Hình thể Ký sinh trùng sốt rét 1.Hình thể Plasmodium falciparum

Một phần của tài liệu Ký sinh trùng (Trang 45 - 50)

III. Hình thể một số loại nấm gây bệnh thường gặp 3.1 Nấm sợ

3. Hình thể Ký sinh trùng sốt rét 1.Hình thể Plasmodium falciparum

3.1. Hình thể Plasmodium falciparum

3.1.1. Thể tư dưỡng T (Trophozoite):

 Tư dưỡng non: Có hình nhẫn, mảnh, nhỏ, nhân hình tròn bắt màu đỏ thẫm hay đỏ tía. Nguyên sinh chất bắt màu xanh lơ, kích thước khoảng 1/5-1/6 hồng cầu. thường có 2-3 thể nhẫn trong một hồng cầu.

 Tư dưỡng già: hình cà rá, nhân và nguyên sinh chất lớn hơn nhiều so với thể tư dưỡng non, giữa nhân và nguyên sinh chất có khoảng không bào. Hồng cầu có hạt sắc tố Maurer to, thô, kích thước không đều nhau. Hạt này do sự chuyển hóa Hb thành Haemozoine tạo nên.

Hình 8.1. Thể tư dưỡng P.falciparum

3.1.2. Thể phân chia S (Schizonte)

 Nhân lớn lên bắt đầu phân chia, đến giai đoạn cuối thường có 8-16 mảnh trùng.  Không còn khoảng không bào.

 Nguyên sinh chất cũng phân chia, giai đoạn cuối mỗi mảnh nhân bao bọc một mảnh nguyên sinh chất. Khi hồng cầu vỡ ra giải phóng nhiều mảnh trùng.  Có hai loại: Phân chia non chỉ nhân phân chia

Phân chia già nguyên sinh chất cũng đã phân chia

 Thể phân chia ít thấy ở máu ngoại vi, bình thường tập trung trong tĩnh mạch sâu, tăng trưởng đủ độ có 8-12 mảnh trùng.

Hình 8.2. Thể phân chia của P.falciparum

3.1.3. Thể giao bào G (Gametocyte).

Hình mảnh trăng non, hình quả chuối, lưỡi liềm, không có không bào, có hạt sắc tố màu nâu đen.

Giao bào đực nhân có giới hạn không rõ rệt, hạt sắc tố ít và nằm rải rác. Hồng cầu chứa nhiều hạt Maurer.

Hình 8.3. Thể giao bào P.falciparum

3.2. Hình thể Plasmodium vivax

3.2.1. Thể tư dưỡng T

 Hồng cầu bị ký sinh thay đổi hình dạng trương lớn, méo mó, có nhiều hạt Shuffner nhỏ mịn đều. Hiếm thấy có 2 thể trong 1 hầu cầu.

 Tư dưỡng non: có hình nhân nhưng thô hơn so với P.falciparum, nhân lớn, bắt màu đỏ tía, nguyên sinh chất vòng quanh nhân màu xanh lơ ở giữa là khoảng không bào kích thước khoảng 1/3-1/2 hồng cầu.

 Tư dưỡng già: còn gọi là thể amips (trophozoite amibboide) có nhân lớn, nguyên sinh chất nhiều mảnh tạo hình chân giả chứa nhiều hạt sắc tố màu nâu sẫm, vẫn còn khoảng không bào.

Hình 8.4 . Thể tư dương non của P.vivax Hình 8.5. Thể tư dưỡng già của P.vivax

3.2.2. Thể phân chia S

 Nguyên sinh chất phân chia bao bọc quanh nhân

 Ký sinh trùng không còn khoảng không bào

 Thể phân chia non chỉ có nhân phân chia

 Thể phân chia già nguyên sinh chất cũng đã phân chia bao bọc quanh nhân. Hồng cầu trương lớn, méo mó, có nhiều hạt Shuffner.

Hình 8.6. Thể phân chia của P.vivax

3.2.3. Thể Giao bào G

 Giao bào hình tròn hay hình cầu chiếm 2/3 thể tích hồng cầu, không có khoảng không bào.

 Giao bào cái nhân lớn tập trung về một cực của tế bào, nguyên sinh chất chiếm gần hết hồng cầu. Có nhiều hạt sắc tố nâu đen.

 Giao bào đực có nhân lớn ở giữa, hạt sắc tố bao quanh nhân.

Những sự khác nhau về hình thể giữa các loại Plasmodium ký sinh ở người:

Thể P. falciparum P.vivax P.malariae P.ovale

Tư dưỡng non Nhẫn nhỏ và mảnh, thường ở rìa hồng cầu Nhẫn tương đối dày và gọn Nhẫn nhỏ và mảnh thành băng ngang Nhẫn dày và gọn

Tư dưỡng già Thường tròn, tế bào chất dày hơn

Hình giống amip Giống hình khăn quàng vắt ngang hồng cầu

Phân liệt 8 -32 mảnh trùng, rất hiếm thấy ở máu ngoại vi 14 – 24 mảnh trùng 6 – 12 mảnh trùng 6 – 12 mảnh trùng

Giao bào Hình lưỡi liềm hoặc hình quả chuối Hình tròn Hình tròn Hình tròn Sắc tố của KST Sắc tố ít, nhỏ, màu, đen Sắc tố hình gậy, màu nâu Sắc tố hạt to, không đều nhau màu đen

Sắc tố màu nâu hoặc nâu đen, mịn Hồng cầu bị ký sinh Hình dáng, kích thước bình thường. Có thể thấy những hạt Maurer lớn thưa thớt, không đều Lớn hơn bình thường và hình dáng méo mó. Có những hạt sắc tố Schuffner lấm tấm đều và nhiều Bình thường, có khi co nhỏ hơn. Thường không thấy hạt sắc tố Lớn hơn bình thường. Hình bầu dục, đuôi nheo hạt Schuffner màu hồng, xuất hiện sớm. Các thành phần dễ nhầm lẫn với ký sinh trùng sốt rét

 Tiểu cầu kết dính vào hồng cầu dễ nhầm với thể tư dưỡng

 Đám tiểu cầu dễ nhầm với thể phân chia

 Bạch cầu dễ nhầm với thể phân chia

 Vệt thuốc nhuộm bám vào hồng cầu nhầm ký sinh trùng

 Ngoài ra còn có chất bầ, vi khuẩn, nấm men

Do đó khi phân tích lam máu cần mô tả đầy đủ các thành phần của ký sinh trùng sốt rét để khẳng định chắc chắn.

BÀI 9: HÌNH THỂ ĐỘNG VẬT CHÂN ĐỐTMục tiêu: Mục tiêu:

Mô tả được đặc điểm và vai trò truyền bệnh của các động vật chân đốt đã học.

Phân biệt được một số loài thuộc lớp côn trùng và lớp nhện.

Một phần của tài liệu Ký sinh trùng (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w