thành ấu trùng có thực quản hình trụ có khả năng xâm nhập qua da người hoặc

sống tự do ở ngoại cảnh.

Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: điều kiện phù hợp cho ấu trùng giun lươn phát triển ngoại cảnh là khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, giun lươn có thể phát triển ở vùng ôn đới hoặc lạnh.

Hình 4.8. Ấu trùng giun lươn

II.3. Ấu trùng giun kim

Ấu trùng dài chỉ khoảng 0,15 mm nhưng phát triển rất nhanh. Nếu người ăn phải trứng có ấu trùng sẽ theo đường tiêu hoá vào dạ dày. Khi đến dạ dày ấu trùng phát triển thành giun rồi di chuyển xuống ruột non và trưởng thành sau đó di chuyển xuống ruột già.

Hình 4.9. Ấu trùng giun kim

II.4. Ấu trùng giun chỉ III. Hình thể một số loài sán

3.1. Sán lá gan lớn (Fasciola hepatica)

 Thân dẹt, bờ mỏng, màu nâu đậm hay xám.

 Kích thước: 20-40 mm x 5-12 mm x 0,5-3 mm.

 Đầu nhỏ, nhọn, nhô lên như hình nón.

Hình 4.10. Sán lá gan lớn

3.2. Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis)

 Màu trắng đục, cơ thể không phủ gai.

 Kích thước: 10-25 mm x 3-4 mm.

 Hấp khẩu miệng và hấp khẩu bám xa nhau.

 Hấp khẩu bám ở 1/3 trước thân và nhỏ hơn hấp khẩu miệng.

 Tinh hoàn nằm sau buồng trứng, chia nhánh.

Hình 4.11. Sán lá gan nhỏ

3.3. Sán lá ruột (Fasciolopsis buski)

o Thân dẹt, dài, màu nâu sậm.

o Kích thước: 20-70 mm x 8-20 mm x 0,4-3 mm. o Đầu không có phần nhô lên.

o Đĩa hút bụng lớn hơn nhiều so với đĩa hút miệng và gần nhau. o Ruột có 2 nhánh đi tới cuối đuôi và là ống tắc.

Hình 4.12. Sán lá ruột

3.4. Sán lá phổi

 Thân dày, màu nâu đỏ, có nhiều gai nhỏ.

 Kích thước: 7-12 mm x 4-5 mm x 3,5-5 mm.

 Hấp khẩu bụng và hấp khẩu miệng bằng nhau.

 Buồng trứng to, chi nhiều thuỳ nằm 2 bên.

Hình 4.13. Sán lá phổi

3.5. Sán dây

3.5.1. Sán dây lợn Taenia solium

 Dài 2-3m, khoảng từ 800-1000 đốt.

 Đầu sán có 2 vòng móc gồm 25-30 móc.

 4 hấp khẩu tròn, cổ ngắn và mảnh.

 Những đốt già ở cuối thân thường rụng thành từng đoạn ngắn 5-6 đốt liền nhau.

Hình 4.14. Sán dây lợn 3.5.2. Sán dây bò Taenia saginata.

 Dài 4-10m, đầu có 4 hấp khẩu và không có vòng móc.

 Đốt sán già rụng thành từng đốt rời nhau.

Hình 4.15. Sán dây bò

3.5.3. Nang ấu trùng sán dây lợn Cysticercus cellulosae

- Có đường kính 0,7-0,8 cm; chiều dài 1,5 cm.

- Chứa đầu sán non có 4 đĩa hút và 2 hàng móc nằm trong môi trường lỏng, màu trắng đục.

- Ấu trùng sán lợn thường cư ngụ ở các cơ vân.

Hình 4.16. Nang ấu trùng sán dây lợn

BÀI 5: HÌNH THỂ MỘT SỐ LOÀI ĐƠN BÀO

Mục tiêu:

Mô tả được cấu tạo cơ bản của một số loài đơn bào thường gặp ở người.

Phân biệt các dạng đơn bào thường gặp ở người.

Một phần của tài liệu Ký sinh trùng (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w